Tình trạng em bé khóc mãi không ngừng khiến nhiều bậc bố mẹ lo lắng không biết con bị vấn đề gì. Mẹ có thể trở nên mất bình tĩnh hay có thể cáu gắt bực mình với bé, hay với chính bản thân mình. Và khả năng mẹ sẽ khó kết nối với con là điều có thể thể xảy ra.
- Nguyên nhân khiến em bé khóc
- Phương pháp để dỗ em bé khóc của Bác sĩ Harvey Karp
- Quan sát chú ý đến mọi dấu hiệu của bé
Nguyên nhân khiến em bé khóc
Em bé khóc vì rất nhiều lý do, và khóc là cách duy nhất để em bé có thể giao tiếp, kết nối với mẹ. Đó là cách bé thu hút sự chú ý của người lớn và thể hiện nhu cầu của mình. Lúc đầu, có thể khó diễn giải tiếng khóc của bé, nhưng khi mẹ dành nhiều thời gian lắng nghe, mẹ sẽ trở nên tốt hơn trong việc nhận ra và đáp ứng nhu cầu cụ thể của con.
Lý do phổ biến tại sao em bé khóc
- Buồn ngủ hay mệt mỏi
- Tã ướt hoặc bẩn
- Đói
- Quá kích thích từ tiếng ồn hoặc hoạt động
- Đau bụng, trào ngược axit hoặc dị ứng thực phẩm
- Đau hoặc bệnh
- Đầy hơi
- Người lạ khiến bé lo lắng hay sợ hãi
Phương pháp để dỗ em bé khóc của Bác sĩ Harvey Karp
Nếu em bé của bạn dường như đang khóc vì không có lý do nào cụ thể, thì bác sĩ nhi khoa của Harvey Karp khuyên các bậc cha mẹ nên sử dụng phương pháp sau để tái tạo môi trường thích hợp và kích hoạt phản xạ làm dịu bé của bạn.
- Swaddling: Quấn bé với cái chăn mềm, cách bao bọc em bé trong một cái chăn sẽ làm bé cảm thấy an toàn.
- Đặt bé nằm nghiêng hay nằm sấp : Giữ em bé nằm nghiêng hoặc nằm sấp. Nhưng luôn luôn đặt bé nằm ngửa trên lưng khi đi ngủ.
- Âm thanh: Tạo “white noise” – tiếng ồn trắng như chạy máy hút bụi, máy sấy tóc, quạt hoặc máy sấy quần áo.
- Đong đưa bé: Tạo một chuyển động nhịp nhàng đong đưa bé. Ví dụ, để bé lên xe đẩy và đẩy tới đẩy lui.
- Mút: Hãy để bé mút một cái gì đó, chẳng hạn như núm vú giả.
Quan sát chú ý đến mọi dấu hiệu của bé
Cả thế giới đến với em bé thông qua các giác quan của chúng, và mỗi em bé có những nhu cầu cảm giác khác nhau, đó là lý do tại sao một em bé có thể thích được bế và một em bé khác không; hoặc một em bé sẽ khóc vì tã ướt và một em bé khác sẽ bỏ qua nó và tiếp tục chơi vui vẻ.
Bé thay đổi tâm trạng
Những thay đổi tâm trạng của bé có vẻ trùng khớp với thay đổi môi trường, thời gian trong ngày hoặc liên quan đến thức ăn hoặc giấc ngủ? Ví dụ, nếu em bé của bạn quấy khóc vào buổi sáng muộn, hãy theo dõi để xem liệu bé có đang gửi tín hiệu cho thấy bé ngáp và dụi mắt. Có lẽ bé vẫn chưa ngủ đủ, còn gắt ngủ.
Phản ứng mạnh với các tình huống và môi trường khác nhau
Các em bé thường gửi tín hiệu đến người lớn để thông báo bé đang như thế nào. Ví dụ: em bé có thể bị kích thích thái quá nếu có quá nhiều người xung quanh hoặc đặc biệt khó chịu về việc thay đổi lịch trình.
Sự khác biệt trong tiếng khóc của bé
Lúc đầu, tất cả các tiếng khóc sẽ giống nhau, nhưng, dần dần, mẹ sẽ đọc vị được tiếng khóc của con đói là khóc thế nào, con mệt sẽ khóc gắt ra sao. Mẹ có thể nhận diện được tiếng khóc của bé qua mức độ gào khóc, và cường độ của tiếng khóc, cũng như ngôn ngữ cơ thể và biểu cảm khuôn mặt của bé.
Một cái quặn lưng, khuôn mặt nhăn nhó, đôi mắt nhắm chặt, nắm tay cuộn tròn, dụi mắt, đạp nhẹ hoặc điên cuồng. Tất cả những dấu hiệu này đều nói lên một điều gì đó cụ thể về trạng thái cảm xúc và thể chất của bé.
Học những gì cần thiết để dỗ và an ủi một em bé khóc hoặc không phản ứng đòi hỏi mọi nhận thức chú ý của mẹ. Vì theo thời gian chỉ cần mẹ tập trung chú ý hiểu con, nhận diện dần tiếng khóc của con.
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!