Có kinh vẫn mang bầu? Trong y học, không gì là không thể. Trường hợp này cũng khiến cho một số cặp đôi rơi vào tình cảnh dở khóc dở cười.
Thông thường, những người phụ nữ mang thai có dấu hiệu đầu tiên chính là không có kinh trong tháng đó. Sau khi thử que, hiện lên 2 vạch. Song, cũng có những trường hợp hy hữu trên thế giới. Câu chuyện ở Indonesia đang được lan truyền rộng rãi trên mạng xã hội là một ví dụ.
Ngã ngửa chuyện có kinh vẫn mang bầu
Heni Nuraeni, một cô gái trẻ người Indonesia đang là tâm điểm của mạng xã hội nước này. Câu chuyện của cô là một trong những ca hiếm hoi trong ngành y học nước nhà.
Bản thân Heni cũng không biết mình mang bầu
“Lúc đầu khi ở nhà tôi không thấy có gì lạ hết. Sau đó tôi cảm thấy có gì đó di chuyển ở phía bụng bên phải và tôi được đưa tới nhà bố tôi. Tôi bị chuột rút và trong vòng một giờ, chúng tôi đã gọi bà đỡ và tôi đã sinh con”.
Cô gái trẻ 28 tuổi này khẳng định, cô không hề biết mình mang thai. Kinh nguyệt cô vẫn rất đều đặn hàng tháng. Thậm chí, ngay khi kỳ kinh vừa kết thúc, cô mới tá hỏa và vào viện kiểm tra. Đó cũng là thời điểm cô đón thiên thần của mình. “Đậu thai chỉ một tiếng trước khi sinh” – câu chuyện đang khiến Heni nổi tiếng trên mạng. Hiện tại, sức khỏe của hai mẹ con đều ổn định. Đây là một câu chuyện có thật tại thành phố Tasikmalaya, phía Tây Java, Indonesia.
Theo Ruswana Anwar, bác sĩ sản khoa tại Bệnh viện Bandung, tỷ lệ phụ nữ không biết mình có thai chỉ xảy ra xác suất 1/25.000 trường hợp.
“Đây thực sự là một ca hoài thai khó hiểu. Có thể Heni có tăng cân. Nhưng dường như cô ấy không nhận ra mình có thai. Tuy nhiên, người phụ nữ không thể sinh con chỉ sau một giờ mang thai. Đó là điều hoàn toàn vô lý. Việc có kinh vẫn mang bầu có thể liên quan đến việc mất cân bằng nội tiết tố trong thai kỳ” – vị bác sĩ chia sẻ.
“Hai vạch” nhưng vẫn có kinh – hiếm trong y học
Thực tế, có những tình trạng thử thai 2 vạch nhưng vẫn có kinh nguyệt. Tình trạng này được giải thích như sau. Lúc phát hiện có thai sớm, thời điểm thụ thai trùng với thời điểm có kinh nguyệt. Do túi ối chưa phát triển nhanh, vẫn còn khoảng trống giữa niêm mạc túi ối cũng như niêm mạc tử cung, niêm mạc tử cung vẫn bong tróc dẫn tới trường hợp chảy máu.
Sức khỏe của hai mẹ con đã ổn định
Bởi theo lý thuyết, khi trứng gặp tinh trùng và thụ thai, cơ thể mẹ sẽ sản xuất các hormone mang thai. Đồng thời, chu kỳ kinh nguyệt sẽ tạm thời biến mất. Lúc này, cũng có một ít máu chảy ra gọi là máu bào thai. Có thể nhầm với máu kinh nguyệt.
Song, các bác sĩ vẫn không lý giải nổi vì sao Heni có thai tới tận 9 tháng vẫn có đủ 9 kỳ kinh nguyệt. Đây thực sự là một trường hợp khó giải thích của y học. Trong suốt thời gian đó, Heni cũng không có triệu chứng nào của ốm nghén hay biểu hiện tương tự.
Nguy cơ khi có kinh vẫn mang bầu
Theo một số chuyên gia chuyên khoa, trường hợp mang thai vẫn có kinh là không bình thường. Mặc dù cũng có một số trường hợp phụ nữ gặp phải, song số lượng rất ít. Lúc đã có thai thì chẳng thể có kinh nguyệt nữa. Nếu như đã thụ thai mà xuất hiện hiện tượng kinh nguyệt như chảy máu, cẩn trọng. Bởi có thể cơ thể bạn đang có vấn đề.
Hiện tượng hiếm có có thể báo hiệu nguy hiểm
– Nguy cơ sảy thai cao: Sau khi xác định mang thai bằng que thử thai. Song, vẫn xảy ra tình trạng mang thai vẫn có kinh. Rất nhiều trường hợp bị ra máu ở các tháng đầu tiên có thai. Đến khi chuyên gia tiến hành siêu âm thì thấy túi thai không nằm trong buồng tử cung. Đây là báo hiệu của hiện tượng dọa sảy thai sớm rất nguy hiểm
– Thai ngoài tử cung: Hiện tượng thai không nằm trong lòng tử cung mà nằm ở những nơi khác ngoài tử cung. Hay thấy nhất là thai ở vòi trứng. Khi thai vỡ sẽ có máu chảy ồ ạt vào ổ bụng. Có thể đe dọa tính mạng, sức khỏe của thai phụ. Thai ngoài ra tử cung chiếm tỷ lệ thấp từ 4,5 – 10,5 phần ngàn, tương đương với cứ 1.000 người có thai thì sẽ có từ 4 – 10 trường hợp có thể bị thai ngoài ra tử cung.
Lời kết
Câu chuyện của Heni đang được lan truyền trên mạng
Y học vẫn luôn tồn tại nhiều điều bí ẩn. Có thể khoa học sẽ giải thích được trường hợp của cô gái người Indonesia, nhưng không phải trong thời điểm hiện tại. Nhìn chung, có kinh vẫn mang bầu có thể rất nguy hiểm. Vậy nên, nếu gặp hiện tượng này, đừng hy vọng mình nằm trong 1/25.000 kia. Hãy đến thăm khám lập tức mẹ nhé.
Theo saostar
Xem thêm:
Dấu hiệu thai ngoài tử cung là gì? Có thể giữ và nuôi thai lớn đủ tháng đủ ngày hay không?
Mang thai 7 tuần ra dịch nâu: Là máu báo thai hay dấu hiệu thai ngoài tử cung?
Mổ thai ngoài tử cung ảnh hưởng tới sức khỏe sinh sản của chị em như thế nào?
Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!