Hiểu đúng về trầm cảm khi mang thai – Mẹ nên làm gì khi bị trầm cảm thai kỳ?

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Đâu là những dấu hiệu trầm cảm khi mang thai và mẹ có thể làm gì để ngăn ngừa cũng như giảm mức độ nghiêm trọng của tình trạng này?

Nhiều bà mẹ trải qua hành trình mang thai không hề dễ dàng. Trầm cảm thai kỳ là một trong số những nguy cơ nhiều mẹ gặp phải khi mang thai.

Mặc dù vậy trầm cảm thai kỳ thường không được đánh giá đúng mức độ nghiêm trọng và can thiệp để xử lý kịp thời. Hãy cùng đọc bài viết dưới đây nhé!

Thế nào là trầm cảm và trầm cảm khi mang thai ảnh hưởng đến mẹ và bé ra sao?

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trầm cảm là căn bệnh phổ biến nhất trên toàn thế giới, đứng thứ hai trong gánh nặng bệnh lý toàn cầu, chỉ sau bệnh lý mạch vành.

Trầm cảm là bệnh tâm thần học, khi bị trầm cảm, hoạt động của não bộ bị rối loạn do một yếu tố tâm lý nào đó tạo thành những biến đổi bất thường trong suy nghĩ hành vi hay tác phong.

Tỷ lệ mắc bệnh trầm cảm ở phụ nữ nhiều hơn nam giới. Phụ nữ mang thai và nuôi con nhỏ là những người có nguy cơ mắc trầm cảm cao.

Nguyên nhân gây nên bệnh trầm cảm trong thai kỳ được xác định là do thay đổi hormone, yếu tố di truyền, mẹ bầu bị căng thẳng, áp lực khi mang thai, thai nhi có vấn đề hay mang thai khi còn quá trẻ nên chưa chuẩn bị tâm lý làm mẹ.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Ngoài ra, đối tượng có nguy cơ mắc trầm cảm cao là những mẹ bầu đã từng có sang chấn tâm lý trong quá khứ. Yếu tố tài chính cũng là một trong những nguyên nhân gây lo lắng và căng thẳng dẫn đến trầm cảm cho phụ nữ mang thai.

Dấu hiệu trầm cảm khi mang thai

Vì dấu hiệu bệnh rất dễ bị nhầm với các biểu hiện thai nghén như mệt mỏi, chán nản, thèm ăn, mất ngủ… nên trầm cảm thai kỳ không dễ bị phát hiện và nhận biết kịp thời.

Do đó, nhiều người dù mắc bệnh nhưng không biết khiến cho việc điều trị bệnh trở nên khó khăn và phức tạp hơn.

Một số dấu hiệu trầm cảm khi mang thai phổ biến thường gặp ở các mẹ bao gồm:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Mẹ gặp vấn đề về giấc ngủ

Rối loạn giấc ngủ là dấu hiệu trầm cảm khi mang thai nhiều mẹ hay gặp nhất. Nếu bị trầm cảm mẹ có thể bị mất ngủ hoặc ngủ nhiều hơn bình thường. Có những mẹ bị mất ngủ liên tục ảnh hưởng đến sức khỏe.

Mặc dù đã thiết lập môi trường ngủ hợp lý (phòng ngủ thoáng khí, nhiệt độ và ánh sáng thích hợp) nhưng mẹ vẫn không thể ngủ được. Nhiều mẹ khác mặc dù đã ngủ đủ số giờ trong ngày nhưng vẫn rất thèm ngủ và muốn được ngủ nhiều hơn nữa.

Ngủ nhiều hoặc mất ngủ làm mẹ lờ đờ, mệt mỏi, không có nhiều năng lượng cho các hoạt động khác trong ngày.

Tình trạng mất ngủ hoặc ngủ quá nhiều kéo dài có hậu quả khôn lường đến chất lượng cuộc sống cũng như sức khỏe của cả mẹ và bé.

Cảm giác mệt mỏi luôn thường trực

Nhiều nghiên cứu từ lâu đã khẳng định sức khỏe tâm thần và thể chất có liên quan mật thiết với nhau. Khi mẹ bị căng thẳng đầu óc trong quá trình mang bầu thì cơ thể cũng bị ảnh hưởng tiêu cực.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Cảm giác mà mẹ thường thấy sẽ là uể oải, thiếu năng lượng, không có sức sống và luôn mệt mỏi không rõ nguyên nhân. Cảm giác mệt mỏi thường nghiêm trọng hơn vào buổi sáng sau khi ngủ dậy.

Trọng lượng cơ thể thay đổi

Khi bị trầm cảm thai kỳ, thai phụ có thể mất cảm giác ngon miệng, không muốn ăn làm gầy sút cân. Một số ít mẹ lại luôn có cảm giác thèm ăn, đói liên tục, ăn nhiều hơn bình thường dẫn đến tăng cân.

Mẹ cần thường xuyên theo dõi cân nặng để khi giảm hoặc tăng cân trên 5% trọng lượng cơ thể trong vòng một tháng thì nên chú ý vì rất có thể đây là dấu hiệu trầm cảm thai kỳ.

Tâm trạng bất ổn, dễ cáu gắt hay thay đổi cảm xúc

Trầm cảm ảnh hưởng trực tiếp đến tâm trạng của mẹ bầu. Nếu chị em cả thấy tâm trạng mình thường xuyên trong trạng thái bất ổn định, hay lo lắng, cáu gắt, chán nản hay bực dọc thì hãy cẩn thận vì đó có thể là dấu hiệu trầm cảm khi mang thai.

Không tập trung

Lo lắng và trầm cảm khiến bạn luôn muốn tách biệt khỏi xã hội để có một không gian riêng và tập trung giải quyết vấn đề của riêng mình.

Tuy nhiên, nếu chị em suy nghĩ trong tình trạng căng thẳng thì sẽ bị hạn chế tư duy, bởi não bộ không thể tập trung giúp mẹ bầu suy nghĩ mọi việc.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Ngoài ra một số biểu hiện của trầm cảm khi mang thai còn gồm có nhịp tim tăng, có hiện tượng choáng ngất, toát mồ hôi, khó thở, cảm thấy mình giống như bị suy tim; kích thích tăng động hoặc chậm chạp.

Một số gợi ý hỗ trợ mẹ mang thai khi có dấu hiệu trầm cảm

Khi đã nhận biết và xác định chính xác chứng trầm cảm ở mẹ bầu, đừng quá lo lắng hay suy nghĩ vì điều đó chỉ càng làm tình trạng bản thân trở nên tồi tệ. Mẹ hãy tham khảo một số cách sau để cải thiện sức khỏe tinh thần và thể chất, giúp giảm bớt tác hại của hội chứng này:

Hãy thư giãn

Phụ nữ mang thai được khuyên thường xuyên nghe, đọc hay xem những thứ trong sáng, có nội dung tích cực, đẹp đẽ. Mẹ hãy thử nghe một bản nhạc cổ điển mỗi sáng hay uống một cốc trà hoa nhài mỗi khi căng thẳng.

Massage là một phương pháp được các bác sĩ khuyên mẹ bầu thực hiện để đẩy lùi chứng trầm cảm trong thai kỳ. Liệu pháp massage phù hợp sẽ giúp cơ thể mẹ được nghỉ ngơi, thư giãn, đồng thời tăng cường hoạt động của hormone oxytocin giúp tinh thần thoải mái hơn và đẩy lùi chứng trầm cảm khi mang thai.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Nếu không có điều kiện đi spa hoặc cơ sở chuyên nghiệp, mẹ có thể tự massage tại nhà bằng cách ngâm chân trong nước ấm, nhờ người thân xoa bóp nhẹ nhàng hoặc dùng đèn xông tinh dầu trong nhà cũng là một cách thúc đẩy cơ thể thư giãn hữu hiệu.

Tập các bài thể dục cho phụ nữ mang thai

Luyện tập thể dục có thể làm tăng mức độ serotonin và giảm cortisol, có lợi cho chứng trầm cảm của thai phụ. Thể dục cũng giúp cơ thể bài tiết mồ hôi và các chất độc hai qua da, cải thiện sức khỏe cho mẹ.

Tuy nhiên mẹ cũng cần lưu ý chỉ nên tập những môn không quá sức phù hợp với giai đoạn mang thai. Một số gợi ý cho mẹ là yoga, các lớp tập hít thở, tập thiền tại nhà hoặc đi bộ nhẹ nhàng.

Dành thời gian cho cơ thể nghỉ ngơi đầy đủ và điều độ

Chất lượng giấc ngủ ảnh hưởng nhiều đến khả năng xử lý căng thẳng trong cuộc sống hàng ngày. Những mẹ bị rối loạn giấc ngủ nên thiết lập lịch sinh hoạt điều độ và nghiêm túc thực hiện trong suốt thai kỳ.

Với những mẹ bị khó ngủ, hãy thử massage nhẹ nhàng, ngâm chân nước ấm, bật nhạc thư giãn để dễ đi vào giấc ngủ. Một chiếc gối ôm cho bà bầu cũng là gợi ý tuyệt vời để mẹ có những giấc ngủ êm ái và thoải mái nhất.

Chế độ ăn uống và dinh dưỡng

Khoa học đã chứng minh nhiều loại thực phẩm có khả năng cải thiện tâm trạng và tinh thần. Kể cả trước, trong và sau thai kỳ mẹ cũng nên xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh; loại bỏ caffeine, đường, carbohydrate đã qua chế biến có nhiều trong các loại đồ ăn nhanh, đồ ăn chiên rán nhiều dầu mỡ….

Hãy bổ sung thêm thực phẩm lành mạnh vào thực đơn hằng ngày, ăn nhiều rau củ, trái cây, uống nhiều nước các loại để cải thiện sức khỏe tinh thần và thể chất.

Những thực phẩm có công dụng cải thiện tâm trạng được nhiều chuyên gia khuyên dùng gồm có hạt bí ngô, cà rốt, cần tây, cá các loại, ngũ cốc, kiwi, trà và đặc biệt là socola đen.

Nghiên cứu cho thấy ăn một lượng nhỏ socola đen giúp xua tan sự phiền muộn khi mang thai và còn có khả năng ngăn ngừa tiền sản giật.

Không chịu đựng trầm cảm một mình

Trong trường hợp có các dấu hiệu trầm cảm khi mang thai, mẹ nên tìm đến chuyên gia y tế để được tư vấn, chuẩn đoán và hỗ trợ điều trị để khắc phục kịp thời.

Nếu mẹ không thấy thoải mái khi nói chuyện với bác sỹ, hãy tìm kiếm sự trợ giúp từ chồng, cha mẹ, bạn bè người thân. Điều quan trọng là đừng bao giờ chịu đựng một mình. Cả hai mẹ con đều cần sự giúp đỡ từ mọi người.

Người gần gũi nhất mà mẹ có thể chia sẻ về triệu chứng trầm cảm của mình chính là chồng – cha của em bé trong bụng. Đừng ngại tâm sự với chồng về tình trạng bản thân để anh ấy có thể cùng bạn tìm ra cách khắc phục.

Mang thai là khoảng thời gian mẹ bầu khá nhạy cảm và dễ tủi thân nên người thân, nhất là các ông chồng hãy luôn ở bên cạnh, động viên và chia sẻ để mẹ bầu không cảm thấy bị bỏ rơi.

Đừng quá lo lắng khi mẹ chẳng may có những dấu hiệu trầm cảm khi mang thai kể trên. Hãy cố duy trì lịch sinh hoạt điều độ, nghĩ về những điều tích cực và chuẩn bị sẵn sàng về mặt tâm lý và thể chất để chào đón con yêu chào đời.

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

ZinVi