Đau bụng dưới bên trái khi mới mang thai: Nguyên nhân và cách khắc phục giúp thai kỳ khỏe mạnh

Với một số ít mẹ bầu đau bụng dưới bên trái khi mang thai có thể do nhiễm trùng đường tiểu. Khi mẹ bị nhiễm trùng đường tiểu sẽ xuất hiện triệu chứng đau và nóng rát khi tiểu; bụng dưới đau và vùng xương chậu cảm giác khó chịu; không kiểm soát khi đi tiểu và tiểu nhiều; nước tiểu vẩn đục đám mây, mùi chua và có thể lẫn máu.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Đau bụng dưới bên trái khi mang thai xuất phát từ nhiều nguyên nhân như táo bón, sảy thai sớm, chửa ngoài dạ con…Khi có xuất hiện tình trạng này, tốt nhất mẹ bầu nên thăm khác ngay để được bác sĩ kiểm tra và điều trị kịp thời.

  • Nguyên nhân nào gây nên tình trạng đau bụng dưới bên trái khi mới mang thai?
  • Mách mẹ bầu cách điều trị đau bụng dưới bên trái khi mới mang thai hiệu quả nhanh nhất

Nguyên nhân nào gây nên tình trạng đau bụng dưới bên trái khi mới mang thai?

1. Thai làm tổ

Khi thai vừa đậu thai thì hiện tượng đau bụng dưới bên trái là hoàn toàn bình thường nhé các mẹ. Đây chính là dấu hiệu giúp mẹ nhận biết thai đang làm tổ, bám vào đáy tử cung.

Bạn có thể chưa biết:

Bị đau lưng và đau bụng dưới khi mang thai có nguy hiểm không?

Đau bụng dưới bên phải khi mang thai – chuyện thường ngày hay dấu hiệu nguy hại?

Nguyên nhân đau bụng dưới bên trái khi mới mang thai có thể do thai đang làm tổ

2. Chửa ngoài dạ con

Hiện tượng chửa ngoài dạ con hay còn gọi là mang thai ngoài tử cung là biến chứng vô cùng nguy hiểm. Đó là những cơn đau bụng dưới bên trái khi mới mang thai khoảng 6-7 tuần tính từ thời gian thụ thai thành công.

Bình thường, trứng sau khi thụ tinh sẽ về tử cung làm tổ. Nhưng vì một số nguyên nhân nào đó mà được thay bằng vòi trứng hoặc ống dẫn trứng. Một số chị em từng bị viêm hố chậu, viêm tắc vòi trứng hoặc điều trị hiếm muộn mới có thai sẽ có nguy cơ cao chửa ngoài dạ con.

Nếu sau khi có thai đau bụng dưới bên trái dữ dội, cơn đau kéo dài theo từng cơn. Bên cạnh đó, mẹ còn buồn nôn, nôn và vùng nhạy cảm chảy máu bất thường thì cần đi khám ngay. Mẹ chớ có chủ quan vì có thể nguy hiểm đến tính mạng và khả năng sinh sản sau này.

3. Nhiễm trùng đường tiểu

Với một số ít mẹ bầu đau nhói bụng dưới bên trái khi mang thai có thể do nhiễm trùng đường tiểu. Khi mẹ bị nhiễm trùng đường tiểu sẽ xuất hiện triệu chứng đau và nóng rát khi tiểu; bụng dưới đau và vùng xương chậu cảm giác khó chịu; không kiểm soát khi đi tiểu và tiểu nhiều; nước tiểu vẩn đục đám mây, mùi chua và có thể lẫn máu.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Nếu mẹ bầu nhận thấy các biểu hiện này thì cần đi khám ngay để được bác sĩ thăm khám và can thiệp kịp thời.

4. Sảy thai sớm

Mẹ bầu có cảm giác đau quặn vùng bụng dưới bên trái hay bên phải, đi kèm với co giật và ra huyết hồng vùng nhạy cảm. Đây rất có thể là dấu hiệu sảy thai sớm mà các mẹ cần chú ý. Những cơn đau bụng dưới có thể âm ỉ và cảm thấy đau cả vùng lưng dưới hay xương chậu. Lúc này, mẹ có thể đã bị sảy thai nên cần được cấp cứu kịp thời.

Đau bụng dưới bên trái cũng có thể là dấu hiệu mẹ bị sảy thai sớm

5. Táo bón

Mang thai bị đau bụng dưới bên trái  có thể là dấu hiệu táo bón. Khi mang thai, cơ thể mẹ bầu có nhiều thay đổi. Trong đó, táo bón là hiện tượng phổ biến mà mẹ bầu nào cũng có thể gặp phải. Nguyên nhân chính là do sự thay đổi hormone khi mang thai khiến quá trình chuyển hóa thức ăn trong ruột chậm. Bên cạnh đó, mẹ bầu mệt mỏi, ốm nghén nên ăn uống thiếu chất xơ, rau xanh.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Chính những điều đó khiến mẹ bầu mắc chứng táo bón. Nếu để tình trạng này kéo dài khiến mẹ bầu mệt mỏi và nguy hiểm hơn bệnh có thể phát triển thành trĩ. Do đó, mẹ cần có chế độ ăn uống đầy đủ, đa dạng giàu rau xanh, chất xơ hơn và uống nhiều nước.

Mẹ bầu đau bụng dưới bên trái khi mới mang thai có thể do táo bón

Mách mẹ bầu cách điều trị đau bụng dưới bên trái khi mới mang thai hiệu quả nhanh nhất

Với những cơn đau bụng dưới bên trái do nguyên nhân thông thường thì mẹ có thể áp dụng ngay cách dưới đây. Mẹ sẽ thấy cơn đau bụng thuyên giảm ngay tức thì.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bạn có thể chưa biết:

Mới có bầu đau bụng dưới có sao không? Cách khắc phục hiệu quả?

  • Mẹ bầu nên nằm nghiêng bên sang bên phải một cách từ từ và nằm nghỉ ngơi thư giãn khi thấy cơn đau bụng dưới xuất hiện. Bên cạnh đó, mẹ bầu nên chọn cho mình tư thế thoải mái nhất như kê cao chân hoặc đặt gối ở phía sau lưng,…Hiện nay trên thị trường có bán các loại gối dành riêng cho bà bầu, mẹ có thể tìm mua để hạn chế đau bụng và có một giấc ngủ ngon.
  • Và tất nhiên, khi bước vào thai kỳ các mẹ buộc phải vận động một cách nhẹ nhàng. Ngay cả việc đứng lên hoặc ngồi xuống để tránh không phải chịu tác động đột ngột dẫn tới tình trạng chóng mặt, choáng. Mẹ cũng không được làm việc nặng, leo cầu thang nhiều gây kích thích co thắt tử cung, tăng nguy cơ bị vỡ ối sớm.
  • Thực hiện nhẹ nhàng các bài tập nghiêng theo hướng dẫn của bác sĩ. Việc tập luyện thể dục vừa làm giảm những cơn đau bụng dưới bên trái sẽ giảm rõ rệt vừa giúp mẹ bầu nâng cao sức khỏe, sự dẻo dai.
  • Các mẹ cũng có thể sử dụng túi nước ấm hay túi chườm nóng để lên vùng bụng bị đang đau.
  • Thường xuyên ngâm tắm với nước ấm vừa thư giãn tinh thần vừa giúp giảm đau bụng dưới.
  • Nếu mẹ bầu thấy cơn đau bụng dưới bên trái kéo dài và có chảy máu âm đạo thì cần phải đến bệnh viện kiểm tra ngay.
  • Thực hiện khám thai định kỳ theo chỉ dẫn của bác sĩ để giảm thiểu các nguy cơ tiềm ẩn đối với cả 2 mẹ con.

Mẹ nên nằm nghiêng sang bên phải và nghỉ ngơi khi thấy đau bụng dưới

Tổng kết

Hiện tượng đau bụng dưới bên trái khi mới mang thai có thể chỉ đơn giản là do thai đang làm tổ. Nhưng đừng vì thể mà các mẹ bầu chủ quan nên theo dõi các triệu chứng đi kèm để đi thăm khám kịp thời. Tránh những biến chứng có thể nguy hiểm tới tính mạng của cả mẹ bầu và thai nhi. Chúc các mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

Nguyenthi Huyen