Bé mấy tháng thì bế cắp nách được? Theo các chuyên gia, bế cắp nách chỉ phù hợp với các bé hơn 6 tháng tuổi; tốt nhất là khi trẻ gần 1 tuổi. Và việc con bị chân vòng kiềng không hẳn là do việc bế cắp nách.
- Vì sao cha mẹ cần học cách bế bé đúng chuẩn?
- Bé mấy tháng tuổi bế cắp nách được?
- Có hay không việc bế cắp nách con bị chân vòng kiềng?
- Bé mấy tháng thì bế cắp nách được? Cần lưu ý gì khi bế ẵm trẻ?
Vì sao cha mẹ cần học cách bế bé đúng chuẩn?
Bế hay ẵm trẻ là 1 trong những bước căn bản nhất đối với các bậc cha mẹ trong quá trình chăm sóc trẻ sơ sinh. Nhưng không phải ai cũng biết bế trẻ đúng cách. Trọng lượng đầu của 1 em bé sơ sinh nặng bằng ¼ cơ thể nhưng xương cổ của bé lại rất yếu, chưa thể tự nâng đỡ được đầu và toàn bộ cơ thể. Vì vậy, bế trẻ sơ sinh cũng đòi hỏi người lớn có kỹ năng thành thạo để đảm bảo an toàn cho con.
Không đơn giản chỉ là bế trẻ lên và di chuyển, nhiều tư thế nâng đỡ không đúng cách có thể vô tình làm tổn thương đến cơ thể non nớt của bé.
Bé mấy tháng tuổi bế cắp nách được?
Bé mấy tháng thì bế cắp nách được? Một trong những tư thế bế ẵm khiến trẻ thoải mái nhất là bế bên hông hay còn gọi là bế cắp nách.
Theo các chuyên gia, trong số các tư thế bế trẻ nhỏ, kiểu bế cắp nách chỉ phù hợp với các bé hơn 6 tháng tuổi. Tốt nhất là khi trẻ gần 1 tuổi, đã đứng vững và đang tập đi.
Thời điểm bế ẵm nách không chỉ phụ thuộc vào số tháng tuổi mà còn dựa vào việc trẻ đã kiểm soát được đầu, cổ hay chưa. Đối với những em bé khỏe mạnh, không có vấn đề nào bất thường trong phát triển thể chất thì từ 6 tháng tuổi trở lên, cơ thể bé cũng đã dần trở nên cứng cáp hơn.
Khi thấy con đã có thể ngồi tương đối vững, tự giữ thẳng cơ thể, đầu không gục gặc nữa, mẹ có thể chuyển sang tư thế bế cắp nách. Tuy nhiên, nếu thời điểm 6 tháng mà bé còn chưa ngồi được hoặc thể trạng yếu, mẹ cũng đừng vội vã chuyển sang cách bế này.
Có hay không việc bế cắp nách con bị chân vòng kiềng?
Bé mấy tháng thì bế cắp nách được? Khi nào làm chân trẻ bị vòng kiềng?
Đối với những bậc cha mẹ không biết chính xác trẻ mấy tháng bế cắp nách được thường vô tình chọn bế bé bằng tư thế này vào những thời điểm không thích hợp. Việc bế nách quá sớm, đặc biệt là khi trẻ dưới 6 tháng tuổi có thể làm ảnh hưởng đến sự phát triển của xương chậu, xương đùi, xương cẳng chân.
Việc bế con sai cách có thể làm cho bé bị chân vòng kiềng, chân chữ X, chữ O, tạo dáng đi rất xấu. Bé gái có thể bị méo khung xương chậu và bé trai bị lệch tinh hoàn do ở tư thế này con phải dạng rộng 2 chân, áp sát vào cơ thể mẹ và chịu sự tác động từ hông của người bế.
Cẩn trọng khi chân bé vòng kiềng, nguyên nhân không hẳn do mẹ bế cắp nách
Tuy bế cắp nách quá sớm có thể ảnh hưởng đến cấu trúc xương của trẻ nhỏ nhưng điều này không có nghĩa là mẹ không được phép bế bé ở tư thế này.
Bé có dấu hiệu chân vòng kiềng thì nguyên nhân hoàn toàn không phải do mẹ bế sai cách. Có không ít trường hợp trẻ bị còi xương, thiếu vitamin D nên hệ xương phát triển không vững chắc. Nguyên nhân khác là do cơ thể quá nặng, dồn toàn bộ trọng lực xuống chân nên chân phải vòng kiềng để tạo thế chắc cho cơ thể.
Theo bác sĩ Nguyễn Ngọc Hưng, trưởng khoa phẫu thuật chỉnh hình, Bệnh viện Nhi Trung ương “ Thực tế, trẻ có 2 lần chuyển dạng sinh lý về xương từ khi sinh ra đến lúc 5 tuổi, tức là chân bé đang thẳng lại cong rồi đang cong lại thẳng.
Vì thế, nếu bạn thấy chân con vòng kiềng trong giai đoạn này, đừng vội lo lắng đó chỉ là bé đang trong thời kỳ 2 lần thay đổi đó. Và tuyệt đối, bố mẹ không nên đưa con đi chữa trị, nhất là mổ nắn xương chân trước 5 tuổi nếu bé không có bệnh lý gì khác”.
Làm gì để phòng tránh tình trạng chân vòng kiềng ở trẻ?
- Bổ sung đủ vitamin D3, canxi cho bé qua chế độ ăn uống của mẹ cho con bú, và của bé.
- Từ bỏ thói quen bế cắp nách trẻ, khi bế nên khép đùi bé về phía sau để giúp làm thẳng chân bé;
- Thường xuyên tập cho con các bài tập vận động nhẹ nhàng để phát triển cơ bắp;
- Tắm nắng cho trẻ đúng cách cũng là cách bổ sung vitamin D3 hợp lý;
- Không ép trẻ đi đứng quá sớm khi hệ xương chân chưa đủ thời gian phát triển.
Bé mấy tháng thì bế cắp nách được? Cần lưu ý gì khi bế ẵm trẻ?
- Khi bế 1 em bé sơ sinh, đặc biệt là trẻ dưới 3 tháng tuổi, người lớn luôn phải thật cẩn thận khi nâng đầu và cổ bé. Mẹ cần dùng 1 tay để đỡ đầu, 1 tay nhấc phần mông và lưng của bé để nâng con lên ngang ngực mình đồng thời lựa chọn những cách bế phù hợp khiến con thoải mái nhất;
- Tư thế bế cắp nách thường rất thuận tiện cho mẹ và thoải mái cho bé. Mẹ có thể chuyển dần từ bế vác hoặc bế dựa lưng sang bế bên hông và quan sát xem bé có phản ứng nào khó chịu không;
- Nếu vừa phải bế bé vừa làm việc khác, hãy lưu ý để các vật nguy hiểm như dao, kéo… ngoài tầm với của bé;
- Người lớn chỉ nên bế bé trong trạng thái tinh thần vui vẻ, thoải mái, dễ chịu nhất;
- Tuyệt đối không rung lắc trẻ sơ sinh hoặc bế xốc bé lên một cách mạnh bạo vì có thể làm bé bị vẹo cổ và gây ra các tật ở xương cổ sau này;
- Luôn rửa tay sạch khi bồng bế bé nhằm phòng tránh bệnh tật có thể lây nhiễm cho bé.
Cho đến trước khi bé yêu biết đi thành thạo, bế ẵm là hành động thể hiện tình cảm mà người thân dành cho trẻ. Tuy vậy thì cha mẹ cũng đừng quên việc bảo đảm an toàn cho bé yêu của mình nhé.
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!