Đang cho con bú uống thuốc ngừa thai được không? Mẹ cho con bú thực tế hoàn toàn có thể uống thuốc ngừa thai nhưng cần lựa chọn loại thuốc an toàn cho mẹ và bé, cũng như cần nhớ một số lưu ý khi uống thuốc ngừa thai trong giai đoạn này.
- Đang cho con bú uống thuốc ngừa thai được không?
- Những lưu ý khi mẹ bỉm uống thuốc ngừa thai
Đang cho con bú uống thuốc ngừa thai được không?
Uống thuốc ngừa thai là biện pháp phổ biến mà các cặp vợ chồng nghĩa đến khi muốn quay trở lại “nhịp sống” tình dục như trước khi sinh con. Tuy nhiên, biện pháp này lại gây ra khá nhiều trăn trở cho chị em vì không biết sẽ ảnh hưởng như thế nào đến dòng sữa để nuôi con.
Trên thực tế, khi đang cho con bú, chị em hoàn toàn có thể uống thuốc ngừa thai. Bác sĩ Hoàng Thị Ánh Tuyết – Khoa Sản phụ khoa – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park giải thích thêm, các thuốc ngừa thai hiện đang có trên thị trường sẽ có một trong hai hoạt chất levonorgestrel hoặc mifepriston 10mg. Trong đó, thuốc ngừa thai chứa hoạt chất mifepriston 10mg không khuyến khích mẹ đang cho con bú sử dụng. Vì vậy, để an toàn cho trẻ, mẹ có thể chọn những loại thuốc chứa hoạt chất levonorgestrel, loại có tên thương mại là Postinor 1 hoặc Postinor 2.
Mẹ đang cho con bú vẫn có thể dùng thuốc tránh thai (Nguồn: Unsplash)
Xem thêm:
Những lưu ý khi mẹ bỉm uống thuốc ngừa thai
Nhiều chuyên gia khuyến cáo các cặp vợ chồng nên dùng các biện pháp tránh thai khác như sử dụng bao cao su để vừa bảo vệ nguồn sữa mẹ, vừa phòng ngừa các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Tuy nhiên, trong trường hợp phải sử dụng thuốc tránh thai thì các chị em cần lưu ý những điều sau, được khuyến cáo từ bác sĩ Vũ Quang, bệnh viện Phụ sản Trung ương:
1. Chọn thuốc phù hợp
Sau khi uống thuốc tránh thai 24 tiếng, sẽ có khoảng 1-5% thuốc ngấm vào sữa mẹ. Để hạn chế sự ảnh hưởng của thuốc đến chất lượng sữa, mẹ nên chọn loại chỉ chứa một hormone progestin (mini-pill), loại hormone này hoạt động bằng cách “báo hiệu” giả cơ thể đang mang thai để ngừng phóng thích trứng. Đồng thời chúng sẽ tạo ra các điều kiện bất lợi làm cho tinh trùng khó tiếp cận được trứng hoặc phôi thai không thể làm tổ được trong tử cung, nói chung, sẽ gây khó khăn cho quá trình thụ thai. Với loại thuốc này, mẹ sẽ an tâm hơn vì ít tác động đến chất lượng và số lượng sữa. Lưu ý thêm rằng, loại thuốc có 2 thành phần (progestin và estrogen) chỉ nên dùng khi trẻ được ít nhất 6 tháng tuổi và bắt đầu ăn dặm.
Mẹ cần chọn loại thuốc tránh thai phù hợp, an toàn cho sữa mẹ. (Nguồn: Unsplash)
2. Uống đúng thời điểm
Mẹ chú ý chỉ nên bắt đầu quan hệ tình dục cũng như dùng thuốc tránh thai sau sinh ít nhất 6 tuần. Nếu có kinh trở lại trước mốc thời gian này, hãy uống thuốc ngay ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt. Nếu sử dụng loại thuốc mini-pill, chị em phải tuân thủ quy định uống đúng giờ mỗi ngày để thiết lập chu kỳ sinh học. Khi uống đúng giờ các bộ phận trong cơ thể sẽ hoạt động tốt hơn, giữ hormone ở mức ổn định, đảm bảo đạt hiệu quả cao nhất đồng thời tránh các tác dụng phụ. Nếu lỡ quên hoặc vì lý do gì không thể uống đúng giờ, hãy cố gắng không trễ quá 3 tiếng và phải kèm biện pháp tránh thai bổ sung. Nếu chị em quên uống thuốc, hãy dừng thuốc cho đến hết chu kỳ và dùng biện pháp tránh thai khác.
3. Hạn chế dùng thuốc ngừa thai khẩn cấp
Thực tế, các chuyên gia khuyên rằng việc dùng thuốc ngừa thai khẩn cấp không phải là lựa chọn tốt nhất. Thuốc tránh thai khẩn cấp chứa nội tiết tố nữ cao, nếu dùng nhiều trong quá trình cho con bú sẽ ảnh hưởng đến chất lượng và sự tiết sữa. Vì vậy mẹ cần thận trọng khi dùng thuốc tránh thai khẩn cấp trong giai đoạn nuôi con bằng sữa mẹ. Trong trường hợp bắt buộc phải uống, các mẹ tránh cho con bú trong khoảng 3-4 ngày và vắt bỏ sữa đã nhiễm thuốc.
Xem thêm:
Lần đầu uống thuốc tránh thai, chị em cần chú ý gì để đạt được hiệu quả tốt nhất?
4. Đề phòng nguy cơ gặp tác dụng phụ
Mẹ cần nhận thức các nguy cơ gặp phải tác dụng phụ vì thuốc tránh thai làm thay đổi hormone của cơ thể. Những tác dụng phổ biến như:
– Ảnh hưởng sức khỏe: Huyết áp tăng cao đột ngột có thể làm mẹ hoa mắt, chóng mặt, khó thở, buồn nôn… Bên cạnh đó, là các hiện tượng đầy hơi, chuột rút, xuất huyết âm đạo đột ngột mẹ nên nghỉ ngơi và tăng cường thực phẩm giàu đạm. Nếu tình trạng không được cải thiện, bạn hãy ngừng thuốc và xin ý kiến của bác sĩ sản phụ khoa.
– Ảnh hưởng đến tâm lý: Nhiều mẹ sẽ cảm thấy phiền muộn, căng thẳng, thất vọng, bồn chồn… Nếu gặp những tình trạng trên, chị em nên xin ý kiến tư vấn của bác sĩ sản phụ khoa.
Chóng mặt hoa mắt có thể là tác dụng phụ của thuốc tránh thai (Nguồn: Unsplash)
5. Thận trọng khi dùng kèm kháng sinh
Nếu dùng kèm với thuốc kháng sinh, thuốc tránh thai sẽ giảm tác dụng. Vì vậy mẹ nên chú ý:
– Thuốc kháng sinh, thuốc nội tiết tuyến giáp, thuốc chống tăng huyết áp, thuốc hạ sốt, giảm đau, … có thể làm giảm tác dụng của thuốc tránh thai.
– Các loại thuốc ngủ, an thần, chống động kinh, chống nấm, trị bệnh lao làm mất tác dụng của thuốc tránh thai.
Đang cho con bú uống thuốc ngừa thai được không? Mẹ bỉm hoàn có thể dùng thuốc ngừa thai để hạn chế sự có thai ngay sau khi sinh. Tuy nhiên, để bảo vệ nguồn sữa cho bé, mẹ cần chọn loại thuốc tránh thai an toàn và tuân thủ theo các quy định.
Nguồn thông tin: Nguyên tắc dùng thuốc tránh thai khi đang cho con bú – Zing.vn
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!