Bà bầu ăn ghẹ có tốt không? Bầu ăn cua được không? Một số ý kiến cho rằng việc ăn cua hay các loại hải sản trong quá trình mang thai có thể gây hại cho mẹ và thai nhi. Tuy nhiên thực tế là bạn vẫn có thể ăn cua với lượng 200 gram thịt cua/ tuần. Đặc biệt thịt cua phải được làm sạch và nấu kỹ. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết sau nhé:
- Bà bầu có nên ăn cua ghẹ?
- Bà bầu ăn ghẹ có tốt không? Ăn cua được không?
- Những lưu ý kèm theo cho mẹ bầu khi ăn cua
Bà bầu có nên ăn cua ghẹ?
Cua ghẹ là thực phẩm giàu chất dinh dưỡng giàu canxi củng cố sự phát triển của thai nhi, giúp cung cấp nguồn dinh dưỡng dồi dào, tăng cường hệ miễn dịch. Ngoài ra ăn cua ghẹ còn giúp mẹ bầu chống lại bệnh thiếu máu, giúp bổ sung hàm lượng sắt duy trì hemoglobin.
Tuy nhiên bạn cần lưu ý một vài điều cũng như cách dùng để bảo sức khỏe của mẹ và cả bé yêu. Vì vậy trước khi tìm hiểu có thai ăn cua được không, chị em hãy cùng chúng tôi tìm hiểu rõ về thành phần dinh dưỡng của món ăn này.
Xem thêm >>>>
Dưỡng chất có trong thịt cua
Cua là loại thực phẩm chứa nhiều dưỡng chất bổ dưỡng cho cơ thể con người như canxi, omega-3, vitamin nhóm B. Cứ 100g cua lại chứa đến 500mg-1000mg chất béo. Thịt cua đồng chứa hàm lượng kẽm, selen cao hơn cả thịt gà. Thịt cua biển có chứa 5-8% sắt và kali và nhiều nhất là vitamin B12.
Ngoài ra, thịt cua nói chung chứa một lượng lớn canxi. Vì vậy nó được xem như nguồn bổ sung canxi tự nhiên hữu ích cho phụ nữ mang thai. Trong thời kì thai nghén, mẹ và bé đều cần được cung cấp một lượng lớn canxi để bổ sung cho hệ xương và răng. Thiếu canxi, mẹ bầu có thể đối mặt các cơn đau nhức khớp xương, chảy máu chân răng… Thai nhi thiếu canxi sinh ra nhẹ cân, thấp còi.
Cua là nguồn cung cấp các loại omega3, vitamin và khoáng chất dồi dào có lợi cho sự phát triển của thai nhi. Đồng thời thành phần axit amino và chất chống oxy hóa trong cua giúp tăng cường sinh lực và hệ miễn dịch của mẹ bầu khi mang thai.
Hàm lượng sắt dồi dào trong thịt cua giúp mẹ tránh khỏi nguy cơ mắc bệnh thiếu máu và duy trì mức hemoglobin ổn định ở trẻ sơ sinh. Folate trong cua cũng giúp ngăn ngừa khuyết tật ống thần kinh ở trẻ sơ sinh.
Và những hoạt chất gây hại
Mặc dù là thực phẩm giàu dinh dưỡng, tuy nhiên trong thịt cua, đặc biệt là cua biển lại chứa một lượng nhỏ thủy ngân có thể gây dị tật hệ thần kinh nếu mẹ bầu ăn phải.
Ngoài ra, người ta cũng tìm thấy 2 loại chất độc là dioxin và polychlorinated biphenyls là chất gây phát ban vô cùng độc hại.
Một lượng nhỏ dioxin và polychlorinated biphenyls nếu nhiễm phải có khả năng tấn công hệ miễn dịch. Nó phá hủy chức năng hệ thần kinh, tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh gây sinh non, sảy thai ở thai nhi.
Vậy bà bầu ăn ghẹ có tốt không? Ăn cua có được không?
Nói chung ăn đa dạng các loại cá, ốc và hải sản rất tốt cho sức khỏe, đặc biệt là phụ nữ khi mang thai. Vì những dưỡng chất có trong cá, ốc và hải sản vô cùng tốt cho sự phát triển toàn diện về trí não và cơ thể của bé.
Bác sĩ chuyên khoa I Trương Nghĩa Bình – Bác sĩ Chuyên khoa sản – Khoa Sản Phụ Khoa – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng cho biết, mẹ mang thai có thể ăn cua, nhưng cần hạn chế trong 3 tháng đầu thai kỳ. Mặc dù là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao nhưng cua và các sản phẩm từ cua gây co thắt tử cung, xuất huyết trong, thậm chí có thể dẫn đến lưu thai. Hàm lượng cholesterol cao trong thịt cua cũng ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của phụ nữ mang thai.
Trong giai đoạn mang thai, mẹ bầu có thể ăn khoảng 200g cua, mỗi tuần 2 lần. Tuy nhiên, tùy cơ địa và thể trạng của mỗi người mà có thể thay đổi tăng, giảm. Ngoài ra thịt cua phải được làm sạch và nấu kỹ. Bạn tuyệt đối không nên ăn những sản phẩm chế biến từ cua sống như sushi hay sashimi vì chúng không được làm chín và có thể gây hại cho cả mẹ và thai nhi. Vì thế trước khi ăn cua, mẹ bầu nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé nhé.
Ngoài cua ra, mẹ bầu cũng cần lưu ý không nên ăn các bộ phận hay ruột của ốc, hến và cá vì chúng chứa hàm lượng thủy ngân cao.
Nguy cơ đáng ngại nhất khi ăn hải sản trong thai kỳ đó là chúng chứa các chất độc tự nhiên như PBCs, thủy ngân và dioxin. Người ta còn chứng minh được rằng các thực phẩm cua đông lạnh có thể khiến người ăn nhiễm khuẩn hình que.
Xem thêm >>>>
Bầu 6 tháng ăn mực được không và ăn thế nào để an toàn cho thai nhi?
Những lưu ý kèm theo cho mẹ bầu khi ăn cua ghẹ
Để đảm bảo an toàn cho mẹ bầu và thai nhi, chị em cần lưu ý những vấn đề sau khi ăn cua:
Thịt cua phải tươi, sạch
Có nên ăn cua đồng khi mang thai? Được và vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm là một trong những vấn đề quan trọng trong thai kỳ. Bà bầu ăn cua biển nên lựa những cơ sở cung cấp cua có uy tín. Bạn không nên ham rẻ mà mua cua chết hoặc những con cua sắp chết.
Đặc biệt, mẹ bầu nên ăn cua tươi sống, được chế biến trong ngày, không nên ăn thực phẩm đã để qua đêm hoặc còn thừa phải nấu đi nấu lại nhiều lần.
Mách mẹ bầu cách lựa cua ngon:
- Chọn cua tươi, khỏe, lành lặn, cầm chắc tay.
- Muốn mua cua chắc thịt, mẹ dùng tay bấm nhẹ vào phần yếm bụng, nếu thấy cứng là cua có nhiều thịt.
Ăn chín, uống sôi
Mẹ bầu ăn cua được không? Mẹ bầu ăn cua được. Nhưng nếu khi ăn cua, ghẹ, các loại hải sản không còn tươi sống hoặc chế biến không đúng cách mẹ bầu có nguy cơ nhiễm các loại vi khuẩn gây ngộ độc thức ăn như: khuẩn cầu trùm, khuẩn dấu phẩy. Cần phải cẩn thận nhé!
Thậm chí khuẩn Listeria monocytogenes, một trong những loại vi khuẩn nguy hiểm, tấn công hệ miễn dịch của con người.
Không nên ăn thịt cua, canh cua để qua đêm vì dễ bị lạnh bụng. Các loại hải sản để qua đêm cũng dễ nhiễm vi khuẩn dù đã được bảo quản trong tủ lạnh. Khi mua cua các mẹ cũng không nên mua cua xay sẵn vì nguy cơ mất vệ sinh an toàn thực phẩm trong quá trình xay là rất cao. Tốt nhất mẹ nên mua cua tươi về tự làm hoặc yêu cầu người bán hàng rửa sạch và xay tại chỗ.
Không nên uống trà hoặc ăn hồng khi ăn cua
Bà bầu nên ăn cua vào thời điểm nào? Mẹ không nên ăn cua và uống trà hoặc ăn hồng cùng lúc. Hai chất này khi kết hợp với thịt cua sẽ gây ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa của cơ thể.
Về cách chế biến các mẹ có thể dùng cua để chế biến thành những món ăn ngon và nhiều lợi ích. Ví dụ như canh cua rau nhút và khoai sọ. Món này làm cho mẹ bầu giảm bớt căng thẳng, mệt mỏi. Bún riêu cua giúp dễ ăn và ngon miệng. Canh cua rau đay, canh cua bí đao có tác dụng thanh nhiệt cơ thể, giảm chứng phù nề, lợi tiểu. Đây cũng là món ăn lợi sữa cho mẹ sau khi sinh.
Vậy là mẹ bầu có thể ăn được cua. Nhưng hãy chú ý đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và ăn với liều lượng thích hợp để đảm bảo sức khỏe thai kỳ mẹ nhé!
Nguồn tham khảo: Thực phẩm nên cân nhắc khi mang thai 3 tháng đầu – Vinmec
Xem thêm:
- Chế độ dinh dưỡng lành mạnh, cân bằng cho trẻ 2 tuổi
- Bí quyết bầu ăn vào con thay vì vào mẹ!
- Có bầu ăn khổ qua được không? Lợi ích và tác hại của khổ qua?
Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!