Mặc dù các nhà khoa học thường xuyên cảnh báo rằng dùng điện thoại trước khi ngủ đem lại nhiều nguy cơ về sức khỏe nhưng nhiều người vẫn xem nhẹ và tự hại mình bằng hành động thiếu khoa học này.
Dùng điện thoại trước khi ngủ – thói quen xấu khó bỏ của không ít người
Sử dụng thiết bị di động trước khi ngủ là một trong những thói quen vô cùng phổ biến trong xã hội hiện đại. Rất nhiều nghiên cứu đã cảnh báo nguy cơ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe nhưng nhiều người vẫn phớt lờ và bỏ qua. Thực tế không ít trường hợp đã phải chịu những hậu quả khôn lường, thậm chí tử vong chỉ vì dùng điện thoại trước khi ngủ như câu chuyện dưới đây.
Mất mạng chỉ vì dùng điện thoại ban đêm
Cách đây không lâu, Đài truyền hình Trung Ương của Trung Quốc đưa tin 1 phụ nữ qua đời vì kiệt sức do dùng điện thoại hàng giờ trước khi ngủ. Nạn nhân là cô Đổng (27 tuổi, sống tại Chiết Giang, Trung Quốc).
Khi được người nhà phát hiện vào buổi sáng, cô Đổng đang nằm nghiêng trong trạng thái bất động với chiếc điện thoại trên tay. Màn hình điện thoại vẫn còn nằm trong một trang mua sắm điện tử nhưng thân thể cô lúc này đã lạnh ngắt.
Người thân của nạn nhân chia sẻ, cô Đổng đang chăm con nhỏ nên không có nhiều thời gian cho bản thân. Chỉ có buổi tối mới có thể lướt web, xem phim, mua sắm online… Cô Đổng thức rất khuya, đến tận 3 – 4 giờ sáng mới bắt đầu đi ngủ. Thói quen sử dụng điện thoại trước khi ngủ đã gắn liền với cô lâu nay, nếu không có điện thoại thậm chí cô còn khó vào giấc.
Sau khi khám nghiệm tử thi, các bác sĩ xác định nguyên nhân tử vong là kiệt sức. Bên cạnh đó, việc sử dụng điện thoại trong thời gian dài cũng gây ra thiếu ngủ, mệt mỏi, dẫn đến ngưng tim đột ngột dù trước khi qua đời sức khỏe của nạn nhân vẫn ổn định, không có gì bất thường.
Tác hại khôn lường của thiết bị di động đến sức khỏe
- Ảnh hưởng đến nhịp sinh học: Nằm trên giường sử dụng thiết bị điện tử phát ra ánh sáng hơn 1 tiếng sẽ khiến cho cho lượng melatonin (hormone gây buồn ngủ) giảm khoảng 22%. Chu kỳ sinh học của cơ thể sẽ bị ảnh hưởng, dẫn đến ngủ không sâu giấc, giảm thời gian ngủ. Nếu tình trạng kéo dài có thể khiến người dùng mất ngủ kinh niên dẫn đến ngưng tim đột ngột vì kiệt sức
- Đột quỵ mắt: Lượng máu lưu thông đến võng mạc có thể bị ảnh hưởng nếu sử dụng điện thoại quá nhiều vào ban đêm. Đột quỵ mắt có thể xảy ra làm mất thị lực tạm thời. Ngoài ra, bạn cũng dễ mắc các bệnh về mắt khác như cận thị, rối loạn thị lực, thoái hóa điểm vàng…
- Ảnh hưởng đến cổ và cột sống: Thói quen nằm cao người, dựa lưng để xem tivi và nằm sử dụng điện thoại thời gian dài lâu dần ảnh hưởng xấu đến cổ và cột sống
- Tăng nguy cơ trầm cảm: Ánh sáng xanh làm rối loạn hormone và thói quen ngủ nên bạn có nguy cơ mắc bệnh trầm cảm cao hơn
- Ảnh hưởng đến làn da: Bức xạ và sức nóng từ màn hình điện thoại sẽ gây xáo trộn sự sản sinh melanin – sắc tố quyết định màu da, nó không chỉ hình thành mụn và nếp nhăn mà còn gây ra những vết thâm và vùng không đều màu trên da
- Suy giảm trí nhớ: Dùng điện thoại vào ban đêm khiến bạn dễ bị mất ngủ, làm cho não bộ không thể thiết lập lại những liên kết thông tin từ ban ngày, từ đó dẫn đến hay quên, suy giảm trí nhớ
Làm thế nào để giảm tác hại của điện thoại đến cơ thể?
- Điều chỉnh độ sáng màn hình thấp, thiết lập chế độ ban đêm: Không nên để màn hình đối diện thẳng vào mắt, tốt nhất là nghiêng góc 45 độ, không nên nghiêng hướng lên trên, bởi làm vậy sẽ khiến cổ phải chịu lực, khi duỗi cổ lâu sẽ bị đau, mỏi. Chuyển màn hình sang chế độ ban đêm, tốt nhất là điều chỉnh sang gam màu lạnh, tránh sử dụng ánh sáng ấm
- Không nên nằm nghiêng hoặc nằm sấp để sử dụng điện thoại: Nằm nghiêng sẽ khiến lực ép lên mắt lớn, dẫn đến thị lực 2 mắt bị lệch nhau. Nằm sấp sẽ ảnh hưởng đến tuần hoàn máu ở cùi chỏ và não bộ. Tốt nhất là nằm ngửa, dùng chăn/gối nâng đỡ cánh tay
- Bật đèn sáng khi dùng điện thoại kết hợp với massage bảo vệ mắt
- Không nên dùng điện thoại liên tục trong thời gian quá lâu
Sử dụng điện thoại di động với mục đích giải trí không phải là điều sai trái. Thế nhưng, tự mỗi người cần biết cân bằng thời lượng sử dụng sao cho phù hợp để không phải gây ra những hậu quả đáng tiếc như trường hợp của người phụ nữ nêu trên.
Theo bestie
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!