Đầu lưỡi trẻ có chấm đỏ là hiện tượng không hiếm gặp, nó được xuất phát từ nhiều nguyên nhân như sưng viêm lưỡi, thiếu vitamin hoặc thiếu máu, nhiễm trùng… Ba mẹ cần nằm rõ các nguyên nhân sau để có các biện pháp điều trị phù hợp:
- Sưng viêm lưỡi
- Thiếu vitamin hoặc thiếu máu
- Nhiễm trùng
- Bệnh tay chân miệng
- Dị ứng
- Trào ngược axit
- Bệnh Kawasaki
Sưng viêm lưỡi
Đầu lưỡi trẻ có chấm đỏ, nhiều trường hợp là do trẻ ăn phải đồ ăn nóng hoặc bất cẩn cắn phải lưỡi dẫn đến tình trạng lưỡi trẻ bị sưng viêm. Nếu thực sự nổi chấm đỏ vì nguyên nhân này thì tình trạng này sẽ mau chóng biến mất, lưỡi bé cũng sẽ tự phục hồi lại sau một thời gian ngắn mà không cần chữa trị gì đặc biệt.
(Nguồn: Bệnh viện Hồng Ngọc)
Xem thêm:
Rơ lưỡi cho trẻ bằng rau ngót như thế nào là chuẩn?
Thiếu vitamin hoặc thiếu máu
Khi khẩu phần ăn của trẻ thiếu các thực phẩm cung cấp vitamin, đặc biệt là vitamin B12 thì cũng có thể gây ra tình trạng đầu lưỡi nổi chấm đỏ. Ba mẹ cần xem xét nguyên nhân này và bổ sung ngay cho bé các thực phẩm giàu vitamin B12 như sò, gan, cá thu, tôm, cua, các loại đậu, trứng, sữa…
Ngoài ra, cũng không loại trừ trường hợp đầu lưỡi có đốm đỏ là biểu hiện của bệnh thiếu máu. Nếu trẻ có tình trạng này kèm các triệu chứng mệt mỏi, buồn nôn, chóng mặt thì khả năng bị bệnh thiếu máu rất cao. Nếu ở dạng nhẹ, ba mẹ cần cho trẻ ăn các thực phẩm bổ máu. Nếu tình trạng chuyển biến nặng thì cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ.
Nhiễm trùng
Một trong những nguyên nhân phổ biến khiến đầu lưỡi trẻ có chấm đỏ là do nhiễm trùng. Chấm đỏ ở lưỡi có thể là biểu hiện của một số bệnh sinh ra do nhiễm trùng như viêm họng, viêm họng liên cầu khuẩn, viêm amidan…
Khi mắc phải những bệnh lý trên, cơ thể trẻ thường xuất hiện phát ban đỏ ở ngực và cổ sau đó lan sang các bộ phận khác như: Lưỡi, môi, mũi… Chúng xuất hiện rất nhiều, nhỏ li ti và trông khá đáng sợ. Cơ thể cũng kèm theo các triệu chứng khác bao gồm: Sốt, đau họng, nhức đầu, buồn nôn, mệt mỏi…
Bệnh tay chân miệng
Bệnh tay chân miệng
Tay chân miệng là một bệnh truyền nhiễm khá phổ biến ở trẻ dưới 5 tuổi và thường xuất hiện vào mùa hè, trở thành dịch bệnh nguy hiểm mà ba mẹ cần phải đề phòng. Bệnh tay chân miệng không chỉ gây ra các đốm đỏ trên lưỡi mà còn bên trong má, nướu và cả tay, chân, mông..
Bệnh tay chân miệng thể nhẹ có thể tự khỏi trong 3 – 7 ngày.
Dị ứng
Khi lưỡi trẻ xuất hiện những đốm đỏ có thể đó chính là dấu hiệu của dị ứng. Trẻ có thể đang bị dị ứng một loại thực phẩm nào đó mà mẹ cho ăn uống hàng ngày. Mẹ nên theo dõi xem bé có ăn phải thực phẩm lạ hay thực phẩm không rõ nguồn gốc hay không.
Xem thêm:
Cách xử lý khi trẻ bị dị ứng sữa: Bố mẹ nào cũng cần biết để cứu nguy cho con kịp thời
Trào ngược axit
Trẻ hoàn toàn có thể gặp trường hợp trào ngược thức ăn từ dạ dày ra đường miệng, từ đó gây ra các vết sưng trên lưỡi như các chấm đỏ. Khi trào ngược, các axit tiêu hóa thông qua thức ăn tiếp xúc với lưỡi có thể gây kích ứng lưỡi, gây nên các chấm đỏ nếu như trẻ thường xuyên nôn mửa sau khi ăn.
Trào ngược axit dạ dày gây ra các vết sưng trên lưỡi như các chấm đỏ
Thạc sĩ, Bác sĩ Vũ Quốc Ánh và Thạc sĩ, Bác sĩ Trương Thành Tâm – Khoa Nhi – Sơ sinh – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng gợi ý các cách xử lý trào ngược dạ dày ở trẻ em:
- Với trẻ lớn, chia nhỏ bữa ăn để giúp dạ dày trẻ thích nghi dần với lượng thức ăn của mỗi bữa.
- Với trẻ nhỏ còn bú bình, luôn giữ núm vú đầy sữa khi trẻ bú để trẻ không nuốt không khí vào.
- Khi trẻ bú mẹ, nên để đầu trẻ cao hơn khoảng 30 độ so với mặt phẳng nằm, như vậy thực quản sẽ cao hơn dạ dày nên khi bú sữa sẽ bị hạn chế trào ngược lên thực quản.
- Pha lượng nhỏ ngũ cốc vào sữa mẹ hoặc sữa công thức làm tăng độ đặc của sữa, ngăn chặn dịch axit trong dạ dày chảy ngược lên thực quản.
- Sau khi trẻ bú xong, bế trẻ lên theo thế thẳng đứng đồng thời vỗ nhẹ lưng giúp trẻ ợ hơi rồi từ từ đặt trẻ nằm xuống với tư thế đầu cao hơn mặt phẳng giường khoảng 30 độ.
Bệnh Kawasaki
Đây là một căn bệnh truyền nhiễm xảy ra với trẻ em dưới 5 tuổi với triệu chứng sốt, sưng bàn chân và lòng bàn tay, sưng lưỡi, nứt môi, phát ban đỏ ở ngực, bộ phận sinh dục và ở bụng, mắt đỏ nghiêm trọng… Bệnh này nếu không được điều trị sẽ gây ra các biến chứng như: Viêm mạch máu, rối loạn nhịp tim…
Đầu lưỡi trẻ có chấm đỏ có thể là triệu chứng của các loại bệnh lý nhưng cũng có thể là biểu hiện của sưng viêm bình thường. Phụ huynh cần theo dõi các triệu chứng đi kèm để kết luận tình trạng của trẻ.
Nguồn thông tin: Cách xử lý trào ngược dạ dày ở trẻ em – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác.
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!