X
theAsianparent Vietnam Logo
theAsianparent Vietnam Logo
Product GuideSign in
  • COVID-19
  • Mẹ bầu
    • Tính ngày dự sinh
    • Thời kì mang thai
    • Tam cá nguyệt thứ nhất
    • Tam cá nguyệt thứ hai
    • Tam cá nguyệt thứ ba
    • Dự Án Sidekicks
    • Chuẩn bị mang thai
    • Chuyển dạ và đi sinh
    • Sảy thai, lưu thai
  • Sau sinh
    • Dinh dưỡng cho mẹ sau sinh
    • Khỏe đẹp sau sinh
    • Tình cảm tâm lý sau sinh
  • Giai đoạn phát triển
    • Em bé 0 - 1 tuổi
    • Trẻ tập đi (1-3 tuổi)
    • Mầm non (3-6 tuổi)
    • Trẻ đi học
    • Dậy thì & thành niên
  • Nuôi dạy con
    • An toàn
    • Kiến thức chung nuôi con
    • Lời khuyên cho cha mẹ
    • Tin tức chung
  • Giáo dục
    • Trẻ đặc biệt
    • Mầm non 3-5 tuổi
    • Trẻ đi học 5 tuổi trở lên
    • Trung học
  • Sức khỏe
    • Bệnh, dị ứng và tai nạn ở trẻ
    • Bệnh, dị ứng và tai nạn ở người lớn
    • Tiêm phòng & Vac-xin
    • Dịch bệnh và các bệnh đặc biệt khác
  • Phong cách sống
    • Làm đẹp
    • Chuyện phái đẹp
    • Chuyện phái mạnh
    • Hôn nhân
    • Hôn nhân & Tình Dục
    • Thể dục thể thao
    • Du lịch & Giải trí
  • Ăn Uống & Dinh Dưỡng
    • Lên thực đơn bữa ăn
    • Bữa ăn
    • Ăn dặm

Đàn ông hiện đại có nên ở rể không?

Mất 7 phút để đọc
Đàn ông hiện đại có nên ở rể không?

Tại sao người ta ngại ở rể? Đàn ông hiện đại có nên ở rể không? Ở rể có khiến cho vị thế của người đàn ông trong gia đình bị mất đi?

Trong xã hội ta hiện nay, đàn ông ở rể không phải là chuyện hiếm. Tuy nhiên, không ít người vẫn coi thân phận ở rể như “chó nằm gầm chạn”. Vậy đàn ông ngày nay có nên ở rể không?

Trước khi trả lời bạn, có lẽ chúng ta nên tìm hiểu một chút gốc gác của vấn đề này. Do đâu có quan niệm như thế?

Vấn đề có nên ở rể không từ xưa đến nay

Quan niệm coi thường, thậm chí có ý khinh miệt những người đàn ông ở rể xuất phát từ tư tưởng “trọng nam khinh nữ” trong ý thức hệ phong kiến.

Giai cấp phong kiến quan niệm chỉ có con trai mới nối dõi được tông đường. Vì thế nếu con trai sang nhà vợ ở rể thì không thể lập bàn thờ ở đó để thờ cúng gia tiên nhà mình.

Bố mẹ già cũng chỉ trông vào con trai phụng dưỡng khi sống, chống gậy khi chết, chứ không trông mong gì con gái. Vì con gái lấy chồng sẽ theo về nhà chồng để làm dâu và phụng dưỡng bố mẹ chồng.

Do đó, các cụ xưa quan niệm “nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô” (một con trai cũng là có, dẫu đẻ mười con gái vẫn là không). Ở thời đó, bản thân người con gái còn chẳng có chỗ đứng trong gia đình mình. Huống hồ lại còn đem chồng về ở rể nữa thì lại càng lép vế.

Cho nên thời xưa, chỉ có ai bần cùng mới đi ở rể. Người đó cũng thường bị dư luận xã hội cũng như chính gia đình nhà vợ coi thường. Sống trong gia đình nhà vợ, họ cũng không có quyền gì cả, như người đi ăn nhờ ở đậu, ai cũng có thể bắt nạt được.

co-nen-o-re-khong

Những lý do đàn ông không muốn ở rể ngày nay

1. Định kiến của xã hội

Như đã đề cập, do những định kiến xưa vẫn còn trong xã hội. Vì vậy, đối với một số người có tư tưởng cổ hủ, việc ở rể không hay.

Người ta vẫn quan niệm sau khi kết hôn con gái sẽ phải theo chồng. Chỉ khi gia đình có lý do đặc biệt thì chàng rể mới chọn ở nhà vợ.

Sự thật là:

Đây là quan niệm đã lỗi thời. Sau khi kết hôn, cặp vợ chồng có quyền lựa chọn nơi ở của mình, dù đó là ở nhà nội, nhà ngoại hay là ở riêng.

Dù ở đâu, chàng rể và nàng dâu cũng đều độc lập, tự chủ và có tiếng nói của mình.

2. Ở rể đồng nghĩa người đàn ông kém cỏi

Quan điểm của người phương Đông thì đàn ông phải là trụ cột gia đình. Đàn ông phải gánh vác vấn đề lo toan kinh tế cho vợ con. Do đó, nhiều người cho rằng ở rể là vì người chồng không thể lo nổi cho vợ con nên mới nương nhờ nhà vợ.

Nếu đàn ông là một người bản lĩnh chắc chắn thì làm gì có chuyện ở rể.

Sự thật là:

Trên thực tế việc người ta ở rể hay không cũng không liên quan đến họ hàng hay hàng xóm. Những lời chọc ngoáy kia chỉ thể hiện sự tò mò và tư duy hẹp hòi của người nói.

Sự kém cỏi của đàn ông không nằm ở việc anh ta ở rể hay không. Nó nằm ở thái độ với gia đình, vợ con và tư duy cầu tiến trong công việc.

Một người đàn ông thành đạt vẫn có thể chiều lòng vợ để ở rể, Hành động này đôi khi chỉ nhằm giúp vợ gần gũi bố mẹ ruột và hạn chế việc làm dâu vất vả.

co-nen-o-re-khong

3. Đàn ông ở rể đều là kẻ “đào mỏ”

Nhiều người đánh giá là đàn ông ở rể chỉ muốn “đào mỏ” nhà vợ. Nhất là khi nhà vợ có điều kiện một chút thì y rằng việc ở rể sẽ là chủ đề được mọi người đem ra bàn tán.

Vì tâm lý cho rằng mình là anh chàng chỉ vì “đào mỏ” nên nhiều anh cũng không muốn phải ở rể.

Sự thật là:

Miệng lưỡi của thế gian, của xã hội vừa khó lường vừa khó cản. Một lời nói còn có thể giết chết cả con người. Tuy nhiên, người đàn ông chân chính sẽ không quan tâm những tiểu tiết này.

Nguồn lực tài chính của mỗi gia đình đều vô cùng khó đoán. Người giàu nhất vẫn có thể đi xe đạp, còn người nghèo nhất vẫn có thể chạy xe hơi.

Do đó, bớt bận tâm những lời đàm tếu “đào mỏ”, chúng ta sẽ có nhiều thời gian để kiếm tiền và chăm sóc gia đình hơn.

4. Đàn ông ở rể là nhục nhã

Nhiều người còn cho rằng chuyện ở rể là nhục nhã. Họ thậm chí còn nghĩ ở rể sẽ mãi không thể ngóc đầu lên đường. Mọi người cho rằng đàn ông ở rể thì phụ thuộc vào nhà vợ.

Dù có làm gì, đi đâu cũng phải dè chừng, để ý nhà vợ để mà sống.Những quan niệm hẹp hòi thường cho rằng đàn ông mà ở rể không có tiếng nói trong gia đình, nên không thể “ăn to nói lớn”, ra  dáng 1 thằng đàn ông.

Sự thật là:

Những lời bàn tán của mọi người không giúp chúng ta sống tốt hơn. Họ lại càng không cho ta được giàu sang phú quý. Bởi vậy đàn ông dù có ở rể hay không, miễn sao sống đúng với lương tâm và sống thật tốt, hạnh phúc là được.

Ở rể trong trường hợp nào?

Trả lời câu hỏi đàn ông hiện đại có nên ở rể không? Câu trả lời là: Tùy trường hợp.

Lý tưởng nhất sau hôn nhân vẫn là 2 vợ chồng được ở riêng và xây dựng mái ấm theo ý thích riêng của mình. Tuy nhiên, ở chung với nhà nội (làm dâu) hoặc nhà ngoại (ở rể) cũng đều có những ưu điểm riêng.

Thường thì cánh đàn ông sẽ đồng ý ở rể khi gặp các trường hợp sau:

Yếu tố hoàn cảnh

Trường hợp vợ là con một, bố/mẹ vợ mất sớm người còn lại thường xuyên đau ốm. Gia đình nhà vợ neo người trong khi nhà bạn thì đông người, anh em trai vẫn chăm sóc bố mẹ ruột được.

Yếu tố con người

Khi chàng rể vượt qua chướng ngại tâm lí. Để cuộc sống hạnh phúc dưới một mái nhà của con rể ở nhà vợ đòi hỏi sự cố gắng của đôi bên. Chàng rể nên bỏ qua mọi sự khích bác bên ngoài, có trách nhiệm với quyết định của mình.

Người vợ cũng cần thấu hiểu, khéo léo trong ứng xử giữa bố mẹ và chồng. Bố mẹ vợ nếu có được chàng rể hiền lành, ngoan ngoãn chấp nhận ở rể thì hãy xem người đó như con trai, yêu thương và chia sẻ.

co-nen-o-re-khong

Theo các chuyên gia tâm lí, ở rể không có gì xấu. Bạn cũng đừng nên suy nghĩ quá nhiều có nên ở rể không hoặc nghĩ đến những lời ong tiếng ve bên ngoài. Hãy nhớ rằng quan trọng nhất vẫn là gia đình của bạn, chứ không phải những lời nói của người ngoài.

Xem thêm:

  • Chồng doanh nhân tặng biệt thự gần nhà mẹ đẻ, Bảo Thy không phải về Hà Tĩnh làm dâu
  • Tài chính vợ chồng mới cưới quản lý thế nào mới thỏa lòng hai bên?
  • Làm sao khi vợ chồng cãi nhau thường xuyên vì người ấy hay đi công tác?

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác! 

Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!

img
Bài viết của

Momaya

  • Home
  • /
  • Hôn nhân
  • /
  • Đàn ông hiện đại có nên ở rể không?
Chia sẻ:
  • Lưu ý khi bà bầu mang thai 7 tháng sinh hoạt vợ chồng

    Lưu ý khi bà bầu mang thai 7 tháng sinh hoạt vợ chồng

  • Cùng chị em giải mã những giấc mơ thấy chồng ngoại tình

    Cùng chị em giải mã những giấc mơ thấy chồng ngoại tình

  • Mối quan hệ mập mờ còn đáng sợ hơn lời chia tay

    Mối quan hệ mập mờ còn đáng sợ hơn lời chia tay

  • Lưu ý khi bà bầu mang thai 7 tháng sinh hoạt vợ chồng

    Lưu ý khi bà bầu mang thai 7 tháng sinh hoạt vợ chồng

  • Cùng chị em giải mã những giấc mơ thấy chồng ngoại tình

    Cùng chị em giải mã những giấc mơ thấy chồng ngoại tình

  • Mối quan hệ mập mờ còn đáng sợ hơn lời chia tay

    Mối quan hệ mập mờ còn đáng sợ hơn lời chia tay

Nhận những lời khuyên đều đặn từ chúng tôi về quá trình mang bầu và thai nhi phát triển!
  • Trở thành cha mẹ
    • Chuẩn bị mang thai
    • Đặt tên cho con
    • Thời kỳ mang thai
    • Chuyển dạ và đi sinh
  • Giai đoạn phát triển
    • Trẻ sơ sinh (0-12 tháng)
    • Trẻ tập đi (1-3 tuổi)
    • Trẻ mầm non (3-6 tuổi)
    • Trẻ đi học
  • Phong cách sống
    • Làm đẹp
    • Người nổi tiếng
    • Du lịch & nghỉ lễ
    • Hôn nhân
  • Sức khỏe
    • Dị ứng
    • Tai nạn & khẩn cấp
    • Tiêm phòng
  • Dinh dưỡng
    • Nuôi con bằng sữa mẹ
    • Ăn dặm
    • Thực đơn hàng ngày
    • Kiến thức dinh dưỡng
  • Tìm hiểu thêm
    • TAP cộng đồng
    • Liên hệ quảng cáo
    • Liên hệ
    • Trở thành cộng tác viên


  • Singapore flag Singapore
  • Thailand flag Thailand
  • Indonesia flag Indonesia
  • Philippines flag Philippines
  • Malaysia flag Malaysia
  • Sri-Lanka flag Sri Lanka
  • India flag India
  • Vietnam flag Vietnam
  • Australia flag Australia
  • Japan flag Japan
  • Nigeria flag Nigeria
  • Kenya flag Kenya
© Copyright theAsianparent 2025. All rights reserved
Về chúng tôi|Đội ngũ chúng tôi|Điều khoản bảo mật|Điều khoản sử dụng |Sơ đồ trang web
  • Công cụ
  • Bài viết
  • Hỏi & Đáp
  • Bình chọn

Chúng tôi sử dụng dữ liệu để đảm bảo bạn có một trải nghiệm tốt nhất. Learn MoreOk, Got it

Chúng tôi sử dụng dữ liệu để đảm bảo bạn có một trải nghiệm tốt nhất. Learn MoreOk, Got it