Hẹp bao quy đầu là tình trạng thường gặp ở các bé trai vào giai đoạn sơ sinh hoặc biết đi. Khi đó, bố mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện để được bác sĩ điều trị thích hợp. Hầu hết các trường hợp này có thể được điều trị dễ dàng bằng cách sử dụng kết hợp vệ sinh tốt, bôi kem hoặc thuốc mỡ, và tránh các chất gây kích thích dương vật.
- Hẹp bao quy đầu là gì
- Bao quy đầu phát triển bình thường
- Khi hẹp bao quy đầu là một vấn đề
- Cách vệ sinh và lộn BQĐ cho trẻ đúng cách
Hẹp bao quy đầu là gì
Bao quy đầu (BQĐ) là phần da và niêm mạc bao bọc bên ngoài quy đầu có tác dụng bảo vệ quy đầu khỏi sang chấn và các vi khuẩn từ bên ngoài xâm nhập vào niệu đạo, tạo độ ẩm cho quy đầu. Cần điều trị ngay lập tức trong trường hợp nhiễm trùng gây ra các vấn đề như khó tiểu. Ở trẻ có BQĐ dài, BQĐ thừa ra ở phía trước quy đầu, gây cản trở việc lộn và vệ sinh.
Để nhận biết tình trạng hẹp BQĐ của trẻ, cha mẹ có thể quan sát thấy BQĐ ôm chùm cả lỗ đái làm cản trở dòng nước tiểu, khi trẻ đi đái bao quy đầu căng phồng, nước tiểu bị dắt lại phía trong bao quy đầu thường gây nên viêm, ngứa. Các hạt trắng phía trong bao quy đầu hay còn gọi là cặn smegma, do chất tiết của niêm mạc BQĐ không được vệ sinh tích tụ lại.
Mẹ có thể quan tâm:
Bao quy đầu phát triển bình thường
Hầu hết các bé trai không cắt bao quy đầu đều có bao quy đầu không rút lại vì nó vẫn còn dính vào dương vật.
Điều này là hoàn toàn bình thường trong khoảng 2 đến 6 năm đầu tiên. Đến khoảng 2 tuổi, bao quy đầu sẽ bắt đầu tách ra một cách tự nhiên khỏi quy đầu.
Bao quy đầu của một số bé trai có thể mất nhiều thời gian hơn để tách ra, nhưng điều này không có nghĩa là có vấn đề – nó sẽ tách ra ở giai đoạn sau. Không bao giờ cố gắng kép bao quy đầu của con hay cố nông ra trước khi nó sẵn sàng vì nó có thể gây đau và làm hỏng bao quy đầu.
Khi hẹp bao quy đầu là một vấn đề
BQĐ thường không phải là vấn đề nghiêm trọng lắm, trừ khi nó gây ra các triệu chứng như đỏ, đau hoặc sưng. Nếu bị đau và viêm, chúng có thể bị viêm đầu dương vật.
Cũng có thể có một chất dịch dày bên dưới bao quy đầu. Nếu cả hai quy đầu và bao quy đầu đều bị viêm, nó được gọi là viêm balanoposth.
Hãy đưa con bạn đi khám bác sĩ nếu có các loại triệu chứng này. Bác sĩ sẽ có thể đề nghị điều trị thích hợp. Hầu hết các trường hợp viêm balan có thể được điều trị dễ dàng bằng cách sử dụng kết hợp vệ sinh tốt, bôi kem hoặc thuốc mỡ, và tránh các chất gây kích thích dương vật.
Viêm Balanoposth đôi khi cũng có thể được điều trị bằng cách làm theo các biện pháp vệ sinh đơn giản, chẳng hạn như giữ cho dương vật sạch sẽ bằng cách thường xuyên rửa bằng nước và xà phòng nhẹ hoặc kem dưỡng ẩm.
Nước tiểu có thể gây kích ứng cho quy đầu nếu nó bị giữ lại trong thời gian dài dưới bao quy đầu, vì vậy nên rút bao quy đầu ra để rửa quy đầu.
Nếu viêm balanoposthh gây ra do nhiễm nấm hoặc vi khuẩn, có thể cần dùng kem chống nấm hoặc một đợt kháng sinh.
Mẹ có thể quan tâm:
Cách vệ sinh và lộn BQĐ cho trẻ đúng cách
ThS.BS Lê Thị Kim Dung – Bệnh viện Nhi đồng 1 cho biết “Khi trẻ bị hẹp bao quy đầu, bố mẹ nên vệ sinh cho trẻ cẩn thận mỗi ngày để tránh việc viêm nhiễm. Đối với trẻ vẫn còn mặc bỉm, mẹ nên thay bĩm thường xuyên, đồng thời dùng khăn lau khô sau mỗi lần rửa sạch để trẻ không bị hăm tã. Bố mẹ không nên kéo mạnh bao quy đầu dẫn đến rách bao chảy máu, khiến trẻ càng đau đớn hơn. Mỗi lần vệ sinh, bố mẹ chỉ nên kéo nhẹ nhàng bao quy đầu xuống, sau đó kéo bao quy đầu trở lại bình thường phủ lên đầu dương vật, nếu không sẽ gây nghẹt bao quy đầu”.
Bên cạnh đó, để phòng tránh hẹp BQĐ cho trẻ, cha mẹ có thể thực hiện nong nhẹ nhàng BQĐ bằng tay về phía gốc dương vật, mỗi ngày và dần dần thường làm khi trẻ đang tắm trong chậu nước hoặc sau khi tắm cho trẻ nằm ngửa trên giường.
Có thể sử dụng thuốc bôi có chứa bethamethasone bôi vào phần da và niêm mạc BQĐ, mát xa 1-2 phút để thuốc ngấm. Thuốc có tác dụng làm mềm và mỏng phần da BQĐ giúp việc lộn dễ dàng hơn.
Chuyên gia phẫu thuật Nhi và Trẻ sơ sinh cũng cho biết, tại một số nước phương Tây thì cắt BQĐ như một tục lệ, giúp dễ dàng vệ sinh, giảm nguy cơ ung thư dương vật và giảm thói quen thủ dâm của một số thanh niên bị hẹp BQĐ.
Nguồn tham khảo: Hẹp bao quy đầu ở trẻ, khi nào cần can thiệp? – Tuổi trẻ.
Xem thêm:
- Những điều ba mẹ cần biết về tiểu phẫu cắt bao quy đầu cho bé trai
- Hướng dẫn cách vệ sinh bao quy đầu cho bé trai dưới 3 tuổi chuẩn y khoa, tránh viêm nhiễm
- Cẩm nang hướng dẫn cách vệ sinh cho trẻ chưa cắt bao quy đầu
Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!