Dấu hiệu động thai thường có thể nhận thấy thông qua triệu chứng đau bụng lâm râm và ra máu. Mẹ bầu nên cẩn trọng ngay khi thấy những bất thường này.
Động thai hay còn gọi là dọa sảy thai có thể xảy ra với bất kỳ bà mẹ nào đang ở trong giai đoạn đầu của thời kỳ mang thai. Khi mẹ bầu cảm thấy đau bụng lâm râm, ra máu (thường là ít) thì đây chính là dấu hiệu cho thấy mẹ đang có nguy cơ phải đối mặt với Dọa sảy thai.
Vì sao bà bầu bị động thai?
Có thể kể đến 3 nguyên nhân phổ biến nhất gồm:
Các chấn động khi mang thai. Chẳng hạn mẹ bị ngã, va đập vào đâu đó, …
Bất thường về nhiễm sắc thể của phôi thai. Nghĩa là ngay trong quá trình thụ tinh, nhiễm sắc thể của bố và mẹ kết hợp với nhau đã có vấn đề. Đây cũng là nguyên nhân chính khiến thai nhi sẽ bị đào thải một cách tự nhiên hoặc thậm chí mẹ có thể bị sảy thai trước khi biết mình mang thai.
Người mẹ có bệnh lý, đặc biệt là các bệnh liên quan đến nội khoa và tử cung.
Ngoại trừ các nguyên nhân liên quan đến nhiễm sắc thể và bệnh lý, người mẹ hoàn toàn có thể ngăn ngừa được tình trạng dọa sảy thai nếu biết tuân thủ chặt chẽ theo các nguyên tắc khoa học để đảm bảo một thai kỳ an toàn, khỏe mạnh cho thai nhi.
Dấu hiệu động thai mẹ bầu cần đặc biệt chú ý
Các biểu hiện động thai cần được nhận biết sớm và kịp thời để có biện pháp xử lý phù hợp, an toàn, nhằm đảm bảo sự sống cho thai nhi.
Do đó, mẹ cần nắm vững các dấu hiệu động thai như sau:
- Thai phụ có cảm giác đau tức hoặc đau âm ỉ từng cơn ở bụng dưới, mỏi ở vùng thắt lưng và khi khám thai cổ tử cung còn đóng kín.
- Có thể có dịch màu hồng nhạt, đỏ sẫm, đen, hoặc vài giọt máu chảy ra ở âm đạo và thường lẫn với dịch nhầy.
- Có những trường hợp thai phụ phát hiện ra bị bong rau dọa sảy trong 1 lần tình cờ đi siêu âm thai do bong rau dọa sảy nhưng không hề ra máu hay có bất cứ biểu hiện gì vì diện bong rau còn kín.
Từ động thai đến sảy thai là ranh giới rất mong manh
Thực tế, đa số bà bầu không hề biết sự khác biệt giữa động thai và sảy thai. Hai hiện tượng này hoàn khác nhau. Khi bị dọa sảy thai, động thai, bà bầu sẽ bị xuất huyết âm đạo, đau bụng, nhưng thai nhi vẫn còn an toàn trong buồng tử cung, cổ tử cung vẫn đóng kín hoặc mở ra nhưng không ảnh hưởng đến thai nhi.
Nếu là sảy thai, tình trạng xuất huyết âm đạo nặng hơn, cơn đau bụng cũng quặn hơn. Lúc này, thai nhi đã bị đẩy ra ngoài, không còn nằm trong buồng tử cung. Dù hết đau bụng, nhưng máu vẫn có thể tiếp tục ra nhiều, nghiêm trọng sẽ dẫn đến băng huyết.
Mẹ bầu nên làm gì khi có dấu hiệu bị động thai?
Khi nhận thấy những biểu hiện động thai như trên, mẹ bầu cần phải hết sức thận trọng và đi khám sớm nhất có thể.
Dưới đây là những lời khuyên từ các bác sĩ nhi để đảm bảo an toàn cho mẹ và thai nhi ngay khi có dấu hiệu bị động thai.
Nghỉ ngơi ngay lập tức
Thực hiện một cách nghiêm ngặt vấn đề này bằng việc nằm yên một chỗ. Nhiều trường hợp chỉ được phép ngồi dậy khi đi vệ sinh hoặc với những người có nguy cơ sảy thai cao thì phải thực hiện toàn bộ các hoạt động trên giường. Điều này sẽ tùy thuộc vào chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ.
Không thay đổi tư thế đột ngột
Nếu đang nằm trên giường hoặc ngồi và muốn đứng dậy. Mẹ nên lưu ý cử động nhẹ nhàng, xoay người từ từ chứ không được đột ngột thay đổi tư thế. Mẹ cũng cần tránh đứng hoặc ngồi một chỗ quá lâu.
Tránh hoàn toàn các công việc nặng hay có nguy cơ khiến mẹ bị sảy thai
Bê vác vật nặng, làm việc nhà nhiều, đứng lâu, … đều có thể khiến mẹ dễ dến đến sảy thai sau khi có dấu hiệu dọa sảy thai. Đây là lúc mẹ cần có sự hỗ trợ, động viên từ người bạn đời và gia đình trong mọi việc để đảm bảo thai nhi được khỏe mạnh, an toàn.
Hãy cẩn thận với hành động xoa bụng khi có dấu hiệu động thai
Thói quen của nhiều mẹ bầu là muốn xoa bụng, vuốt ve nói chuyện với thai nhi. Tuy nhiên, nếu có biểu hiện dọa sảy thai thì mẹ tuyệt đối không được làm điều này bởi nó có thể kích thích tử cung, khiến tình trạng động thai trở nên nguy hiểm hơn.
Tuyệt đối kiêng chuyện chăn gối hoặc các hoạt động thân mật gây kích thích tử cung co bóp
Khi có dấu hiệu dọa sảy thai cũng là lúc cơ thể đang ngầm thông báo về sức khỏe của thai nhi. Không những mẹ phải kiêng chăn gối mà ngay cả những hành động gần gũi như quan hệ bằng miệng, vuốt ve, kích thích đầu ti, … với người bạn đời đều có thể gây nguy hiểm cho bé.
Do đó, hãy tránh mọi hoạt động trên cho đến khi bác sĩ đảm bảo được rằng bé đã hoàn toàn thoát khỏi thời điểm dọa sảy thai.
Có một chế độ ăn bổ dưỡng cho thai nhi và tử cung khi có dấu hiệu động thai
Vào thời điểm này, đồ ăn cho mẹ bầu cần giàu dinh dưỡng và nên chia ra làm nhiều bữa nhỏ trong ngày. Điều này vừa giúp mẹ hấp thu dễ dàng và phòng tránh nôn ọe trong những tháng đầu.
Mẹ nên tăng cường ăn các thực phẩm giàu protein, chất xơ, canxi, folic, … như cá, thịt gà, thịt bò, … nhưng cần tránh các loại đồ ăn chứa nhiều mỡ, nhiều gia vị cay nóng.
Một số món ăn thường dùng cho các mẹ trong giai đoạn này được bác sĩ khuyên như:
- Các món đậu đỗ như đậu đen, đậu đỏ, mè vừng.
- Cháo hạt sen.
- Canh gà hầm
- Cháo cá chép.
Một điều quan trọng nữa là mẹ bầu hãy cố gắng thoải mái về mặt tinh thần bởi nếu bạn càng lo sợ, nghĩ ngợi nhiều thì thai nhi sẽ càng bị ảnh hưởng, nhất là khi các dấu hiệu dọa sảy thai đã báo động cho thấy điều này.
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!