Cúm mùa bùng phát ở Mỹ khiến 92 trẻ em tử vong, đây là đợt cúm mùa nguy hiểm nhất đối với trẻ em trong vòng 1 thập kỷ qua, trong khi dịch bệnh do virus corona chủng mới (COVID-19) đang hoành hành khắp thế giới.
Cúm mùa khiến 92 trẻ em qua đời ở Mỹ, cao nhất kể từ đợt bùng nổ nghiêm trọng trong giai đoạn 2009-2010
Theo các quan chức y tế Mỹ ngày 14-2, số trẻ em tử vong và tỉ lệ người trẻ nhập viện vì cúm mùa tại Mỹ đã đạt mức cao nhất kể từ đợt bùng nổ nghiêm trọng trong giai đoạn 2009-2010. Giới chuyên gia dự đoán xu hướng này sẽ duy trì trong vài tuần tới.
Cúm mùa bùng phát ở Mỹ khiến 92 trẻ em tử vong: Giới chuyên gia đánh giá đợt dịch bệnh hiện nay đặc biệt nguy hiểm đối với trẻ em và người trưởng thành trẻ tuổi
Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) thống kê tổng cộng 26 triệu người Mỹ đã mắc cúm mùa trong mùa thu-đông vừa qua, với khoảng 250.000 ca nhập viện và 14.000 người tử vong. Trong tuần qua vừa có thêm 14 trẻ qua đời do bệnh cúm mùa nâng tổng số ca tử vong vì bệnh cúm mùa nước này lên 92 trẻ em -cao hơn con số vào thời điểm này của dịch trong 10 năm trở lại.
Các loại virus tấn công trong cả 2 đợt cúm đều ảnh hưởng mạnh tới trẻ em và người trưởng thành trẻ tuổi. Tuy nhiên, các chuyên gia đánh giá đợt cúm này không nguy hiểm đối với người ở độ tuổi về hưu.
Dịch cúm mùa sớm trong năm nay được cho là ‘điều không may’ giữa lúc dịch covid-19 đang bùng phát. Nhiều nhà khoa học cảnh báo cả 2 dịch bệnh này đều có các triệu chứng khá giống nhau, dễ gây nhầm lẫn nếu không xét nghiệm chính xác. Cho đến nay, Mỹ đã ghi nhận 15 ca COVID-19, 13 trường hợp trong số đó từng đến thành phố Vũ Hán, Trung Quốc, tâm điểm của dịch bệnh.
Nhiễm Covid-29 và bệnh cúm mùa dễ gây nhầm lẫn nếu không xét nghiệm chính xác
Theo TS. Nancy Messonnier (Giám đốc Trung tâm Miễn dịch và Bệnh hô hấp quốc gia Mỹ) cho biết, số ca nhiễm bệnh và tử vong trong vài tuần qua đang có dấu hiệu tăng lên và ‘cao’ ở trẻ em. Thậm chí, ông còn cho rằng tỷ lệ tử vong của bệnh nhân trong thời gian này hoàn toàn có thể so sánh với dịch cúm mùa tại Mỹ vào năm 2017 – 2018 – thời điểm đã cướp đi mạng sống của 187 trẻ em. Do trẻ có sức đề kháng yếu nên trở thành đối tượng mắc bệnh cúm cao nhất. Hơn nữa, trẻ em cũng là đối tượng dễ mắc các biến chứng cúm mùa dẫn tới ngừng tim.
Theo ước tính từ CDC, từ 2019 – 2020 đã có 14.000 người chết và 250.000 người nhập viện vì bệnh cúm mùa. Đợt cúm mùa trước đó đã đạt đỉnh điểm vào cuối tháng 12-2019 và dần giảm xuống trong những tuần sau đó. Thế nhưng, đợt bùng phát mạnh mẽ trở lại đến vào ngay cuối tháng 1-2020. Ông William Schaffner, Giám đốc y tế của Tổ chức quốc gia về Bệnh truyền nhiễm cho biết: Cúm mùa ban đầu xuất hiện ở các bang phía Đông Nam nước Mỹ, sau đó lan rộng ra các khu vực lân cận. Điều đáng nói là, cho tới thời điểm hiện tại, cúm mùa không có bất kì dấu hiệu nào cho thấy nó sẽ chậm lại cả.
Cúm thường trực tiếp dẫn đến tử vong khi vi rút gây ra viêm phổi nặng
Tổ chức Y tế Mayo Clinic cho biết, triệu chứng của bệnh cúm mùa bao gồm sốt, đau họng, lạnh, đổ mồ hôi và mệt mỏi. Bệnh cúm mùa là căn bệnh xuất hiện hàng năm, rất phổ biến. Tuy nhiên, điều đáng lo ngại là nó có thể gây ra biến chứng viêm phổi, viêm phế quản, hen suyễn, các vấn đề về tim. Đây mới chính là nguyên nhân gây tử vong trực tiếp ở trẻ.
Bệnh cúm mùa là gì ?
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), bệnh cúm mùa là bệnh do virus cấp tính gây ra và rất dễ lây từ người sang người khi nói chuyện, ho, hắt hơi hoặc lây qua tiếp xúc với đồ vật có chứa virus.
Cúm mùa được chia thành 3 loại:
+ Cúm A: Đây là chủng cúm nguy hiểm nhất do virus H5N1, H1N1, H3N2… gây ra
+ Cúm C: Đây là loại virus gây cúm gần giống với cảm lạnh thông thường.
+ Cúm B: Chủng cúm này chỉ có 1 loại duy nhất lây qua đường hô hấp hoặc tiếp xúc.
Dấu hiệu biến chứng nguy hiểm đến tính mạng
Ở người lớn: Khó thở, thở nông; Choáng váng, mất phương hướng; Đau bụng dữ dội hoặc đau ở ngực; Nôn mửa dữ dội hoặc liên tục.
Ở trẻ sơ sinh: Sốt cao hơn 38 độ C ở trẻ từ 3 tháng tuổi trở xuống; Giảm lượng nước tiểu, tã ướt ít hơn bình thường; Không thể ăn; Có thể khóc nhưng không có nước mắt; Lên cơn co giật.
Ở trẻ nhỏ: Quấy khóc và không muốn được ôm; Không uống đủ nước, dẫn đến mất nước; Thở nhanh và/hoặc khó thở; Cổ bị cứng hoặc đau; Đau đầu, không giảm bớt khi dùng thuốc giảm đau; Da, vùng ngực hoặc mặt xanh tái nhợt; Không phản ứng với kích thích; Khó đánh thức dậy; Lên cơn co giật.
Nguồn Wedtretho.com
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của TheAsianParent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!