Chữa viêm âm đạo bằng lá trầu không không hề cầu kỳ mà lại khá đơn giản. Chị em chỉ cần để ý canh nước đúng nhiệt độ nếu rửa vùng kín, hoặc canh khoảng cách an toàn nếu chọn cách xông hơi. Hãy đọc bài viết này của theAsianparent Việt Nam để biết:
- Viêm âm đạo là gì?
- Tác dụng của lá trầu không
- Cách chữa viêm âm đạo bằng lá trầu không
- Lưu ý khi chữa viêm âm đạo bằng lá trầu không
- Các loại lá thuốc khác được dân gian chỉ dạy trị viêm âm đạo
- Những lưu ý trong thời gian điều trị viêm âm đạo
Viêm âm đạo là gì?
Đây là căn bệnh nhiễm trùng cơ quan sinh dục nữ mà chị em hay bị do loại nấm này có tên là Candida gây nên.
Nguyên nhân gây nên viêm nhiễm là do sự mất cân bằng trong hệ nấm men và vi khuẩn sống trong âm đạo. Những yếu tố góp phần phá huỷ sự cân bằng này bao gồm:
- Sử dụng thuốc kháng sinh
- Thay đổi nồng độ hormone trong thời kỳ mang thai, cho con bú hoặc mãn kinh
- Thụt rửa âm đạo
- Sử dụng chất diệt tinh trùng
- Quan hệ
- Viêm nhiễm đơn thuần (phổ biến nhất là nhiễm nấm men)
Có thể bạn chưa biết:
3 tác nhân phổ biến gây viêm âm đạo là:
- Nấm men
- Vi khuẩn
- Trichomonas
Khi nhiễm trùng nấm men: Chị em sẽ bị ngứa và rát âm hộ (là vùng bên ngoài âm đạo). Quan sát sẽ thấy âm hộ bị đỏ và sưng lên. Dịch âm đạo có màu trắng, xuất hiện hiện tượng vón cục và không có mùi. Một số chị em sẽ thấy dịch tiết âm đạo tăng bất thường.
Viêm âm đạo do vi khuẩn: Dấu hiệu là tăng tiết dịch âm đạo, kèm theo mùi tanh. Dịch âm đạo thường loãng, có màu sẫm hoặc xám xỉn, cũng có khi màu xanh lục. Viêm âm đạo do vi khuẩn ít khi gây ngứa, nhưng nếu dịch tiết quá nhiều thì có thể sẽ có cảm giác ngứa.
Các triệu chứng nhiễm Trichomonas bao gồm: Dịch tiết âm đạo có màu vàng xám hoặc xanh lá cây, có thể có mùi tanh. Âm hộ bị nóng rát, kích thích, gây đỏ và sưng. Đôi khi người bệnh cảm thấy đau khi đi tiểu.
Triệu chứng của viêm âm đạo:
- Vùng kín ngứa nhiều.
- Khí hư ra nhiều hơn bình thường.
- Khí hư màu bột trắng hoặc giống như vảy trắng bám trên quần lót.
- Có mùi hôi rất khó chịu khi khí hư tiết ra.
- Cảm giác nóng rát khi đi tiểu hoặc khi quan hệ tình dục.
Tác dụng của lá trầu không
Cây trầu còn có tên trầu không, trầu cay,…Lá trầu, trái cau từ lâu mang ý nghĩa văn hóa sâu đậm trong đời sống người Việt. Ngoài ra, lá trầu cũng là vị thuốc trị nhiều bệnh.
Trầu có vị cay nồng, tính ấm, vào 3 kinh phế, tỳ, vị. Có tính năng hạ khí, chỉ khái, tiêu viêm, kháng khuẩn, trừ phong thấp, kích thích tiêu hóa và thần kinh, phòng bệnh lam sơn trướng khí.
Một số tác dụng của lá trầu như trong điều trị bệnh như:
- Bệnh đái gắt
- Suy nhược thần kinh
- Chữa đau đầu
- Táo bón
- Đau họng
- Chống viêm nhiễm
- Giúp làm lành vết thương
- Giảm đau lưng
- Tắc sữa
- Các công dụng khác như làm sạch răng,…
Cách chữa viêm âm đạo bằng lá trầu không
Tận dụng công dụng kháng khuẩn cũng như sự dễ kiếm và giá thành trẻ của lá trầu, việc chữa viêm âm đạo bằng lá trầu không có thể nói là một trong những cách chữa viêm nhiễm vùng kín khá an toàn và dễ thực hiện từ dân gian. Chữa viêm âm đạo bằng lá trầu không có thể bằng cách xông hơi hoặc rửa trực tiếp.
Chuẩn bị
- 5 – 10 lá trầu không
- Rửa sạch với nhiều lần nước và ngâm qua cùng nước muối loãng
Cách chữa viêm âm đạo bằng lá trầu không
- Cho lá trầu đã rửa sạch vào nồi đựng 2 lít nước rồi đun sôi khoảng 15 phút
- Đổ và lọc nước lá ra chậu nhỏ, thêm chút muối và dùng để xông hơi vùng kín
- Phần nước khi đã nguội có thể dùng để rửa bên ngoài vùng kín. Lưu ý không thụt rửa sâu vào trong âm đạo
Ngoài ra, một cách khác để thực hiện chữa viêm âm đạo bằng lá trầu không như sau:
- Rửa sạch những chiếc là trầu không như trên
- Sau đó vò nát chúng ra rồi đem lọc lấy riêng phần nước cốt
- Pha nước trầu không vừa có được với nước ấm và vệ sinh cho vùng âm đạo.
Lưu ý khi chữa viêm âm đạo bằng lá trầu không
- Chị em cần giữ khoảng cách vùng kín với nước xông hợp lý trong quá trình xông hơi. Vì hơi nóng nếu quá gần có thể gây bỏng rát vùng da nhạy cảm này.
- Không nên dùng nước lá trầu không để vệ sinh vùng kín hàng ngày vì có thể gây mất cân bằng độ pH của âm đạo.
- Tuyệt đối không ngâm cả vùng kín trong nước thuốc vì có thể khiến tình trạng viêm nhiễm nặng hơn.
- Không nên quá lạm dụng tiến hành các bài thuốc dân gian thường xuyên. Chỉ nên áp dụng từ 2-3 lần trong 1 tuần.
Hơn hết, khi nghi ngờ hay biết mình bị viêm nhiễm âm đạo, điều cần và nên làm hơn cả là đi thăm khám bác sĩ phụ khoa để có hướng điều trị đúng.
Các loại lá thuốc khác được dân gian chỉ dạy trị viêm âm đạo
Lá trà xanh
Có thể nói lá trà xanh khá nổi tiếng với công dụng là sát khuẩn, làm sạch. Đây được xem là mẹo chữa viêm âm đạo theo dân gian.
Cách thực hiện
- Rửa sạch lá trà xanh qua nhiều nước
- Đun lá trà xanh với nước đến khi sôi
- Để nguội và lọc lấy phần nước vệ sinh vùng kín
Chú ý không thụt rửa sâu trong âm đạo và thấm khô lại với khăn sạch. Cũng tương tự như chữa viêm âm đạo bằng lá trầu không, chị em chỉ nên áp dụng cách thức này từ 2-3 lần trong 1 tuần.
Lá ngải cứu
Ngải cứu thường được áp dụng làm vị thuốc trong đông y. Và loại lá này cũng được áp dụng để điều trị viêm nhiễm âm đạo. Cách làm như sau:
- Chuẩn bị khoảng 20g ngải cứu khô (tốt nhất mua tại những cửa hàng thuốc đông y)
- Cho vào trong nồi chứa khoảng 300 ml nước
- Bật nhỏ lửa để hỗn hợp trên được đun sôi từ từ
- Dùng nồi nước trên đem xông hơi ở vùng bị ngứa và nhiễm khuẩn. Lưu ý chú ý khoảng cách an toàn để tránh bị bỏng.
- Phần nước khi đã nguội ở nhiệt độ phù hợp có thể tận dụng để. vệ sinh, rửa vùng kín.
- Thực hiện như trên từ 1-2 lần trong 1 ngày và chỉ thực hiện tối đa liên tục không quá 5 ngày.
Có thể bạn chưa biết:
Những lưu ý trong thời gian bị viêm âm đạo
- Hạn chế sử dụng băng vệ sinh hằng ngày liên tục.
- Mặc đồ lót bằng chất liệu cotton, rộng rãi và thoáng mát.
- Khuyến khích hạn chế quan hệ.
- Vệ sinh vùng kín sạch sẽ hàng ngày và thấm khô sau đó, hay sau mỗi khi đi tiêu đi tiểu.
- Dùng những chất rửa vùng kín lành tính hoặc được chỉ định của bác sĩ. Không dùng dung dịch hay xà phòng có chất tẩy rửa mạnh.
- Tập thể dục nhẹ nhàng, duy trì lối sống khoa học, lành mạnh.
- Ăn các sản phẩm sữa chua có nhiều lợi khuẩn.
- Giặt sạch và phơi khô đồ lót dưới ánh nắng mặt trời.
- Hạn chế ăn đường, đồ ngọt vì chúng làm tăng lượng bài tiết ở âm đạo.
Vùng kín là nơi nhạy cảm và cần sự chăm sóc đặc biệt, cẩn thận và đúng cách từ chị em. Bị viêm nhiễm rất dễ trị nếu phát hiện kịp thời và theo đúng lộ trình thuốc. Tuy nhiên cũng rất dễ tái phát nên chị em phải luôn cẩn thận nhé.
Xem thêm:
- 6 điều phụ nữ không nên làm với vùng kín của mình
- Có nên vệ sinh vùng kín bằng nước muối? Làm gì để giữ vùng kín khỏe mạnh?
- Chuyện khó nói: Làm sao để chữa chứng vùng kín nặng mùi?
Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!