Có thai nhưng vẫn có kinh nguyệt bình thường là do mẹ nhầm lẫn giữa máu báo thai và máu kinh. Tuy nhiên có thể đây là biểu hiện thai ngoài tử cung hoặc sảy thai sớm. Đây là những nội dung mà bạn sẽ có được:
- Có thai mà vẫn có kinh có sao không?
- Cần lưu ý gì trong trường hợp này?
- Điều mẹ nên làm trong trường hợp này
Có thai nhưng vẫn có kinh nguyệt bình thường?
Theo như lý thuyết, khi trứng gặp tinh trùng và thụ thai thì cơ thể của mẹ sẽ bắt đầu sản xuất các hormone mang thai. Đồng thời, chu kỳ kinh nguyệt của phái đẹp sẽ biến mất tạm thời trong khoảng thời gian thai nhi nằm trong bụng.
Đây còn được gọi là máu báo thai với những triệu chứng tương tự như hành kinh. Tuy nhiên, lúc này lượng máu lại rất ít và chỉ kéo dài từ 1 đến 2 ngày.
Lý giải cho hiện tượng này là do hợp tử đang làm tổ để bám vào thành tử cung. Do có biểu hiện giống như chu kỳ kinh nguyệt nên rất nhiều chị em nhầm lẫn với “ngày dâu” và nghĩ rằng có thai nhưng vẫn có kinh nguyệt bình thường hoặc có kinh vẫn có thai.
Máu báo thai xuất hiện khi nào? Bình thường, máu báo thai sẽ xuất hiện sau khi thụ tinh trong vòng từ 8 – 12 ngày. Để phôi thai di chuyển và bám vào thành tử cung cần một khoảng thời gian nên máu báo sẽ không xuất hiện ngay sau khi thụ tinh.
Thực tế, một số trường hợp thử que 2 vạch nhưng sau đó vẫn thấy chảy máu như kinh nguyệt vẫn tồn tại. Nói một cách đơn giản, khi phát hiện có thai sớm, thời điểm thụ thai trùng với thời điểm có kinh nguyệt, vì túi ối chưa phát triển nhanh nên vẫn còn khoảng trống giữa niêm mạc túi ối và niêm mạc tử cung.
Khi đó, niêm mạc tử cung vẫn bong tróc dẫn đến hiện tượng chảy máu. Tuy nhiên, hiện tượng này lại ít phổ biến ở mọi phụ nữ khi cấn thai.
Máu đầu thai kỳ phần lớn chính là máu báo thai (Nguồn ảnh: iStock)
Khám phá thêm:
Cần lưu ý gì trong trường hợp này?
Phần lớn phụ nữ mang thai sau khi biết có thai lại vẫn thấy có hiện tượng ra máu giống như chu kì kinh nguyệt. Thông thường, bạn sẽ dễ nhầm tưởng là có kinh vẫn có thai.
Theo các bác sĩ chuyên khoa, hiện tượng này là rất bất thường, xuất hiện không hiếm gặp ở một số thai phụ. Khi đã có thai thì không thể có kinh nguyệt, nếu đã thụ thai mà xuất hiện hiện tượng chảy máu, các mẹ có khả năng đối mặt 2 tình trạng rất phổ biến dưới đây.
Nguy cơ dọa sẩy thai
Phần lớn trường hợp bị ra máu ở những tháng đầu tiên mang thai là dấu hiệu của hiện tượng dọa sẩy thai sớm. Đây là tình trạng rất nguy hiểm, bạn nên nhanh chóng đến bác sĩ để có biện pháp can thiệp kịp thời nhé.
Theo BSCKI. Dương Ngọc Vân – Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC, nếu mới xuất hiện dấu hiệu dọa sảy thai thì mẹ vẫn còn cơ hội giữ thai an toàn và đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và con, yêu cầu là có sự can thiệp y tế càng sớm càng tốt.
Các dấu hiệu dọa sảy thai mẹ bầu cần biết đó là:
– Đau âm ỉ, đau tức từng cơn ở vùng bụng dưới.
– Bị mỏi ở vùng thắt lưng thường xuyên.
– Ra dịch nhầy kèm vài giọt máu hoặc dịch màu đen, đỏ sẫm, hồng nhạt
– Thấy bong nhau, dọa sảy khi siêu âm thai.
Thai ngoài tử cung
Thai ngoài tử cung là khái niệm dùng để chỉ những trường hợp thai không nằm trong lòng tử cung. Thay vào đó, nó lại nằm ở những vị trí khác bên ngoài tử cung.
Nguyên nhân có thai ngoài tử cung là gì?
- Viêm nhiễm vòi trứng: Chlamydia, lậu
- Tiền sử nạo phá thai, phẫu thuật vòi trứng, phẫu thuật vùng chậu
- Bẩm sinh khiến vòi trứng bị hẹp hoặc tắc
- Nguyên nhân khác: lạc nội mạc tử cung, u nang buồng trứng
- Không xác định được nguyên nhân
Thai ngoài tử cung sẽ gây ra tình trạng chảy máu đầu thai kỳ (Nguồn ảnh: benhvien108)
Với trường hợp thường gặp nhất là thai ở vòi trứng, khi thai vỡ, mẹ sẽ thấy có máu chảy ồ ạt vào ổ bụng, đe dọa đến tính mạng, sức khỏe của bản thân.
Thông thường, thai ngoài tử cung sẽ chiếm tỷ lệ thấp từ 4,5 đến 10,5/1000, tương đương với trong 1.000 người có thai sẽ có từ 4 đến 10 trường hợp có khả năng đối mặt với tình trạng thai ngoài tử cung.
Nếu phái đẹp có thai ngoài tử cung vỡ một lần, khả năng cao bị thai ngoài tử cung lần sau sẽ rất cao. Dấu hiệu phổ biến của trường hợp mang thai ngoài tử cung là trễ kinh hoặc rong huyết.
Lượng máu xuất ra do thai ngoài tử cung thường ít, bầm đen, không đông lại. Với trường hợp này, thai của bạn sẽ không có khả năng giữ được.
Khám phá thêm:
Điều mẹ nên làm trong trường hợp này
Mẹ cần đi khám để đảm bảo thai nhi an toàn (Nguồn ảnh: iStock)
Nếu gặp phải hiện tượng ra máu khi mang thai, đặc biệt là ở 3 tháng đầu và cuối thai kỳ, bạn nên cẩn trọng và đến gặp bác sĩ để có biện pháp can thiệp kịp thời nhé.
Nhất là tình trạng chảy máu kèm với những dấu hiệu bất thường như đau bụng và co rút mạnh và liên tục, chóng mặt, bị ngất, xuất hiện máu có màu sắc bất thường, thai nhi không cử động… Khi đó, các chị em nên nhất định phải đi bệnh viện ngay lập tức.
Qua bài viết này, các mẹ chắc hẳn cũng đã giải đáp được thắc mắc vấn đề có thai nhưng vẫn có kinh nguyệt bình thường rồi đúng không nào. Điều quan trọng là nên thường xuyên theo dõi tình trạng sức khỏe và khám bác sĩ theo lịch hẹn để đảm bảo an toàn cho mình và thai nhi nhé.
Nguồn thông tin: Dấu hiệu sảy thai và dọa sảy thai mẹ bầu nào cũng cần “nằm lòng” – Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC
Xem thêm:
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!