Chứng đau xương chậu sau sinh kéo dài khoảng 3 tháng với mẹ sinh thường. Trong khi đó, thời gian đau của mẹ sinh mổ lại ngắn hơn. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là gì? Cách khắc phục ra sao?
Khung xương chậu là gì?
Vùng xương chậu được chia ra làm 3 phần. Hai bên xương chậu được kết nối bằng mu khớp xương ở phía trước. Nhờ hệ thống dây chằng hỗ trợ, khớp xương cứng này có thể co giãn được. Đây là bộ phận hỗ trợ đường ruột, bàng quang và tử cung (dạ con).
Nguyên nhân khiến mẹ đau xương chậu sau sinh
Khung xương chậu có vai trò quan trọng trong quá trình sinh nở. Thai nhi phải qua được khung chậu thì mới có thể ra ngoài. Do đó, gần đến ngày sinh, mẹ bầu thường tiết ra hormone relaxin để làm mềm các dây chằng tại bộ phận này. Vô tình điều này lại khiến cho các cơ căng dần lên gây ra những cơn đau.
Hoặc khi sinh, xương chậu của mẹ mở rộng, vùng xương và khớp xương mu căng ra tối đa. Sau sinh, các bộ phận này chưa thể trở lại như trước kia hoặc để lại vết thâm tím, sưng tấy ở vùng xương chậu. Những điều này đều khiến vùng xương chậu bị đau.
Bên cạnh quá trình sinh nở, mẹ có thể bị đau xương chậu do tư thế nằm, ngồi sai. Ngoài ra, bị viêm nhiễm hoặc chấn thương khác cũng có thể khiến mẹ bị đau xương chậu sau sinh. Khi xương chậu bị tổn thương, chúng tự động siết chặt gần vùng bị đau để cố gắng không bị tổn thương thêm.
Những chấn thương xương chậu mẹ thường gặp là:
- Vỡ xương cụt do thai nhi đi qua khung chậu của mẹ với tốc độ quá nhanh hoặc ở tư thế không phù hợp. Khi bé sinh ra có hỗ trợ của forceps, mẹ cũng bị đau xương chậu sau sinh.
- Giãn khớp mu do đầu thai nhi tì đè xuống khung chậu làm các dây chằng giãn ra. Mẹ càng đi lại, ngồi hoặc đứng lâu, cơn đau càng tăng lên.
Đau xương chậu sau sinh có nguy hiểm không?
Tình trạng này sẽ khiến mẹ bị són tiểu hoặc không kiểm soát tiểu tiện. Điều này khiến mẹ lâm vào những tình trạng “dở khóc dở cười”, nhiều khó khăn trong cuộc sống.
Xương chậu cũng tác động trực tiếp đến các cơ âm đạo. Chuyện chăn gối sẽ gặp không ít khó khăn, ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình. Mẹ có thể bị sa tử cung nếu không khắc phục kịp thời.
Khi sinh con, mẹ phải rặn lâu, có vết rách dài, nghiêm trọng thì càng đau hơn. Vùng âm đạo và hậu môn tê liệt. Mỗi lần đi vệ sinh, mẹ sẽ vô cùng khó khăn và đau đớn.
7 cách giúp mẹ đánh bay cơn đau xương chậu sau sinh
- Tắm nước ấm kèm vài giọt tinh dầu yêu thích. Không chỉ mang lại cảm giác thoải mái, tắm nước ấm còn giúp mẹ cải thiện, làm giảm cơn đau.
- Chườm nóng hoặc chườm lạnh tại chỗ đau
- Để giảm áp lực lên vùng xương cụt, mẹ nên sử dụng gối lót khi ngồi.
- Bổ sung chất dinh dưỡng để cơ thể chóng hồi phục. Chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp mẹ lợi sức, lợi sữa và cải thiện tình trạng khó chịu này.
- Vận động nhẹ nhàng vùng xương chậu dẻo dai. Hít vào thật sâu và khi thở ra nhẹ nhàng, cố gắng để không són tiểu hoặc “xì hơi”.
- Giữ tư thế siết chặt cơ chậu trong 4-5 giây và hít thở bình thường. Đây là 2 bài tập điển hình, đơn giản và hiệu quả nhất. Mẹ nên lưu ý thả lỏng cơ thể khoảng 15 giây giữa hai lần siết chặt cơ xương nhé. Nằm nghỉ ngơi tại giường trong một thời gian ngắn. Khi có thể di chuyển được, mẹ có thể đi bộ và vận động vừa sức.
- Mang nẹp, đai quanh hông cũng giúp kéo hai xương mu lại gần nhau. Phương pháp này giúp mẹ sau sinh giảm đau nhanh chóng.
Nếu đã áp dụng các biện pháp trên mà cơn đau vẫn không giảm, mẹ nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa. Bên cạnh sử dụng thuốc, tập vật lý trị liệu, bác sĩ có thể chỉ định tiến hành phẫu thuật nếu tình trạng quá nặng.
Mỗi nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau xương chậu sau sinh sẽ có những biện pháp khắc phục tương ứng. Tuy nhiên, mẹ nên thăm khám tại bệnh viện để biết được chính xác tình hình sức khỏe để điều trị kịp thời nhé.
Xem thêm:
- Sau sinh mổ bị đau lưng: Mẹ nên làm gì để cải thiện tình hình?
- Giảm đau lưng sau sinh bằng 5 cách đơn giản nhưng hiệu quả này
- Cách chữa trị đau lưng sau sinh triệt để không ảnh hưởng về già