Bầu ăn khổ qua được không? Lợi ích, tác hại của khổ qua đối với bà bầu

Mướp đắng (khổ qua) là loại thực phẩm phổ biến trong bữa cơm gia đình Việt, dù vậy đối với phụ nữ mang thai loại quả này có thể tiềm ẩn nhiều nguy cơ khó lường. Do đó trước khi ăn chị em cần tìm hiểu bầu ăn khổ qua được không và những lưu ý để đảm bảo sức khỏe.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bầu ăn khổ qua được không? Qua tháng thứ 4, mẹ bầu có thể ăn khổ qua với lượng vừa phải để cung cấp folate cho thai nhi, tốt cho hệ thần kinh của bé và ngăn ngừa tiểu đường thai kỳ ở mẹ.

Nội dung bài viết:

  • Thành phần dinh dưỡng của khổ qua
  • Dược tính của trái khổ qua
  • Độc tính của khổ qua khi ăn quá nhiều
  • Bà bầu ăn khổ qua được không? Lợi ích và tác hại của khổ qua?
  • Những lưu ý khi mẹ bầu ăn khổ qua - Bầu 3 tháng ăn khổ qua được không?
  • Đang mang thai 4 tháng ăn khổ qua được không?

Thành phần dinh dưỡng của khổ qua

Khổ qua, hay còn được gọi là trái mướp đắng, thuộc họ bầu bí, là một loại quả rất tốt cho sức khỏe và khá phổ biến ở nhiều vùng của Đông Nam Á.

Có thể nói, lợi ích của trái khổ qua rất nhiều. Trái khổ qua giàu vitamin C, một vi chất dinh dưỡng quan trọng liên quan đến phòng chống bệnh tật, hình thành xương và chữa lành vết thương. Nó cũng có nhiều vitamin A, kali, kẽm.

Khổ qua còn có catechin, axit gallic, epicatechin và axit chlorogen, các hợp chất chống oxy hóa mạnh mẽ. Thêm vào đó, khổ qua có hàm lượng calo thấp nhưng chất xơ đáp ứng khoảng 8% nhu cầu chất xơ hàng ngày trong một khẩu phần.

Mẹ có thể quan tâm

Mang thai tháng thứ 3 nên ăn gì và những lưu ý vào những tháng đầu thai kỳ.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Muốn phát triển chiều cao cho trẻ ngay từ trong bụng mẹ cần ăn gì?

Dược tính của trái khổ qua

Được mệnh danh là một vị thuốc quý, các lợi ích của trái khổ qua bao gồm:

  • Khả năng hạ đường huyết thông qua việc tăng cường trao đổi glucose.
  • Làm giảm lượng cholesterol, từ đó giúp bạn thoát khỏi nguy cơ mắc bệnh đau tim và đột quỵ 
  • Tác dụng làm gián đoạn việc sản xuất đường, có khả năng ức chế sự tăng trưởng của tế bào ung thư tuyến tụy, đại tràng, vú hay tuyến tiền liệt.
  • Có lợi cho da, làm làn da trắng và mịn màng, giảm mụn trứng cá, thậm chí còn giúp điều trị bệnh vẩy nến và eczema.
  • Tăng cường hệ miễn dịch khi chứa nhiều vitamin C và chất chống oxy hoá.
  • Hỗ trợ hệ tiêu hoá.
  • Giảm triệu chứng đau do sỏi thận gây ra.

Theo Đông y, mướp đắng có vị đắng, tính hàn, công dụng thanh nhiệt, sáng mắt, giải độc, thích hợp với các chứng nhiệt sinh ra nóng, khát, làm sáng mắt, mát tim, nhuận tràng, hạt bổ thận tráng dương… Vì nhiều tác dụng như vậy mà mới có thắc mắc bà bầu có ăn được mướp đắng không. 

Mẹ bầu nên ăn khổ qua với lượng vừa phải (Nguồn ảnh: Unplash)

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Độc tính của khổ qua khi ăn quá nhiều

Chế độ dinh dưỡng của phụ nữ mang thai ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của thai nhi, cũng như tạo nguồn sữa mẹ và sự phát triển của trẻ sau này. Chính vì vậy, các mẹ cần lưu ý khi lựa chọn thực phẩm trong suốt thai kỳ.

Ăn mướp đắng có thể gây ra hiện tượng tăng co bóp dạ dày và tử cung, dẫn đến hậu quả là dễ gây sảy thai, đẻ non ở các thai phụ nguy cơ cao như từng nạo phá thai nhiều lần, tử cung ngả sau, tử cung có sẹo...

  • Cồn cào ruột gan nếu ăn khổ qua khi đói
  • Tiêu thụ quá nhiều khổ qua gây hạ đường huyết đột ngột
  • Gây tan máu
  • Có thể gây nhiễm độc
  • Doạ sẩy thai và giảm khả năng sinh sản

Mặc dù chưa có nghiên cứu nào chỉ rõ thành phần nào trong mướp đắng gây hại nhưng những thí nghiệm trên chuột cho thấy mướp đắng liều cao có thể gây quái thai ở chuột. Chính vì vậy phụ nữ mang thai được khuyến cáo không nên ăn nhiều mướp đắng và cũng không cần loại bỏ hoàn toàn loại quả này mà có thể ăn với lượng phù hợp.

Bà bầu ăn khổ qua được không? Lợi ích và tác hại của khổ qua?

Lợi ích của khổ qua với mẹ bầu và thai nhi

  • Hỗ trợ sự phát triển thần kinh của thai nhi. Do chứa hàm lượng folate cao, cần thiết cho sự phát triển của tủy sống và hệ thần kinh của bé. 
  • Góp phần ngăn ngừa tiểu đường thai kỳ.
  • Tăng cường hệ miễn dịch.
  • Cung cấp nhiều chất dinh dưỡng.
  • Kiểm soát tăng cân.

Tác dụng phụ khi bà bầu ăn khổ qua quá nhiều

  • Dễ gây ngộ độc bởi cơ thể của thai phụ thường hay nhạy cảm.
  • Chậm quá trình cầm máu sau sinh.
  • Gây ra các vấn đề về tiêu hoá như tiêu chảy, đầy hơi, đau bụng,…
  • Kích thích cơ trơn co mạnh; làm tăng co bóp của cơ tử cung gây sảy thai.
  • Thiếu máu do tiêu thụ quá nhiều, lượng độc tố trong khổ qua tác động đến chức năng của các enzyme. Điều này khiến chúng không hoạt động được như bình thường, dẫn đến thiếu máu.

Cẩn thận khi ăn khổ qua trong thai kỳ (Nguồn ảnh: Unplash)

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Tiến sĩ Lê Thị Thu Hà, phó khoa sản A, Bệnh viện Từ Dũ TP HCM cho biết: Khổ qua hay còn gọi là mướp đắng từ lâu đã được ông bà ta sử dụng như một phương thuốc chữa các bệnh liên quan đến đường huyết, chống ung thư và tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể. Bên cạnh đó, khổ qua còn là một loại thực phẩm tương đối tốt khi chứa lượng lớn chất xơ và các vitamin thiết yếu.

Nhưng khi mang thai, mẹ bầu tuyệt đối không nên sử dụng khổ qua vì trong khổ qua có chứa một loại protein ảnh hưởng không tốt đến quá trình sinh nở. Tại Việt Nam, tình trạng sảy thai do ăn khổ qua vẫn chưa được ghi nhận nhưng các nghiên cứu ở các quốc gia khác cho thấy hạt và trái khổ qua có khả năng gây sảy thai và làm đột biến gene của thai nhi. Chính vì thế, tốt nhất khi mang thai mẹ bầu tuyệt đối không nên ăn khổ qua để đảm bảo sức khỏe.

Xem thêm

Mẹ bầu nên chú trọng những chất dinh dưỡng nào?

Phụ nữ mang thai có nên uống trà xanh không?

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Những lưu ý khi mẹ bầu ăn khổ qua 

Với những lợi ích từ khổ qua được nêu ra ở trên, mẹ bầu có thể dùng được khổ qua trong chế độ ăn. Nhưng mẹ bầu phải hết sức cẩn thận ăn với lượng vừa đủ để tránh những tác phụ phụ không đáng có. Các bạn chỉ nên ăn ở mức độ vừa phải, tránh ăn thường xuyên hay lạm dụng thì sẽ không có gì đáng lo ngại.

  • Bà bầu có nên ăn mướp đắng? Nếu bạn chưa từng ăn khổ qua, thì không cần thiết phải đưa loại quả này vào thực đơn. Có rất nhiều các loại hoa quả khác với nhiều chất dinh dưỡng có thể thay thế. Trong trường hợp bạn nghiện ăn khổ qua, thì đảm bảo chế độ ăn an toàn và cân bằng.
  • Các thai phụ hay bị hạ đường huyết thì nên hạn chế hoặc không nên ăn hay uống khổ qua.
  • Bầu 3 tháng ăn khổ qua được không? Thời gian tốt nhất thai phụ có thể ăn khổ qua là 3 tháng giữa thai kỳ. Nhưng hãy nhớ chỉ với một lượng vừa phải. Đặc biệt nên kiêng khổ qua trong 3 tháng đầu và 3 tháng cuối thai kỳ.
  • Phải nạo bỏ hết hạt bên trong khổ qua khi dùng.
  • Mỗi người không nên tiêu thụ quá 3 quả khổ qua/ngày (10-20ml nước ép). Không quá 2 lần/tuần.
  • Tuy nhiên, mẹ bầu tốt nhất nên hỏi ý kiến bác sĩ về số lượng ăn.

Lưu ý cách chế biến khổ qua (Nguồn ảnh: Unplash)

Đang mang thai 4 tháng ăn khổ qua được không?

Khi bước vào tháng thứ 4 của thai kỳ mẹ sẽ cảm nhận rõ được sự thay đổi của cơ thể và em bé. Các triệu chứng ốm nghén đã kết thúc, đây là thời điểm mẹ có thể hoàn toàn lựa chọn dinh dưỡng phù hợp mà sợ cảm giác nôn ói hay khó ăn.

Bầu 4 tháng ăn khổ qua được không? Câu trả lời là có. Bà bầu có thể đưa khổ qua cho các bữa ăn chính của mình vì giai đoạn này rất cần nhiều chất xơ cho thai nhi mà khổ qua có nhiều chất xơ đảm bảo phát triển cơ thể của cả mẹ và con.

Khổ qua có nhiều công dụng nhưng cũng không phải là hoàn toàn lành tính. Vì thế, trong chừng mực, có bầu ăn khổ qua được. Khổ qua là một món ăn bổ dưỡng, nhưng nếu không được hiểu đúng, dùng đúng cũng có thể gây phản tác dụng.

Nguồn tham khảo: Có bầu không nên ăn mướp đắng - Vnexpress

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Xem thêm

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

mInH.tHu