Đau bụng dưới bên trái có phải có thai không? Dấu hiệu đau bụng này không giúp kết luận bạn đã có thai hay chưa. Để chắc chắn bạn nên đi khám để phát hiện kịp thời những bất thường của cơ thể.
- Nguyên nhân gây đau bụng dưới bên trái
- Đau bụng dưới bên phải có phải mang thai?
- Những dấu hiệu mang thai khác
- Phân biệt biểu hiện đau bụng do có thai với đau bụng thông thường hoặc đau bụng kinh
Nguyên nhân gây đau bụng dưới bên trái
Có rất nhiều nguyên nhân gây đau bụng dưới bên trái. Trong đó có nguyên nhân do:
Do hệ tiêu hoá
Bệnh viêm túi thừa cấp tính thường được chẩn đoán phổ biến nhất ở người lớn khi họ bị đau bụng dưới, bên trái. Những cơn đau thường xảy ra ở bụng dưới bên trái, vì đây là nơi mà dây thần kinh thường phát triển nhất.
Các triệu chứng khác có thể bao gồm đầy bụng, sốt, buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy hoặc táo bón.
Bạn có thể chưa biết:
Nắm rõ các dấu hiệu mang thai đầu tiên giúp mẹ chuẩn bị tốt cho một thai kỳ khoẻ mạnh
Do hệ thống sinh sản
Đối với phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, đau thắt ở vùng bụng dưới bên trái có thể cho thấy một vấn đề trong hệ thống sinh sản. Các khả năng bao gồm:
- Sảy thai;
- Mang thai ngoài tử cung;
- Nội mạc tử cung;
- U nang buồng trứng trái;
- Bệnh xoắn buồng trứng;
- U xơ tử cung.
Các bệnh lý trên nếu không đi thăm khám, điều trị kịp thời, rất có thể sẽ kèm theo một số triệu chứng khác như rối loạn kinh nguyệt, máu kinh không đều, vón cục màu đen, bụng dưới căng cứng, viêm nhiễm cơ quan sinh dục…
Đối với phụ nữ ở những lứa tuổi khác, khối u tử cung hoặc buồng trứng cũng được xem xét là nguyên nhân gây đau bụng dưới phía bên trái.
Những nguyên nhân khác
Các vết bầm hay khối máu tụ ở các cơ trong thành bụng có thể gây ra cơn đau bụng dưới bên trái. Những vấn đề có liên quan đến hệ tuần hoàn như phình động mạch chủ bụng (tình trạng động mạch chủ ở bụng phình ra như một trái bóng và có thể bị vỡ ra) cũng là một nguyên nhân của các cơn đau này.
Ngoài ra, cục máu đông hoặc viêm các mạch máu ở vùng bụng dưới bên trái cũng có thể dẫn đến những cơn đau đột ngột tại vùng này.
Như vậy, các cơn đau ở vùng bụng dưới bên trái có thể là do những nguyên nhân đơn giản như táo bón, rối loạn tiêu hóa, do giun sán…
Đau bụng dưới bên phải của nữ là dấu hiệu của các bệnh lý
- Viêm ruột thừa
- Hội chứng ruột kích thích
- Bệnh lý gan
- Sỏi niệu quản
- Bệnh lý phụ khoa
- Bệnh đường tiêu hóa
- Viêm bàng quang kẽ
- STDs (các bệnh lây truyền qua đường tình dục)
- Sa tạng
- Tắc nghẽn vùng chậu
- Đau vì sẹo phẫu thuật cũ
- Đau vì quan hệ tình dục
Vì vậy khi thấy các dấu hiệu đau bụng dưới bên phải của phụ nữ, bạn cần đến cơ sở y tế để thăm khám tìm ra nguyên nhân và điều trị kịp thời. Còn nếu bạn thắc mắc đau bụng dưới bên phải có phải mang thai hay không thì cũng như đau bụng dưới bên trái, cần có thêm các triệu chứng khác hoặc các xét nghiệm cần thiết để kết luận.
Đau bụng dưới bên trái có phải có thai không?
Câu trả lời là có thể nhưng chưa chắc!
Sau khi quan hệ tình dục có xuất tinh vào âm đạo, quá trình thụ tinh sẽ bắt đầu diễn ra. Trứng sau khi thụ tinh sẽ đi về phía buồng tử cung và bắt đầu làm tổ, quá trình này kéo dài trong 7-10 ngày. Lúc này, các tế bào phôi thai bám chặt vào thành tử cung tạo thành nhau thai. Trong lúc quá trình này diễn ra sẽ làm chị em có cảm giác đau bụng dưới.
Vậy đau 1 bên bụng dưới có phải mang thai hay không? Nếu bạn bị đau bụng dưới sau 7-10 ngày kể từ ngày quan hệ tình dục có xuất tinh vào âm đạo thì cũng có thể nghi ngờ mang thai. Tuy nhiên, chỉ với dấu hiệu này không thôi thì chưa thể khẳng định bạn có mang thai. Mà còn xem xét thêm nhiều dấu hiệu khác.
Như vậy, nếu chỉ dựa vào đau vùng bụng dưới thì chưa đủ cơ sở để có thể kết luận rằng chị em đã có thai. Tuy nhiên, trường hợp chị em đau lâm râm vùng bụng dưới dù trái phải kèm theo những dấu hiệu sau đây thì chắc chắn 100% chị em đã có tin vui rồi đấy.
Nhiều chị em thắc mắc đau 1 bên bụng dưới có phải mang thai hay không
Những dấu hiệu mang thai
Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Thị Phương Loan – Khoa sản phụ khoa – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng “Trong giai đoạn đầu mang thai, khi thai đang làm tổ khiến mẹ bầu bị đau bụng. Để cải thiện tình trạng này, mẹ bầu nên bổ sung nhiều chất dinh dưỡng trong rau và trái cây, đặc biệt là chuối có nhiều Kali. Uống nhiều nước mỗi ngày và các khoáng chất theo sự chỉ định cửa bác sĩ. Mẹ có thể tập các bài tập yoga cho bà bầu, massage cơ thể nhẹ nhàng”.
Bên cạnh đau bụng, khi mang thai mẹ bầu còn có các dấu hiệu dưới đây:
Đau đầu
Khi mang thai lượng estrogen thường tăng cao gây ra các cơn đau đầu khủng khiếp trong suốt 3 tháng đầu thai kỳ. Một số bà bầu nhạy cảm hơn, nhiều áp lực trong công việc, đau đầu có khả năng xuất hiện ngay những ngày thai đầu tiên.
Bạn có thể chưa biết:
Đau ngực có phải dấu hiệu mang thai hay không?
Thường xuyên đi tiểu
Sau khi thụ thai 2 -3 tuần, bà bầu sẽ đi tiểu nhiều. Nguyên nhân là do lượng hormone HCG tăng cao. Đây là một hiện tượng phổ biến ở các thai phụ trong 3 tháng đầu và 3 tháng cuối.
Ngực đau, căng tức
Do sự gia tăng hormone nên hai đầu vú căng, nhạy cảm và dễ đau khi đụng chạm cũng như sau 2 tuần thụ tinh, vú và núm vú to ra, quầng vú sẫm màu hơn, các tuyến sữa phát triển để chuẩn bị nuôi dưỡng thai nhi.
Mệt mỏi, chóng mặt, khó thở
Một trong những dấu hiệu mang thai sớm nhất là cơ thể mệt mỏi, chóng mặt. Triệu chứng này thường xảy ra khi thai nhi 1 tuần tuổi.
Nguyên nhân là do hormone progesterone trong cơ thể được tiết ra nhiều. Ngoài ra cơ thể đòi hỏi phải tạo ra nhiều máu hơn để đem chất dinh dưỡng đến cho thai.
Ngoài ra còn nhiều dấu hiệu đáng nghi ngờ khác bạn có thể tìm xem ở đây.
Phân biệt biểu hiện đau bụng do có thai với đau bụng thông thường hoặc đau bụng kinh
- Đau bụng lâm râm, đau lệch về một bên, đau nhiều khi đứng quá lâu, khi hắt hơi, khi cười… trong tháng đầu mang thai. Điều này thể hiện tình trạng thai đang trong quá trình làm tổ. Ngoài ra trong những tuần đầu của thai kỳ, bụng dưới của thai phụ sẽ có cảm giác tưng tức.
- Bà bầu cũng có thể đau bụng khi mang thai tuần đầu nếu bị ốm nghén và nôn ọe nhiều.
Vậy nếu các mẹ mong con có thắc mắc đau bụng dưới bên trái có phải có thai không? Thì các mẹ đã có câu trả lời rồi. Cần theo dõi thêm các cơn đau này mẹ nhé. Nếu các cơn đau này diễn ra thường xuyên và kéo dài, hãy đến gặp bác sĩ ngay để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Nguồn tham khảo: Phân biệt đau bụng kinh và đau bụng do có thai – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec.
Xem thêm:
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!