Đau bụng đau lưng nhưng không có kinh, liệu có phải bạn đang mang thai hay đây là dấu hiệu của một bệnh lý nào đó? Cùng tham khảo bài viết dưới đây để biết cách xử lý phù hợp khi gặp phải tình trạng này.
Nguyên nhân chị em bị đau bụng đau lưng nhưng không có kinh
Bạn có thể mang thai
Nếu như bị chậm kinh nhiều ngày cùng với đau bụng đau lưng thì đây cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo bạn đã mang thai.
Bạn có thể sử dụng que thử thai hoặc tới bệnh viện xét nghiệm máu, siêu âm để có kết quả chính xác nhất.
Bạn bị căng thẳng
Tâm lý căng thẳng là thủ phạm phổ biến gây đau lưng, đau bụng kèm chậm kinh. Chu kỳ kinh nguyệt của chị em bị ảnh hưởng nhiều bởi tâm lý.
Rối loạn kinh nguyệt khiến bạn đau bụng đau lưng nhưng không có kinh
Tình trạng này khá phổ biến, khi chứng rối loạn kinh nguyệt gây đau nhức lưng bất thường thì chị em cần thu xếp để đi thăm khám để có biện pháp điều trị kịp thời.
Các bệnh về sinh sản
Trong đó phổ biến nhất là u nang buồng trứng, u xơ cổ tử cung. Những khối u này sẽ lớn dần và chèn ép, tác động trực tiếp đến tử cung và bàng quang gây đau bụng dưới âm ỉ hoặc đau bụng kinh dữ dội trong những ngày hành kinh.
Ngoài ra, bệnh có thể gây rối loạn kinh nguyệt và ảnh hưởng lớn đến tỉ lệ thụ thai, có thể gây vô sinh nếu không được điều trị.
Bạn có thể bị nhiễm trùng đường tiết niệu nên bị đau bụng đau lưng nhưng không có kinh
Người bị nhiễm trùng đường tiết niệu thường bị đau bụng và đau một bên của lưng dưới. Nguyên nhân gây bệnh thường do vi khuẩn (đặc biết là E.coli) xâm nhập và gây bệnh.
Tương tự như viêm bàng quang kẽ, bệnh có thể gây ra những rối loạn tiểu tiện khiến người bệnh khó chịu, mất ngủ, ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống nếu không được chữa trị kịp thời.
Các bệnh về cột sống
Các bệnh về cột sống thường có xu hướng gây chậm kinh đau lưng đau bụng. Ngoài ra tình trạng thoái hóa cột sống, đau thần kinh tọa cũng là lý do chậm kinh đau lưng ở chị em
Hiện tượng tiền mãn kinh ở những phụ nữ lớn tuổi
Ở độ tuổi từ 45 – 50, phụ nữ phải đối mặt với hiện tượng tiền mãn kinh và mãn kinh – thời điểm buồng trứng hoạt động yếu hơn, nội tiết tố suy giảm, chu kì kinh nguyệt bị rối loạn.
Đây là nguyên nhân chính ở phụ nữ trung tuổi bị đau bụng kinh, đau lưng khi đến tháng nhưng không thấy máu kinh.
Do đó để đảm bảo an toàn sức khỏe sinh sản và điều trị sớm các bệnh lý (nếu có), chị em hãy thu xếp thời gian đến các thăm khám tại các cơ sở sản phụ khoa uy tín để có lời tư vấn chính xác nhất.
Chị em nên đi khám khi nào và khám tại đâu?
Nếu tình trạng trễ kinh đau bụng dưới, đau lưng âm ỉ kéo dài thì lời khuyên tốt nhất là chị em nên đi khám. Bác sĩ sẽ giúp bạn tìm ra nguyên nhân của việc trễ kinh. Từ đó có được phương pháp điều trị phù hợp và hiệu quả nhất.
Điều này sẽ giúp các bác sĩ sớm phát hiện ra những căn bệnh nguy hiểm mà chị em có thể mắc phải khi tình trạng này kéo dài. Từ đó có được “thời gian vàng” để điều trị dứt điểm bệnh, đảm bảo sức khỏe cho chị em.
Với các vấn đề sức khỏe liên quan tới bệnh phụ nữ, chị em nên tham khảo các cơ sở y tếchuyên về khám phụ khoa.
Tại đây bạn sẽ được kiểm tra khu vực âm đạo, xác định kích thước, vị trí của các bộ phận chính trong đó như cổ tử cung và buồng trứng.
Từ đó có thể phát hiện những viêm nhiễm, các bệnh lây qua đường tình dục, u xơ, u nang, ung thư cổ tử cung, …
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!