Những cách giảm đau xương mu đơn giản mà hiệu quả giúp mẹ bầu hết khó chịu

Rất nhiều mẹ lo lắng không biết bà bầu đau xương mu có phải sắp sinh không? Thực chất, đây chỉ là những dấu hiệu thay đổi về cơ thể của mẹ bầu đã sẵn sàng lâm bồn chứ chưa phải dấu hiệu mẹ sắp sinh. 

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Đau xương mu khi mang thai là tình trạng phổ biến xảy ra ở phụ nữ, nhất là ở tam cá nguyệt thứ 3. Nếu cảm nhận được cơn đau, mẹ không nên quá lo lắng và hoảng sợ. Nguyên nhân nào gây đau xương mu? Cách để khắc phục tình trạng này là gì? Cùng theAsianparent Việt Nam giải đáp các câu hỏi trong bài viết dưới đây nhé!

  • Nguyên nhân đau xương mu khi mang thai
  • Các triệu chứng đau xương mu
  • Làm thế nào để biết bà bầu đang bị đau xương mu?
  • Những cách giảm đau xương mu khi mang thai

Nguyên nhân đau xương mu khi mang thai

Trong thời kỳ bầu bí, cơ thể thai phụ sản xuất ra một loại hormone gọi là relaxin. Hormone này có chức năng làm mềm các dây chằng giúp các khớp xương linh hoạt hơn. Tuy nhiên, đây chưa hẳn là nguyên nhân gây đau xương mu. Thông thường, các dây thần kinh và cơ bắp đã có khả năng thích ứng sự linh hoạt của các khớp, đặc biệt là những bà bầu có tư thế sinh hoạt hàng ngày tốt.

Đau xương mu xảy ra khi cơ thể không thích ứng đúng cách với các khớp xương linh hoạt trong thời kỳ bầu bí. Đồng thời, tư thế nằm hoặc ngồi không đúng cũng gây ra tình trạng này cho mẹ bầu.

Khám phá thêm:

Tư thế nằm hoặc ngồi không đúng khiến mẹ bầu bị đau xương mu

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Những người có nguy cơ đau xương mu khi mang thai

  • Bị đau vùng chậu hoặc khớp háng trước khi mang thai
  • Trước đây đã từng bị chấn thương hông
  • Đau vùng chậu trong những lần mang thai trước
  • Có chỉ số BMI cao và thừa cân trước khi mang thai

Các triệu chứng đau xương mu

  • Đau lưng hoặc hông
  • Cơn đau trầm trọng hơn, lan rộng sang đùi và hai chân. Điều này gây khó khăn cho mẹ bầu khi thực hiện các hoạt động hàng ngày như: đi bộ, lên xuống cầu thang,...
  • Cơn đau tồi tệ hơn vào ban đêm khiến bạn không thể ngủ ngon

Đau xương mu có thể xảy ra ở bất cứ thời điểm nào trong thai kỳ, thậm chí là sau khi sinh. Khi bước vào tam cá nguyệt thứ 2, bạn sẽ bắt đầu bị đau xương mu.

Cơn đau tồi tệ hơn vào ban đêm là triệu chứng đau xương mu

Làm thế nào để biết bà bầu đang bị đau xương mu?

Một cuộc kiểm tra chuyên sâu là cần thiết đã xác định những triệu chứng của đau xương mu. Thông thường, bác sĩ sản khoa hoặc nữ hộ sinh sẽ gợi ý một nhà vật trị liệu sức khỏe cho mẹ bầu. Người này sẽ kiểm tra sự ổn định, các cử động, tình trạng của khớp háng và cơ.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Đau xương mu có phải sắp sinh?

Tình trạng mẹ bầu bị đau xương mu, đau bụng dưới gần mu khi mang thai thường xảy ra ở những tháng cuối của thai kỳ, nên rất nhiều mẹ lo lắng không biết bà bầu đau xương mu có phải sắp sinh không? Thực chất, đây chỉ là những dấu hiệu thay đổi về cơ thể của mẹ bầu đã sẵn sàng lâm bồn chứ chưa phải dấu hiệu mẹ sắp sinh.

Thai nhi nếu thay đổi vị trí, di chuyển và vận động trong bụng mẹ cũng sẽ gây ra những cơn đau xương mu khi mang thai. Những cơn đau này sẽ biểu hiện khác nhau ở từng mẹ bầu. Thậm chí, sẽ có vài mẹ bầu còn không gặp phải những cơn đau xương mu khi mang bầu.

Nếu sắp bước vào giai đoạn chuyển dạ sinh con, mẹ bầu sẽ thấy bụng tụt xuống, chân phù nề nhiều hơn, tiểu nhiều, xuất hiện cơn đau chuyển dạ, vỡ ối… Trong trường hợp cơn đau xương mu đến quá sớm hoặc kéo dài không dứt, mẹ bầu có thể tới bệnh viện để thăm khám và được các bác sĩ tư vấn cách xử trí phù hợp.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Khám phá thêm:

Những cách khắc phục tình trạng mẹ bầu đau xương mu

  • Thay đổi tư thế: Một trong những tư thế được khuyến khích cho mẹ bầu sử dụng trong thai kỳ là nằm nghiêng. Nó giúp đảm bảo lượng máu tuần hoàn để nuôi thai nhi, đồng thời tạo sự thoải mái cho mẹ. Ngoài ra, mẹ cần ngồi thẳng lưng và sử dụng gối dựa, không ngồi xổm hoặc khom lưng. Khi mang thai, mẹ không nên ngồi lâu ở một tư thế và hạn chế đứng
  • Mang đai đeo: Mẹ bầu có thể lựa chọn đai đeo phù hợp để giảm áp lực tác dụng lên xương mu
  • Nghỉ ngơi hợp lý: Việc xây dựng thời gian nghỉ ngơi sẽ giúp mẹ bầu giảm triệu chứng đau xương mu.
  • Tập thể dục: Phụ nữ không nên luyện tập quá sức hoặc tập các bài thể dục nặng khi mang thai. Những bài tập nhẹ nhàng sẽ phù hợp với mẹ bầu để giúp cơ xương thêm chắc khỏe.
  • Sử dụng giày bệt: Mẹ không nên mang giày cao gót khi di chuyển. Điều này khiến trọng lượng cơ thể bị dồn vào phần dưới làm tình trạng đau xương mu ngày càng nặng hơn. Hơn nữa, việc không mang giày cao gót còn hạn chế té ngã và bảo vệ xương mu cho mẹ bầu.

Nằm nghiêng giúp mẹ giảm đau xương mu khi mang thai

Bài viết trên đã cung cấp những nguyên nhân đau xương mu khi mang thai. Mặc dù tình trạng này là phổ biến nhưng mẹ bầu không nên xem nhẹ. Nếu có triệu chứng bất thường, mẹ nên đến bác sĩ để được chuẩn đoán và điều trị kịp thời.

Theo theAsianparent Indonesia

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

Karen Le