Sau tuần thai thứ 10, mặc dù đang mong chờ được siêu âm để gặp con yêu nhưng thái độ của bác sĩ khiến mẹ lo lắng và có những dự cảm không lành. Lẽ nào em bé đang gặp nguy hiểm? Dấu hiệu thai lưu 11 tuần là gì? Mẹ có thể nhận biết bằng cách nào? Mẹ nên đối mặt với vấn đề này ra sao và có cách nào để phòng tránh thai lưu trong những lần mang thai kế tiếp hay không?
Hiểu thế nào về hiện tượng thai lưu?
Thai chết lưu là 1 trong những trường hợp xấu nhất mà bất kỳ mẹ bầu nào cũng có thể gặp phải trong thai kỳ. Đây là tình trạng thai nhi đã ngừng phát triển trước thời điểm sinh nhưng vẫn còn năm lưu lại trong bụng mẹ hơn 48 tiếng. 1 số ít trường hợp có thể xảy ra trong quá trình chuyển dạ, thậm chí là ngay lúc sinh.
Nếu thai chết lưu không sảy ngay mà nằm lại trong tử cung quá lâu và không được phát hiện để xử lý kịp thời có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người mẹ như rối loạn đông máu, nhiễm trùng, thậm chí có thể khiến mẹ tử vong.
Nhận biết dấu hiệu thai lưu 11 tuần
Tình trạng lưu thai có thể xuất hiện trong bất kỳ giai đoạn nào và bất kỳ thời điểm nào, nhưng phổ biến nhất vẫn là giai đoạn 3 tháng đầu mang thai. Vì vậy, thai lưu khi 11 tuần tuổi không phải là trường hợp hiếm gặp và được phân loại thuộc dạng thai lưu dưới 20 tuần, xảy ra chủ yếu do bất thường cấu trúc di truyền hoặc nhiễm trùng tế bào thai.
Hầu hết các trường hợp thai lưu trong giai đoạn đầu của thai kỳ thường khó phát hiện do không có triệu chứng thực sự điển hình. Tuy nhiên, các bác sĩ cũng khuyến cáo thai phụ cần lưu ý đến những bất thường sau vì rất có thể đó là dấu hiệu thai lưu 11 tuần:
Không còn tồn tại các dấu hiệu mang thai
Đa phần thai nhi khi chết lưu đều khiến mẹ bầu mất hết các dấu hiệu mang thai từng xuất hiện trước đó như không còn nôn nghén, hết cương đau tức ngực, bụng nặng và hơi tức, tâm trạng thất thường, hay bồn chồn, lo lắng, khẩu vị trở lại bình thường, không quá thèm hay quá chán ăn.
Dấu hiệu thai lưu 11 tuần: Tử cung mẹ không phát triển
Ở mốc 11 tuần tuổi, thai nhi dài khoảng 4,1cm, nặng tầm 700gr, đã có thể cử động được và có hình hài tương đối hoàn thiện. Sự lớn lên của bé đồng nghĩa với việc tử cung của người mẹ cũng sẽ phát triển theo. Trong những lần khám thai định kỳ, bác sĩ sẽ tiến hành ước lượng độ tăng trưởng của tử cung. Trong trường hợp tử cung không theo kịp tốc độ phát triển của thai kỳ thì đó rất có thể là dấu hiệu thai lưu.
Vỡ ối non, xuất huyết âm đạo là dấu hiệu thai lưu 11 tuần cần chú ý
Có trường hợp thai lưu không ra máu vì lúc này mặc dù thai đã ngừng phát triển và lưu lại trong tử cung nhưng lại hoàn toàn vô khuẩn do được nút nhầy tử cung bịt kín làm cho mầm bệnh không xâm lấn được. Tuy nhiên, mối nguy hiểm của thai lưu là vỡ ối non vì qua nơi màng ối rách, vi khuẩn sẽ vào buồng ối và dạ con gây nhiễm khuẩn trầm trọng, đe dọa tính mạng của thai phụ.
Cùng với việc vỡ ối, nếu sau tuần thai thứ 10, mẹ bỗng thấy bị ra máu âm đạo, số lượng không nhiều, màu máu đỏ sẫm hoặc nâu đen hãy theo dõi và đề phòng. Trong nhiều trường hợp đây là dấu hiệu thai lưu 11 tuần khi thai nhi đã bị sảy.
Đau lưng, đau bụng tăng dần
Trong tam cá nguyệt đầu tiên của thai kỳ, ít nhiều các mẹ bầu vẫn còn phải trải qua cảm giác mệt mỏi, ốm nghén. Vì vậy, có thể mẹ sẽ chủ quan và coi dấu hiệu đau lưng, đau bụng là bình thường do những thay đổi mà em bé mang lại. Thực tế là mẹ đừng nên bỏ qua tín hiệu này của cơ thể nếu cảm giác cơn đau tăng dần lên khiến mẹ khó chịu và nhức buốt. Tình trạng lưu thai dưới 20 tuần tuổi có thể được cảnh báo bằng hiện tượng này.
Sốt nhẹ kèm theo chóng mặt là dấu hiệu thai lưu 11 tuần
1 trong những cảnh báo của bác sĩ dành cho thai phụ cần phải lưu tâm với dấu hiệu thai lưu 11 tuần tuổi đó là sự tiết dịch bất thường từ âm đạo, tức là dịch có mùi và có màu khác với màu trắng. Nhiều khả năng đó là dấu hiệu của nhiễm trùng trong tử cung, làm suy yếu túi màng xung quanh em bé, gây nhiễm trùng bên trong tử cung. Khi điều này xảy ra, phản ứng của cơ thể khiến mẹ bị sốt nhẹ kèm theo chóng mặt.
Siêu âm không nghe được tim thai
Từ tuần thứ 6 trở đi, trong tất cả các lần khám thai, mẹ đều phải được kiểm tra tim thai để theo dõi sự phát triển của thai nhi. Kể cả trong trường hợp khó khăn khi nghe nhịp tim thì các bác sĩ cũng vẫn sẽ tiếp tục quá trình đo cho đến khi tìm được tim thai. Nếu kết quả siêu âm không thấy bất cứ tín hiệu nào từ tim thai tức là dấu hiệu sinh tồn của bé đã mất. Thai phụ cần được tiếp tục làm thêm các xét nghiệm khác để có kết luận chính xác đây có phải là trường hợp thai lưu hay không.
So với các dấu hiệu thể hiện sự thay đổi bất thường của cơ thể thì siêu âm là thăm dò có giá trị cao nhất, cho chẩn đoán sớm và chính xác. Vì vậy khi có bất kỳ dấu hiệu thai lưu 11 tuần nào mà mẹ có thể tự nhận biết được hãy nhanh chóng đến các cơ sở y tế để được thăm khám và kiểm tra tình hình.
Cùng mẹ có 1 thai kỳ khỏe mạnh
Mang thai là 1 niềm vui, niềm hy vọng đối với các cặp vợ chồng nên việc mất con là 1 nỗi đau không gì đo đếm nổi. Hơn nữa, thai lưu là 1 biến chứng thai kỳ rất nguy hiểm có thể ảnh hưởng tới sức khỏe sinh sản sau này của phụ nữ. Trên thực tế, có rất nhiều yếu tố tiềm ẩn từ cả phía sản phụ và thai nhi có thể dẫn đến tình trạng lưu thai.
Sau khi thai lưu đã được xử lý và đưa ra ngoài, các cặp vợ chồng nên tham vấn bác sĩ về nguyên nhân gây ra hiện tượng này cũng như thường xuyên theo dõi thai kỳ và chăm sóc sức khỏe thật tốt để không còn phải đối mặt với sự cố đáng tiếc này thêm lần nào nữa.
Xem thêm
Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!