Đai đỡ bụng bầu là dụng cụ được nhiều mẹ tin dùng trong giai đoạn cuối của thai kỳ để nâng đỡ vùng bụng, giảm áp lực lên cột sống. Thực hư sản phẩm này có tác dụng đến đâu – Mời các mẹ cùng đọc bài viết và tìm hiểu thêm:
- Lợi ích của đai đỡ bụng bầu
- 1 số lưu ý khi sử dụng.
Đai đỡ bụng bầu – Mẹ đã biết những lợi ích của sản phẩm này chưa?
Đai đỡ bụng bầu là dụng cụ cần thiết cho mẹ trong giai đoạn mang thai, đặc biệt là vào thời điểm cuối thai kỳ. Bởi mẹ đang trong giai đoạn mang thai và cảm thấy mỏi lưng khi thai nhi ngày một phát triển lớn dần lên. Vào những tháng cuối của thai kỳ bụng mẹ ngày càng to sẽ làm cho việc di chuyển của bạn rất khó khăn, nhất là những bà mẹ đang bận rộn với những công việc bên ngoài, việc này làm cho sức khỏe của bạn ngày càng giảm dần, điều này hoàn toàn không tốt cho thai nhi chút nào. Nên chiếc đai nâng bụng bầu sẽ phát huy hết tác dụng của nó trong thời điểm này.
Bạn có thể chưa biết:
Cảnh báo! Tác hại khôn lường của đai nịt bụng, chị em nên ngừng sử dụng ngay trước khi quá muộn
Tuyệt chiêu nịt bụng sau sinh đúng cách, giúp mẹ lấy lại dáng xinh nhanh chóng!
Hỗ trợ giảm đau
Tình trạng đau lưng và đau khớp khi mang thai có thể gây khó chịu, khó khăn cho mẹ bầu trong lúc thực hiện các hoạt động hàng ngày. Một nghiên cứu trên tạp chí Spine đã điều tra sự phổ biến của đau lưng và đau xương chậu khi mang thai. Họ phát hiện ra rằng 71% phụ nữ phải chịu cảnh thắt lưng đau nhức và 65% mẹ bầu khó chịu ở vùng xương chậu. Đeo đai đỡ bụng khi mang thai có thể giúp hỗ trợ lưng dưới và bụng của bạn trong các hoạt động, từ đó giảm đau tổng thể.
-
Đau xương cùng chậu
Đau khớp xương cùng chậu thường xuyên xảy ra trong thai kỳ do sự gia tăng của relaxin, một loại hormone khiến cho khớp hông bị lỏng và kém ổn định hơn so với trước. Cơn đau xương cùng chậu khá nhói và đôi khi dữ dội ở lưng dưới liền kề với xương sống.
Nếu sử dụng đai nâng bụng cho bà bầu, bạn sẽ hỗ trợ khu vực này để giúp ổn định khớp, từ đó ngăn ngừa đau khi hoạt động.
-
Đau dây chằng tròn
Triệu chứng này xảy ra trong tam cá nguyệt thứ hai được mô tả dưới dạng đau âm ỉ đến đau nhói ở phía trước hông và dưới bụng. Nguyên nhân là do trọng lượng tăng thêm và áp lực lên những dây chằng có nhiệm vụ hỗ trợ tử cung đang phát triển.
Có nên dùng đai đỡ bụng bầu? Đai đỡ bụng cho bà bầu giúp phân bổ trọng lượng của em bé trên lưng và bụng, từ đó làm giảm áp lực lên dây chằng tròn cũng như giảm đau.
Đem đến tư thế phù hợp
Đai nịt bụng hoặc gen nịt bụng cung cấp các tín hiệu bên ngoài cơ thể để tạo điều kiện cho tư thế thích hợp. Nhờ khả năng hỗ trợ lưng dưới và thân người, đai đỡ bụng bầu khuyến khích tư thế đúng và ngăn ngừa việc kéo giãn quá mức.
Một trong những nguyên nhân điển hình của lưng bị kéo giãn trong thai kỳ là do trọng lượng cơ thể tăng thêm về phía trước kết hợp với sự kéo dài và suy yếu của các cơ hỗ trợ cột sống.
Giúp mẹ bầu sinh hoạt dễ dàng hơn
Tập thể dục khi mang thai có nhiều lợi ích sức khỏe tích cực, chuẩn bị cho mẹ bầu một thể trạng thật tốt để sẵn sàng cho hành trình vượt cạn sắp tới. Tập thể dục làm tăng cơ và sức chịu đựng cũng như giảm tỷ lệ mắc bệnh cao huyết áp, trầm cảm và đái tháo đường thai kỳ.
Nhiều mẹ bầu không thể tập thể dục hoặc làm việc trong khi mang thai do đau và khó chịu. Đeo đai đỡ có thể giúp giảm bớt các hạn chế này và cho phép bạn tham gia vào các hoạt động hàng ngày bình thường, nên mang lại lợi ích về thể chất và tài chính.
Bạn có thể chưa biết:
Sinh mổ thì bao lâu mới được nịt bụng? Nịt bụng như thế nào để an toàn và hiệu quả?
Mẹ sinh mổ phải đợi bao lâu thì được tắm gội và nịt bụng lấy lại vóc dáng?
Đai đỡ bụng bầu tạo ra lực nén nhẹ
Bạn đã bao giờ trải qua cảm giác khó chịu khi vận động mà không có trang phục hỗ trợ chẳng hạn như áo lót thể thao? Nguyên tắc này cũng áp dụng tương tự cho phụ nữ mang thai đang có em bé phát triển trong bụng. Sự nén nhẹ của đai đỡ bụng bầu có thể giúp hỗ trợ tử cung và giảm sự khó chịu khi di chuyển trong lúc thực hiện các hoạt động thể chất.
Tuy nhiên, việc nịt bụng quá chặt có thể làm giảm lưu thông máu cũng như tác động tiêu cực đến huyết áp. Nó có thể góp phần gây ợ nóng và khó tiêu.
Mẹ có thể tái sử dụng sau khi sinh con
Sức mạnh phần cơ giảm sút là hiện tượng phổ biến trong những tuần đầu tiên sau khi sinh. Cơ bắp và dây chằng bị kéo căng trong khi mang thai đòi hỏi phải có đủ thời gian để hồi phục. Mất sức do chăm sóc trẻ sơ sinh có thể gây trở ngại cho bạn và dẫn đến chấn thương.
Nhiều chị em nhận thấy rằng đeo nịt bụng sau sinh cung cấp thêm sự hỗ trợ cho bụng và lưng dưới, giảm cảm giác khó chịu. Một chiếc đai đỡ bụng giúp ích khá nhiều cho những phụ nữ đã trải qua tình trạng sổ bụng sau sinh (tách cơ bụng) bằng cách đưa cơ bụng trở lại nếu kết hợp cùng các bài tập cụ thể.
Tuy nhiên, đai đỡ bụng bầu chỉ là biện pháp tạm thời. Nó không thể chữa lành tình trạng tiềm ẩn hoặc rối loạn chức năng. Sử dụng đai đỡ bụng nhiều quá mức, bạn có thể khiến các cơ bắp bên dưới không được vận động, gây ra sự yếu kém về lâu dài trong tương lai.
Lưu ý khi sử dụng đai đỡ bụng bầu
- Các mẹ mang thai sau khi đã biết những công dụng của chiếc đai nâng bụng cho bà bầu hẳn sẽ rất háo hức tìm mua ngay 1 sản phẩm để hỗ trợ cho thời kỳ bầu bí. Tuy nhiên không nhất thiết phải sử dụng giai đoạn này trong suốt thai kỳ mà chỉ nên dùng khi mẹ đang mang thai từ tháng thứ 5 trở đi, khi bụng mẹ đã bắt đầu to ra nhiều và làm mẹ khó chịu.
- Cần lựa chọn sản phẩm có kích thước phù hợp với vòng bụng. Hãy lựa chọn các loại đai cho phép điều chỉnh kích thước hoặc quấn quanh xương chậu
- Có rất nhiều dạng đai như đai dạng băng quấn, dạng thắt lưng, dạng corset… Hãy hỏi tư vấn của người bán để chọn được sản phẩm phù hợp nhất với mẹ
- Đeo đai đỡ bụng hoặc quần áo hỗ trợ không quá 2 – 3 giờ mỗi lần để tránh phụ thuộc quá nhiều
- Các bài tập để tăng cường cơ ngang của bụng nên được thực hiện kết hợp với việc sử dụng đai đỡ để tăng cường cơ bắp cốt lõi cả trong và sau khi mang thai
- Luôn tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ trang phục có đè nén bụng bầu. Thai phụ thường có hệ tuần hoàn không ổn định hoặc huyết áp bất thường không nên sử dụng đai đỡ bụng bầu
- Đai đỡ bụng bầu chỉ có tác dụng tạm thời chứ không phải là giải pháp thay thế vĩnh viễn. Mẹ nên chú ý đến sự bất thường trong cơ thể và đến gặp bác sĩ vật lý trị liệu để giải quyết cơn đau liên tục cả trong và sau khi mang thai.
Xem thêm:
- Trầm trồ với hình ảnh bụng bầu qua các tuần, đáng ngạc nhiên nhất chính là tuần thứ 20
- Bụng bầu 6 tháng to như thế nào là đúng chuẩn? Mẹ bầu thay đổi ra sao ở tháng thứ 6?
- Cách phân biệt mập bụng và bụng bầu giúp chị em dễ nhận biết nhất
Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!