Tật cong chân ở trẻ có đáng lo ngại? Nguyên nhân và cách phòng tránh

Tật cong chân ở trẻ nhỏ gây lo lắng cho những người lần đầu tiên làm cha mẹ. Tuy nhiên, nó không phải lúc nào cũng tệ như mọi người nghĩ.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Chân vòng kiềng ở trẻ sơ sinh là hiện tượng gây lo lắng cho những người lần đầu tiên làm cha mẹ. Tuy nhiên, nó không phải lúc nào cũng tệ như mọi người nghĩ. Nắm được đặc điểm sinh lý của cơ thể bé và những thông tin dưới đây sẽ giúp ba mẹ không còn hoang mang khi con có chân vòng kiềng:

  • Tại sao lại có hiện tượng chân vòng kiềng ở trẻ sơ sinh?
  • Khi nào cong chân ở trẻ là bất thường?
  • Những lưu ý cho ba mẹ

Bài viết có phần đóng góp ý kiến chuyên môn từ bác sĩ Vũ Nhật Nam, Khoa Nội tổng hợp – Tim mạch – Lão học, Bệnh viện Quận Bình Thạnh.

Câu hỏi: Trẻ bị chân vòng kiềng có tự khỏi được không? Có cách gì giúp chân bé thẳng đẹp? Nên chú ý gì khi bồng / địu con để tránh chân bé bị cong?

Trả lời: 

Theo bác sĩ Vũ Nhật Nam, Khoa Nội tổng hợp – Tim mạch – Lão học, Bệnh viện Quận Bình Thạnh:

Chân vòng kiềng ở trẻ được phân thành hai loại là sinh lý và bệnh lý. Đối với chân vòng kiềng sinh lý, theo thời gian tự điều chỉnh, chân trẻ sẽ trở nên bình thường và không cần can thiệp vào 2 tuổi, chậm nhất là 3 hoặc 4 tuổi. Đối với nhóm bệnh lý, trẻ cần được thăm khám và có biện pháp can thiệp phù hợp tùy theo nguyên nhân gây ra.

Đối với trẻ có chân vòng kiềng, để khắc phục ba mẹ có thể áp dụng chế độ dinh dưỡng phù hợp cho trẻ, làm giảm nguy cơ phát triển các vấn đề về xương, bổ sung một số vitamin đóng vai trò thiết yếu như vitamin D, canxi, vitamin và khoáng chất. Bên cạnh đó cũng cần kiểm soát trọng lượng cơ thể trẻ, tránh gây áp lực quá tải khi trẻ bị thừa cân dẫn đến các chi dưới biến dạng. Ngoài ra, một số trường hợp trẻ sẽ được bác sĩ chỉ định cho đeo nẹp vào ban đêm, kết hợp với các bài tập giúp trẻ cải thiện sức mạnh và khôi phục lại tư thế đứng, đồng thời tăng cường sự dẻo dai ở chân cho trẻ.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Một số người cho rằng việc ẵm bé ngang nách sẽ là nguyên nhân gây nên chân vòng kiềng cho trẻ, tuy nhiên quan niệm này hoàn toàn sai lầm. Chính vì vậy khi phát hiện trẻ bị chân vòng kiềng, mẹ cần theo dõi kĩ và đưa trẻ đi gặp bác sĩ để được chẩn đoán nguyên nhân và có phương pháp can thiệp phù hợp.

Tại sao trẻ sơ sinh bị chân vòng kiềng?

Chân vòng kiềng là tình trạng chân bị cong, 2 đầu gối cách xa nhau ngay cả khi đặt 2 mắt cá chân sát gần nhau. Hiện tượng này còn được gọi là khớp gối quay vào trong bẩm sinh. Để kiểm tra, hãy đặt bé ở tư thế nằm ngửa, 2 chân duỗi thẳng, 2 mắt cá chân chạm vào nhau rồi đo khoảng cách giữa 2 đầu gối. Nếu con số đo được < 10cm thì tức là trẻ vẫn đang phát triển bình thường, còn nếu khoảng cách lớn hơn thì ba mẹ có thể đưa bé đến bệnh viện để bác sĩ kiểm tra thêm.

Đa số các trường hợp chân vòng kiềng ở trẻ sơ sinh đều trở nên bình thường khi con lớn lên khi nguyên nhân là do tư thế của thai nhi trong bụng mẹ. Việc xoa bóp hay nắn chỉnh chân cũng không có tác dụng gì.

Bạn có thể chưa biết:

Bé mấy tháng thì bế cắp nách được? Bế cắp nách có phải là nguyên nhân khiến chân trẻ bị vòng kiềng?

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Cố nắn chân cho trẻ sơ sinh có phải là mẹ đang hại con?

Khi thai nhi phát triển trong bào thai, chân của chúng gấp lại - hoặc uốn cong. Khi được sinh ra, trẻ vẫn nhớ nơi ở an toàn trong bụng mẹ. Đó là lý do tại sao chúng thích nằm co chân (và đa số trẻ đều làm như vậy!).

Khi được vài tháng tuổi, hiện tượng trẻ sơ sinh bị cong chân không đáng lo ngại vì trọng lượng cơ thể còn nhỏ. Xương của trẻ đang phát triển, nhưng chúng hoàn toàn khác với xương người lớn: xương trưởng thành tích trữ nhiều canxi - các bác sĩ gọi quá trình này là "hóa xương" còn xương của một đứa trẻ đang phát triển không thực sự là xương mà chủ yếu là sụn. Kết quả là, chúng không cứng như xương người lớn.

Xương trẻ sơ sinh có thể uốn cong khi áp lực thay đổi và tin tốt là chúng có thể trở về hình dạng ban đầu! Vì vậy, khi em bé bắt đầu tập đứng, đi bộ, rồi chạy, chân của bé sẽ hơi cong. Đây là hiện tượng sinh lý thông thường hay còn gọi là genu varum - đầu gối vẹo trong (trọng tâm của đầu gối chuyển vào trong).

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Đối các biến thể thông thường:

  • Bé sơ sinh bị chân vòng kiềng cân bằng ở cả hai đầu gối
  • Bé không bị chân thấp chân cao
  • Tật cong chân biến mất sau 3 tuổi.

Và tiếp theo là gì?

Sau 3 tuổi, xương chân của trẻ bắt đầu điều chỉnh, và tật cong vẹo, nếu có, sẽ biến mất.

Tuy nhiên, nó kéo theo hiện tượng trẻ sơ sinh bị chân vòng kiềng. Hiện tượng này thường thấy ở trẻ trong độ tuổi từ 3 đến 5.

Đây là cũng là một vấn đề sinh lý bình thường của tiến trình phát triển xương có tên gọi “khuỳnh đầu gối” hay genu valgum - "khớp gối vẹo ngoài" trong thuật ngữ y tế. Tình trạng này sẽ biến mất khi trẻ lên 8 tuổi.

Bạn có thể chưa biết:

10 lỗi sai khi bế con có thể dẫn tới thương tật vĩnh viễn

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Trẻ mấy tháng biết bò là tốt nhất cho hệ vận động?

Khi nào cong chân ở trẻ là bất bình thường?

Trong hầu hết các trường hợp, việc vẹo khớp gối ở trẻ em là do sinh lý, tuy nhiên có một vài trường hợp là do bệnh lý. Các bệnh phổ biến gây ra hiện tượng chân bé bị cong bao gồm còi xương và vòng kiềng.

Bệnh chân vòng kiềng

Là rối loạn tăng trưởng xương cẳng chân (xương chày). Nguyên nhân không được biết, có thể là do gen di truyền hoặc liên quan đến béo phì thời thơ ấu và tập đi sớm. Nó có thể xảy ra ở một hoặc cả hai chân, và thậm chí nó có thể là di truyền sang đời sau.

Trước khi 3 tuổi, không thể phân biệt giữa khuỳnh chân bình thường và bệnh vòng kiềng. Vì vậy, nếu chân bé không hết cong khi lên 4 tuổi, bạn chắc chắn phải lưu tâm.

Bệnh còi xương

Bệnh còi xương gây ra do thiếu Vitamin D. Chúng ta nhận được vitamin D hàng ngày thông qua việc tiếp xúc với ánh sáng mặt trời. Vitamin D rất cần thiết trong quá trình chuyển hóa canxi, giúp tích trữ canxi trong xương và răng.

Vì vậy, bạn có thể tưởng tượng rằng xương sẽ uốn cong dưới áp lực nếu lượng canxi không đầy đủ.Có nhiều nguyên nhân khác nhau của bệnh còi xương, nó phổ biến hơn ở trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn và ở trẻ em có:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo
  • Da sẫm màu
  • Ít tiếp xúc với ánh sáng mặt trời
  • Có hội chứng di truyền ảnh hưởng đến sản sinh Vitamin D
  • Bị bệnh Celiac (không dung nạp Gluten) gây trở ngại cho quá trình chuyển hóa vitamin D. Ngoài ra bệnh còi xương còn có các triệu chứng khác nữa, do đó, nếu nó là nguyên nhân gây cong chân, ta có thể chẩn đoán dễ dàng.

Những lưu ý cho ba mẹ

Đối với những người lần đầu làm cha mẹ, phát hiện bất thường ở con mình là điều rất đáng sợ. Chân trẻ sơ sinh bị vòng kiềng cũng có thể trở thành vấn đề gây lo lắng. Để em bé của bạn không bị cong chân khi lớn lên, bạn không nên vội vã để con tập đi sớm! Ngoài ra, hãy đảm bảo rằng:

  • Bé có đủ lượng vitamin D
  • Đảm bảo thời gian ngoài trời và chế độ ăn uống tốt cho bé
  • Bổ sung chất dinh dưỡng đặc biệt nhất là khi bạn có lối sống thành thị
  • Trẻ thừa cân có thể gặp vấn đề với đầu gối, hãy nhắc trẻ tập thể dục thường xuyên
  • Nhận biết báo động đỏ (xem phía dưới)

Con của bạn không cần giày dép đặc biệt, nẹp chân, hoặc phẫu thuật chỉnh hình nếu nó là vấn đề sinh lý thông thường.

Học cách tắm nắng cho trẻ sơ sinh:

Theo Bác sĩ chuyên khoa II Trần Thị Linh Chi - Trưởng khoa Nhi - Sơ sinh, Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng, sau khi trẻ ra đời từ 1-2 tuần là mẹ đã có thể cho bé phơi nắng để tổng hợp vitamin D từ sữa mẹ. Thời gian tốt nhất để phơi nắng cho bé là từ 6 giờ đến trước 9 giờ sáng. Ánh nắng ở thời gian này khá dịu, cả tia hồng ngoại lẫn tia cực tím đều yếu không gây hại cho bé. Lần đầu phơi nắng chỉ cần 10 phút, dần dần tăng lên tối đa là 30 phút mỗi sáng.

Báo động đỏ - Red flags

  • Tình trạng chân khuỳnh nghiêm trọng và cản trở việc đi lại
  • Nó vẫn tồn tại sau 3 tuổi
  • Trẻ bị khập khiễng hoặc đau đớn
  • Chỉ bị ở 1 bên chân
  • Trẻ thấp bé so với tuổi.

Nếu bạn không thấy những dấu hiệu này, con của bạn sẽ lớn lên và tật cong chân sẽ chỉ còn trong quá khứ. Tuy nhiên, nếu bạn quá lo lắng, đừng ngại đến gặp bác sĩ.

Theo: theAsianparent Singapore, Vinmec

Xem thêm

Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

Mecoca