Dấu hiệu thai lưu tháng thứ 4 bao gồm những triệu chứng gì xảy đến cho thai phụ? Bác sĩ sẽ can thiệp như thế nào?
Nguyên nhân thai lưu tháng thứ 4?
Thai chết lưu, hay còn gọi ngắn gọn là thai lưu, diễn tả tình trạng trứng đã được thụ tinh và làm tổ trong tử cung của người phụ nữ và phát triển thành bào thai; tuy nhiên, vì một số lý do, bào thai ngưng phát triển, không còn sự sống và lưu lại trong tử cung.
Theo các bác sĩ, 20-50% thai chết lưu hiện nay không tìm ra được nguyên nhân cụ thể. Đây là một số nguyên nhân gây thai chết lưu phổ biến sau tam cá nguyệt thứ nhất:
- Cấu trúc của thai nhi có vấn đề như tật nứt đốt sống và khuyết tật tim bẩm sinh
- Nhau thai có vấn đề, không cung cấp đủ oxy cho bé
- Nhiễm trùng ở thai nhi, nhau thai hay người mẹ bị nhiễm trùng
- Dây rốn có vấn đề như bị thắt nút hoặc vắt làm ngừng cung cấp oxy cho thai nhi đang phát triển
- Bệnh lý mạn tính của mẹ hay bệnh lý phát sinh trong thai kỳ như đái tháo đường, viêm gan, suy thận, thiếu máu, huyết áp cao,…
- Một phần cổ tử cung không đủ năng lực, quá yếu để giữ thai
- Thai phụ có tiền sử thai chết lưu
- Những nguyên nhân khác như tinh thần thai phụ căng thẳng, áp lực lớn trong thời kỳ mang thai; có sử dụng chất kích thích như ma tuý, hút thuốc lá; dùng thuốc không theo chỉ định của bác sĩ và với liều cao;…
Những dấu hiệu thai lưu tháng thứ 4 là gì?
Đưới dây là các dấu hiệu thai chết lưu tháng thứ 4 mà mẹ bầu không nên bỏ qua:
- Không nhìn thấy tim thai khi siêu âm
- Chảy máu âm đạo. Một lưu ý là không nên chủ quan với bất kỳ hiện tượng tiết dịch âm đạo bất thường nào.
- Đau bụng vùng dưới rốn từ nhẹ tới nặng
- Tử cung nhỏ dần không tương xứng với tuổi thai. Điều này được phát hiện qua thăm khám định kỳ
- Chuột rút
- Sốt
Tuy nhiên, thai phụ cần lưu ý rằng các dấu hiệu thai lưu ở tháng thứ 4 trên không phải lúc nào cũng cho biết thai nhi đã không còn sự sống. Trường hợp người mẹ thuộc nhóm nguy cơ cao, nếu xuất hiện các dấu hiệu thai chết lưu trên thì xác suất rủi ro càng cao.
Vì thế, hãy tìm đến các trung tâm y tế gần nhất để được thăm khám nếu cảm thấy có gì đó không ổn.
Bác sĩ sẽ làm gì khi thai chết lưu ở tháng thứ 4?
Sau khi có dấu hiệu thai chết lưu tháng thứ 4, mẹ bầu đến thăm khám và nếu siêu âm không thấy hoạt động của tim thai, bác sĩ sẽ hẹn sản phụ tái khám khoảng 3-7 ngày để xác định chắc chắn trước khi có biện pháp can thiệp.
Đồng thời, bác sĩ sẽ tư vấn cho thai phụ và gia đình về phương pháp đưa bé ra ngoài nhằm ổn định tâm lý. Và có thể chỉ định thai phụ tiến hành các xét nghiệm cần thiết như nhóm máu, chức năng đông máu,… trước khi đưa thai nhi ra ngoài.
Đối với thai nhi dưới 14 tuần, bác sĩ có thể can thiệp bằng thuốc hay dùng các thủ thuật để đưa thai nhi ra ngoài. Về nguyên tắc, các bác sĩ sẽ hạn chế tránh mổ lấy thai khi thai chết lưu. Chỉ tuỳ những trường hợp như thai quá lớn hay thai phụ có những biến chứng về sức khoẻ không tốt nguy hiểm đến tính mạng.
Tạm kết
Thai chết lưu là một điều rất buồn và không thai phụ nào muốn xảy đến với bản thân và em bé trong bụng. Nhưng trong thai kỳ, đôi khi những sự việc đáng tiếc cũng có thể xảy ra. Do đó, mẹ hãy luôn quan tâm đến sức khoẻ, thăm khám thường xuyên để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé nhé.
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!