Các mẹ nhìn thấy quần của trẻ dính phân, nguyên nhân có thể do tình cờ hoặc do trẻ không chịu đi vệ sinh khiến phân són ra ngoài. Tuy nhiên, đây cũng có thể là dấu hiệu cho thấy trẻ mắc phải chứng đại tiện không tự chủ. Nếu các mẹ chưa từng nghe về chứng bệnh này, hãy cùng tìm hiểu thông tin trong bài viết nhé!
Đại tiện không tự chủ ở trẻ nhỏ là chứng bệnh xuất phát từ tình trạng táo bón kéo dài. Táo bón khiến phân trở nên cứng hơn và khó đào thải ra ngoài. Tình trạng này khiến trực tràng bị sưng, gây cản trở khả năng cảm nhận sự hiện diện của phân và khiến phân có thể bị rò rỉ ra ngoài.
Nguyên nhân gây ra chứng đại tiện không tự chủ
1. Táo bón
Đây là nguyên nhân hàng đầu gây ra căn bệnh này. Nguyên nhân:
- Chế độ ăn chứa ít chất xơ
- Nhịn đi đại tiện do sợ
- Uống ít nước hoặc uống quá nhiều sữa bò.
2. Các yếu tố cảm xúc
đại tiện không tự chủ
Trẻ phải đối mặt với những trường hợp gây căng thẳng. Hoặc phải trải qua những thay đổi đột ngột như trẻ bắt đầu đi học, thay đổi chế độ ăn uống…
Nhịn đi vệ sinh có thể khiến phân tích tụ trong đại tràng. Chức năng của đại tràng là hấp thu và làm khuôn thải bã thành phân để bài tiết ra ngoài. Nếu phân tích tụ ở đại tràng quá lâu, nước sẽ bị hấp thu nhiều khiến phân trở nên khô, cứng, dẫn đến khó bài tiết ra ngoài. Tình trạng này nếu kéo dài sẽ làm suy yếu các dây thần kinh và các cơ của đại tràng.
Dấu hiệu của chứng đại tiện không tự chủ
Bạn hãy chú ý đến các triệu chứng sau:
- Hay đi ngoài phân lỏng
- Trẻ có thể bị đau bụng
- Hoặc có thể bị nhiễm trùng đường tiết niệu
- Trẻ có thể bị trầy xước ở khu vực quanh hậu môn
- Thường hay giấu quần áo bẩn
- Trẻ có xu hương xa lánh bạn bè hoặc các thành viên trong gia đình
- Hoặc trẻ cảm thấy chán ăn.
Hậu quả của chứng đại tiện không tự chủ
Căn bệnh này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần của trẻ. Dưới đây là một số biến chứng mà trẻ phải đối mặt:
- Đại tràng bị phình to và suy yếu
- Trẻ có thể bị mất cảm giác xung quanh hậu môn
- Nhiều trẻ có thể cảm thấy xấu hổ, nhục nhã và thất vọng
- Trẻ có thể bị trêu chọc ở trường
- Dẫn đến có thể cảm thấy chán nản và thiếu tự tin.
Dưới đây là một số cách để điều trị chứng đại tiện không tự chủ:
- Bổ sung chất lỏng và nước vào chế độ ăn uống hàng ngày của trẻ để giúp làm mềm phân.
- Bạn nên cho trẻ ăn nhiều trái cây tươi, rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt và các loại thực phẩm giàu chất xơ khác. Một chế độ ăn giàu chất xơ có thể giúp điều trị các triệu chứng của bệnh này.
- Tập cho trẻ có thói quen đi vệ sinh ngay cả khi không muốn. Bạn nên để trẻ ngồi lên bồn vệ sinh từ 5 đến 10 phút vào giờ nhất định mỗi ngày.
- Luôn bình tĩnh và giữ thái độ tích cực kể cả khi trẻ đại tiện không tự chủ. Thái độ tích cực của cha mẹ có thể giúp trẻ vượt qua mọi tình huống khó khăn một cách dễ dàng, trong khi việc la mắng có thể khiến tình hình trở nên tệ hơn.
đại tiện không tự chủ
Nếu nghi ngờ trẻ đang gặp phải chứng bệnh này, bạn nên đưa trẻ đến bác sĩ khám ngay. Bác sĩ có thể chẩn đoán thông qua khám sức khoẻ, khám trực tràng, chụp X-Quang ổ bụng hoặc hỗ trợ về tâm lý.
Các bài viết liên quan:
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!