Có nên cho trẻ sơ sinh nằm bú bình là thắc mắc của không ít các bà mẹ. Có người thì nói đó là tư thế đúng để nằm bú. Người lại đồn đại rằng bé sẽ bị viêm tai. Vậy sự thật là gì?
Có nên cho trẻ sơ sinh nằm bú bình?
Bạn có thể đã từng nghe tin đồn trẻ bú bình dễ bị nhiễm trùng tai hơn trẻ bú mẹ. Nhiều người đồn đoán rằng sữa bò – sữa công thức chính là nguyên nhân. Tuy nhiên, đây chỉ là một tin đồn vô căn cứ. Không có mối liên nào giữa sữa công thức và nhiễm trùng tai đã được chứng minh.
Nguyên nhân thật sự của việc trẻ bú bình bị nhiễm trùng tai là do tư thế nằm bú của bé. Những em bé nằm bú sẽ dễ bị nhiễm trùng tai.
Lý do là vì các ống Eustachian chảy dịch tai giữa vào phía sau họng sau mũi. Khi trẻ nằm bú, sữa dễ chảy vào phía sau cổ họng. Sau đó sữa chảy xuống các ống Eustachian và tai giữa. Do đó vi khuẩn có thể sinh sôi và làm cho trẻ bị nhiễm trùng.
Vậy dù bạn cho bé bú bình sữa công thức hay hút sữa ra cho bé bú, tuyệt đối không nên cho bé nằm.
Tư thế cho bé nằm bú bình đúng cách
Đầu tiên, mẹ ngồi thoải mái, ôm bé trong tay. Giữ bình sữa nghiêng, với cổ và núm vú chứa đầy sữa mẹ hoặc sữa công thức. Nếu bé không ngậm chặt núm vú, mẹ có thể ấn nhẹ cằm bé và lắc nhẹ núm vú để khuyến khích bé bú. Phương pháp này giúp ngăn bé nuốt không khí, làm đầy hơi.
Bạn nên thường xuyên kiểm tra núm vú. Khi bình sữa lộn ngược, núm có thể bị tắc nếu mẹ cho bé uống sữa công thức dạng bột.
Dù cho ăn đúng cách, bé vẫn có thể bị nuốt không khí. Sau khi cho bé ăn, mẹ nên giữ bé thẳng đứng trên vai hoặc trên đùi, tay đỡ cằm bé. Vỗ nhẹ hoặc xoa nhẹ giữa lưng cho đến khi bé ợ.
Mối nguy hiểm của việc cho bé tự bú mà không có người bế bé
Nhiều bố mẹ thường cho bé tự bú bằng cách gác bình sữa lên gối, chăn cuộn mà không có người bế bé. Việc này rất nguy hiểm cho bé, bé có thể gặp những tình trạng sau:
- Nghẹt thở: Bé không kiểm soát được dòng sữa. Sữa sẽ tiếp tục chảy ra cả khi bé không sẵn sàng nuốt. Sẽ rất nguy hiểm nếu bé bị ngạt thở mà không có ai biết.
- Bệnh viêm phổi hít: Bệnh này xuất hiện do thức ăn và thức uống vào phổi, thay vì dạ dày. Bé có thể không khỏe, bị nhiễm trùng ngực và phải nhập viện.
- Bé nghẹt thở do những vật gác bình sữa: những vật mẹ dùng để gác bình sữa có thể rơi xuống mặt bé và làm bé không thở được. Bất kì lúc nào bé nằm, ba mẹ cần đảm bảo nguyên tắc ngủ an toàn. Không để bất kì vật gì che chắn mặt, đầu bé hay để đồ chơi trong cũi.
- Sâu răng: Ngậm bình sữa nhiều có thể làm bé sâu răng. Vì sữa cùng với nước bọt kết hợp lại tạo ra axit làm hỏng răng của bé.
- Bé ăn quá nhiều: Nếu không có người rút bình sữa ra, bé phải uống hết bình sữa ngay cả khi đã no. Điều này sẽ khiến bé bị béo phì, bị nôn mửa hoặc nghẹt thở. Khi bé có dấu hiệu đã bú no, mẹ cần ngay lập tức rút bình bú ra khỏi miệng bé.
- Bé bú không đủ: : Nếu bình sữa rơi ra khỏi miệng bé trước khi uống xong, bé sẽ không nhận được đủ lượng sữa cần thiết để tăng trưởng và phát triển. Đây là dấu hiệu nhận biết bé không uống đủ sữa.
Lời kết
Vậy mẹ đã có câu trả lời cho câu hỏi có nên cho trẻ sơ sinh nằm bú bình. Ngoài nguy cơ bị viêm tai giữa, có nhiều vấn đề khác có thể xảy ra với bé nếu mẹ cho bé nằm bú. Vì thế, mẹ không bao giờ nên để bé nằm tự bú mà cần quan sát cẩn thận khi bé bú. Bạn sẽ không muốn có những điều đáng tiếc xảy ra với bé chỉ vì nằm bú sai cách!
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!