Có dấu hiệu có kinh nhưng không có kinh là tình trạng xảy ra ở một số phụ nữ. Đôi lúc, bạn sẽ cảm thấy bị đau bụng dưới, cơ thể mệt mỏi, nổi mụn… Thậm chí, tâm trạng trở nên tệ đi và dễ khiến bạn cáu gắt. Đây chính là những dấu hiệu phổ biến của kinh nguyệt.
Thế nhưng trên thực tế, có một vài nguyên nhân khác khiến bạn phải mắc phải tình trạng tương tự có kinh. Đừng lơ là bỏ qua bởi chúng có thể là triệu chứng ban đầu của những căn bệnh khác. Dưới đây là 7 lý do khiến bạn có dấu hiệu có kinh nhưng không có kinh.
Xuất hiện dấu hiệu có kinh nhưng không có kinh do rơi vào chu kỳ không rụng trứng
Chu kỳ không rụng trứng là tình trạng tương đối phổ biến ở phụ nữ. Có khoảng 10 – 18% chu kỳ không xảy ra hiện tượng rụng trứng. Nếu gặp trường hợp này, cơ thể vẫn sẽ xuất hiện các dấu hiệu báo trước ngày đèn đỏ. Tuy nhiên sau đó, bạn vẫn không có kinh nguyệt.
Chu kỳ kinh nguyệt không rụng trứng là nguyên nhân khá phổ biến
Dấu hiệu tương tự có kinh nhưng không có kinh cho thấy bạn đã có thai
Không ít người bị nhẫm lẫn dấu hiệu của mang thai với kinh nguyệt. Nguyên nhân bởi vì chúng có một số điểm tương đồng như co thắt bụng, căng ngực, mệt mỏi… Nếu trước đó bạn đã quan hệ tình dục không sử dụng biện pháp tránh thai, bạn nên tiến hành thử thai.
Khi phụ nữ mang thai, tử cung và hoóc-môn trong cơ thể sẽ có những biến đổi đáng kể. Những điều này gây nên tác động tương tự như chu kỳ kinh nguyệt. Ngoài ra lúc có thai, bạn có thể ra một ít máu. Đó không phải máu kinh mà là phản ứng của nội mạc tử cung khi bào thai làm tổ.
Có dấu hiệu có kinh do sử dụng biện pháp tránh thai bằng hoóc-môn
Tác dụng phụ phổ biến của phương pháp tránh thai có sự can thiệp của hoóc-môn là mất kinh. Nguyên nhân bởi vì chúng làm nội mạc tử cung mỏng đi nên kỳ kinh không thể xuất hiện.
Sử dụng biện phát tránh thai bằng hoóc-môn gây nên một số tác dụng phụ
Trong trường hợp bạn sử dụng thuốc tránh thai, cơ thể vẫn sẽ xuất hiện nhưng triệu chứng như căng tức ngực và đau bụng. Ngoài ra, âm đạo sẽ ra một lượng máu nhỏ chứ không ra máu nhiều như kinh nguyệt thực sự.
Áp lực, căng thẳng quá mức
Stress là lý do phổ biển khiến các chị em bị trễ hoặc mất kinh. Sự căng thẳng làm tăng nồng độ cortisol trong máu. Từ đó, nội tiết tố bị mất sự cân bằng.
Khi bạn cảm thấy căng thẳng quá mức, nội mạc tử cung vẫn phát triển nhưng lại không thể bong tróc. Vì vậy, bạn vẫn sẽ gặp các triệu chứng như có kinh nhưng kinh nguyệt lại không đến.
Dấu hiệu của bệnh lý về tuyến giáp
Tuyến giáp nằm ở vị trí trước cổ, đóng vai trò quan trọng trong việc điều tiết và điều hòa những chức năng của cơ thể. Chu kỳ kinh nguyệt là một trong số đó.
Khi tuyến giáp bất thường, lượng hoóc-môn được sản sinh ra thay đổi. Dù là suy giáp hay cường giáp thì hoóc-môn LH và FSH đều bị ảnh hưởng. Đây là hai loại hoóc-môn điều hòa sự rụng trứng và chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ.
Những bệnh lý về tuyến giáp sẽ khiến cho cơ thể xuất hiện vài triệu chứng như có kinh. Âm đạo có nguy cơ ra máu, còn phần bụng dưới co thắt gây đau nhói thường xuyên.
Dấu hiệu của hội chứng đa nang buồng trứng
Bên cạnh bệnh lý về tuyến giáp, hội chứng đa nang buồng trứng cũng gây ra những triệu chứng tương tự kinh nguyệt. Tình trạng này xuất hiện khi cơ thể dư lượng hoóc-môn androgen. Chức năng của buồng trứng bị ảnh hưởng, đồng thời cơ thể tăng cân mất kiểm soát và nhạy cảm với insulin.
Hội chứng đa nang buồng trứng khiến xuất hiện chu kỳ kinh nguyệt không rụng trứng
Hội chứng đa nang buồng trứng khiến bạn xuất hiện chu kỳ kinh nguyệt không rụng trứng. Ngoài việc ra máu âm đạo, phần bụng dưới cũng sẽ bị đau như đang hành kinh. Nguyên nhân bởi vì nhiều nang tăng trưởng trong buồng trứng và bị vỡ.
Theo thống kê, có khoảng 20% phụ nữ trên thế giới mắc hội chứng này. Nó thường xảy ra ở những người thừa cân do béo phì hoặc di truyền. Hiện nay, mặc dù chưa có thuốc chữa nhưng có thể sử dụng thuốc để kiểm soát triệu chứng và giúp chu kỳ kinh nguyệt đều đặn trở lại.
Nhiễm trùng phụ khoa gây dấu hiệu có kinh nhưng thực chất không phải
Những loại vi khuẩn lây bệnh qua đường tình dục như chlamydia và lậu cầu sẽ dẫn đến viêm vùng bụng chậu, gây nên cảm giác co thắt và đau bụng dưới tương tự như khi có kinh nguyệt.
Khi bị viêm nhiễm phụ khoa, bạn cần phải uống thuốc để điều trị. Do vậy, nếu phát hiện bị sốt, buồn nôn hay các dấu hiệu kinh nguyệt xảy ra bất thường, bạn nên nhanh chóng đi khám.
Có dấu hiệu có kinh nhưng không có kinh dự báo cho những điều bất ổn trong cơ thể. Đôi lúc, đó chỉ là sự xáo trộn hoóc-môn do những tác động ngoại cảnh. Tuy nhiên, bạn cũng không nên quá chủ quan. Để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng sinh sản, bạn nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám.
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!