Tình trạng thai phụ bị đa ối và dư ối có khác nhau không?

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Đa ối và dư ối có khác nhau không? Hay hai khái niệm này là một? Nhiều thai phụ thắc mắc chưa hiểu rõ vấn đề này và sử dụng sai có thể gây ra những hiểu lầm đáng tiếc. 

Nước ối là gì? Vai trò của nước ối trong sự phát triển của thai nhi

Chắc hẳn tất cả chị em phụ nữ đều biết hay ít nhất đã từng nghe qua về khái niệm nước ối. Nhưng chưa chắc ai cũng có thể nói rành mạnh đó là gì trong cơ thể phụ nữ mang thai. Đây là một chất dịch loãng màu vàng nhạt bao quanh thai nhi, là yếu tố quan trọng cho thai nhi phát triển an toàn trong suốt thai kỳ. 

Có nước ối trong bụng sẽ giúp thai nhi cử động tự do trong bụng mẹ, cho phép bé phát triển toàn diện. Và vì quan trọng nên lượng nước ối này ít hay nhiều đều có ảnh hưởng đến bé. Thiếu ối, dư ối hay đa ối đều là vấn đề khiến bác sĩ và bà mẹ lo lắng.

Chỉ số nước ối như thế nào là bình thường?

Trong y khoa, các bác sĩ thường dùng chỉ số nước ối AFI (viết tắt của amniotic fluid index, đo lường bắng cm) qua siêu âm (đo theo kỹ thuật của Phelan) để xác định tình trạng ối của thai phụ. Chỉ số AFI bình thường nằm trong khoảng từ 5 đến 24 cm.

Các bác sĩ cũng có thể đo túi ối sâu nhất trong tử cung để xác định tình trạng ối. Các phép đo trên 8 cm thì sẽ được chẩn đoán là dư ối.

Tuỳ vào từng giai đoạn và tình trạng mỗi thai phụ thì lượng nước ối sẽ khác nhau. Vì mức nước ối sẽ tăng lên dần cho đến tam cá nguyệt thứ ba, sau đó giảm dần.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Nếu xét về lượng nước ối thì thông thường sẽ như sau:

  • 20 tuần tuổi, lượng nước ối khoảng 350ml
  • 25-26 tuần tuổi lượng nước ối là 670ml
  • 32-36 tuần nước ối ở thai nhi là khoảng 800 ml hoặc cao hơn
  • Từ tuần 40-42 nước ối sẽ giảm xuống còn khoảng từ 540 - 600 ml. Khoảng thời gian này mẹ sắp “vượt cạn”, do đó việc theo dõi chỉ số AFI cực kỳ quan trọng để biết tình trạng của bé

Đa ối và dư ối có khác nhau không? 

Thiếu ối là tình trạng chỉ số AFI nhỏ hơn hay bằng 5. Nếu nước ối còn dưới 3 thì đây là tình trạng vô ối, cực kỳ nguy hiểm vì có thể dẫn đến thai chết lưu hay sinh non.

Nhưng còn khái niệm đa ối và dư ối thì sao? Khái niệm đa ối và dư ối có khác nhau không?

Thoạt nghe thì có thể ta sẽ bị lúng túng vì không biết đây thực chất là hai tên gọi nhưng chỉ một tình trạng? Hay là chúng hoàn toàn khác nhau?

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Thực chất, đa ối và dư ối có khác nhau hoàn toàn. Cả hai đều chỉ tình trạng dư lượng nước ối quá mức cần thiết. Nhưng dư ối chỉ tình trạng ở thể nhẹ hơn đa ối. Tức là dư ối rồi mới qua đa ối nếu không khắc phục được.

Định nghĩa đa ối và dư ối có khác nhau qua chỉ số y khoa như sau:

  • Lượng nước ối: 800-1500ml thì được gọi là dư ối. Còn nếu lượng nước ối của thai phụ vượt mức 2000ml được gọi là đa ối.
  • Chỉ số AFI: dư ối khi trong khoảng 15-25cm; còn đa ối là khi vượt trên 25cm.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng đa ối hay dư ối?

Các nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng trên, đó là:

  • Bất thường về thể chất với thai nhi, chẳng hạn như khiếm khuyết tủy sống hoặc tắc nghẽn hệ thống tiêu hóa
  • Thai đôi hay đa thai
  • Tiểu đường thai kỳ ở mẹ
  • Bệnh thiếu máu ở thai nhi (bao gồm cả bệnh thiếu máu gây ra bởi sự không tương thích Rh, khi mẹ và em bé có các nhóm máu khác nhau)
  • Khiếm khuyết di truyền hoặc các vấn đề khác, chẳng hạn như nhiễm trùng
  • Không rõ nguyên nhân

Dư ối và đa ối được chẩn đoán và điều trị như thế nào?

Nếu bác sĩ nghi ngờ thai phụ bị dư ối hay đa ối thì sẽ yêu cầu mẹ làm thêm các xét nghiệm bổ sung để đảm bảo rằng chẩn đoán là chính xác. Tình trạng dư ối từ nhẹ đến trung bình có thể không cần điều trị bổ sung ngoài việc theo dõi kỹ càng.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Chỉ trong những trường hợp rất hiếm, là khi mẹ bị nặng thì mới được điều trị. Việc điều trị có thể bao gồm thuốc và dẫn lưu nước ối dư thừa.

Đôi khi, bác sĩ có thể sẽ thảo luận về việc sinh mổ nếu cảm thấy em bé quá lớn, hoặc quá rủi ro nếu sinh thường.

Mẹ thấy đấy, để phát hiện các bất thường ở thai nhi thì điều đầu tiên là mẹ phải thường xuyên khám thai đúng hẹn của bác sĩ. Đồng thời, hãy duy trì chế độ sống lành mạnh để đảm bảo an toàn tốt nhất cho mẹ và bé.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

mInH.tHu