Giúp mẹ từng bước chữa lành nỗi đau sảy thai

Rất nhiều phụ nữ sau khi sảy thai đều có thể mang thai lại và sinh ra những em bé khỏe mạnh. Bạn và chồng của mình vẫn có thể có thêm nhiều đứa trẻ nữa trong tương lai. Điều quan trọng là lúc này, hai bạn vững vàng nắm tay nhau vượt qua những trở ngại tâm lý và sức khỏe. Việc chữa lành nỗi đau sảy thai sẽ dễ dàng hơn khi cả hai cùng nỗ lực.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Chữa lành nỗi đau sảy thai có phải là điều không tưởng đối với một người mẹ? Không mấy ai có thể thấu hiểu cảm giác đau đớn của những người sắp được làm cha, làm mẹ phải đối mặt khi mất đi đứa trẻ họ hằng ao ước và mong đợi. Vì vậy, mọi người thường không quan tâm đúng mức đến sức khỏe và tinh thần của người mẹ vừa sảy thai. Người thân có thể làm gì?

Đây là những nội dung mà bạn sẽ có được trong bài viết này:

  • Tại sao lại có hiện tượng sảy thai, thai chết lưu?
  • Cần làm gì để vượt qua nỗi đau sảy thai trong bạn?
  • Các diễn đàn, nhóm cộng đồng giúp chữa lành nỗi đau sảy thai

Tại sao lại có hiện tượng sảy thai, thai chết lưu? 

Tỷ lệ sảy thai hiện nay là 25%. Trong đó, cứ 1000 ca sinh sẽ có 2 trường hợp thai chết lưu. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng sảy thai. Dưới đây là một số lý do phổ biến nhất:

  • Thai nhi không phát triển. Rối loạn nhiễm sắc thể hoặc di truyền, thai kỳ sẽ tự nhiên bị chấm dứt trong tuần thứ 12.
  • Cha mẹ lớn tuổi.
  • Mức progesterone thấp.
  • Mẹ mắc bệnh cường giáp, tiểu đường không kiểm soát,...
  • Tâm lý mẹ hay bị stress. Mẹ nghiện rượu, caffeine và các chất kích thích khác.

Mẹ đã biết chưa?

Sảy thai có mang tội không? Hành trình chữa lành vết thương cho những mẹ mất con

Nguyên nhân và cách phòng tránh sảy thai, mẹ lần đầu cần đặc biệt chú ý!

Mất em bé sau tuần thai thứ 20 được gọi là thai chết lưu. Nguy cơ thai chết lưu kéo dài trong suốt thai kỳ. Rất khó để xác định nguyên nhân thật sự, nhưng đây là những nguyên nhân thường thấy:

  • Các biến chứng trong quá trình chuyển dạ và sinh nở
  • Tình trạng của mẹ (như huyết áp cao hoặc tiểu đường)
  • Dị tật bẩm sinh
  • Các vấn đề về nhau thai (như nhau bong non hoặc khi nhau thai tách khỏi tử cung)
  • Nhiễm trùng
  • Các vấn đề về dây rốn
  • Hạn chế tăng trưởng (sự phát triển của em bé chậm lại hoặc ngừng trong thời kỳ mang thai)
  • Mẹ bị chấn thương
  • Mang thai kéo dài hơn 42 tuần

Những thông tin và số liệu trên cho thấy: bạn không phải là người phụ nữ duy nhất trải qua nỗi đau sảy thai. Rất nhiều phụ nữ đã đối mặt với cú sốc này. Họ đã vượt qua, tiếp tục mang thai và sinh được những em bé khỏe mạnh, thông minh.

Cần làm gì để chữa lành nỗi đau sảy thai trong bạn?

Ông bà xưa có câu “Một lần sa bằng ba lần đẻ”. Nỗi đau mất con, bất kể ở tuần nào trong thai kỳ cũng là cú sốc lớn về thể chất và tinh thần. Chúng ta đã không thể làm gì để giữ lại đứa bé nữa. Nhưng bạn vẫn có thể làm nhiều thứ để vơi dần đi nỗi đau này. Đồng thời, chuẩn bị cho hành trình mang thai tiếp theo. 

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Chăm sóc sức khỏe thể chất và tinh thần 

Nếu bạn có dấu hiệu sảy thai, bác sĩ sẽ kiểm tra vùng chậu và các xét nghiệm siêu âm để xác định đúng nhất.

Nếu mô thai không thoát ra tự nhiên trong vòng 2 tuần, bạn sẽ phải dùng thuốc đặt trực tiếp vào âm đạo. Thuốc này có tác dụng kích thích cổ tử cung mở rộng để đẩy các mô ra ngoài.

Đa phần quá trình điều trị sẽ diễn ra tại nhà. Tuy nhiên, bạn cần đến gặp bác sĩ ngay nếu như thấy có dấu hiệu bất thường. Điển hình là máu chảy quá nhiều hoặc ngược lại, máu không chảy trong vòng 24 giờ sau khi dùng thuốc. Nếu kết quả thử thai tại nhà sau 3 tuần dùng thuốc cho thấy vẫn đang mang thai, bác sĩ sẽ chỉ định bạn làm phẫu thuật.

Sau đó, các bác sĩ cũng sẽ kiểm tra thêm về nguyên nhân thai chết lưu. Bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên giúp giảm nguy cơ thai lưu ở những lần mang thai sau của bạn. 

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bên cạnh đó, sau khi sảy thai, bạn cần được nghỉ ngơi nhiều hơn, kiêng làm việc nặng và chú ý việc ăn uống tẩm bổ.

Tất nhiên, sảy thai có thể khiến bạn muốn gục ngã trong tuyệt vọng. Bạn có quyền cảm nhận tất cả những nỗi đau, giận dữ,.. Tuy nhiên, bạn cần phải hồi phục tốt để chuẩn bị cho những lần mang thai tiếp theo.

Bị sốt sau sảy thai phải làm gì?

Đây là hiện tượng rất nguy hiểm vì nó có thể là dấu hiệu cảnh báo bạn đang bị viêm nhiễm vùng kín hay cơ quan sinh dục như tử cung, dạ con, ống dẫn trứng….Hoặc đã có xảy ra một bất thường nào đó liên quan đến bộ phận sinh sản. Nếu gặp tình trạng này, mẹ hãy nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được thăm khám và chẩn đoán, đề phòng biến chứng sau sảy thai nguy hiểm.

Vệ sinh vùng kín thế nào sau sảy thai?

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Việc vệ sinh đúng cách là rất quan trọng, giúp bạn tránh được những rủi ro do viêm nhiễm gây nên. Lời khuyên dành cho bạn là nên quan tâm, chăm chút đến “cô bé” đúng cách.

Mẹ cần thay băng vệ sinh đều đặn 4 tiếng/lần và tốt nhất là không nên dùng tampon, vì tampon phải đưa sâu vào trong, tiềm ẩn những nguy cơ gây viêm nhiễm.

Mẹ có thể tắm nhưng nên tắm nhanh và tắm bằng nước ấm.

(Theo vtc.vn)

Nhận sự giúp đỡ của chồng và những người thân trong gia đình

Hãy nhớ rằng bạn không một mình trên hành trình này.

Đôi khi bạn có thể cảm thấy cô đơn, cảm thấy khó có thể đối mặt để nói chuyện với anh ấy về mất mát này. Nhưng đừng quên người bạn đời của bạn cũng đã mất một đứa con. Anh ấy cũng đau khổ như bạn. Hãy cho nhau sự hỗ trợ cần thiết và cùng nhau cố gắng đối mặt với hiện tại.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Rất nhiều phụ nữ sau khi sảy thai đều có thể mang thai lại và sinh ra những em bé khỏe mạnh. Bạn và chồng của mình vẫn có thể có thêm nhiều đứa trẻ nữa trong tương lai. Điều quan trọng là lúc này, hai bạn vững vàng nắm tay nhau vượt qua những trở ngại tâm lý và sức khỏe.

Tìm đến các nhóm hỗ trợ, nhóm đồng hành với những người mẹ từng sảy thai

Bạn có thể luôn thấy mình bị choáng ngợp bởi cảm xúc và nỗi đau. Người phụ nữ khôn ngoan sẽ tìm kiếm sự trợ giúp và lời khuyên từ chuyên gia để đối phó với cơn bão cảm xúc hiện tại. Hãy liên hệ với các cố vấn, nhà trị liệu hoặc các nhóm hỗ trợ, những người luôn ở đó để giúp bạn và đồng hành cùng bạn. Hãy nắm lấy tay những người đồng cảm. Họ là những người thật sự tích cực và có mong muốn hỗ trợ bạn.

Bạn nên tìm đến các nhóm Facebook, các diễn đàn tâm sự của những người làm mẹ. Đây là nơi bạn có thể cộng hưởng với các bậc cha mẹ có nỗi đau tương tự. Lắng nghe câu chuyện của họ. Và bạn có thể chia sẻ câu chuyện của mình. Bạn sẽ mau chóng nhận thấy đó là một phương pháp trị liệu giúp giải phóng mọi cảm xúc bị dồn nén bên trong.

Các diễn đàn, nhóm cộng đồng giúp chữa lành nỗi đau sảy thai

Nỗi đau kéo dài sau khi sảy thai thể ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe tâm thần của những bà mẹ mất con. Do đó, những bà mẹ bị thai chết lưu có nhiều nguy cơ trầm cảm. Từ đó, phát sinh nhiều suy nghĩ tiêu cực.

Trong những lúc bế tắc, bạn hãy nhớ có rất nhiều phụ nữ khác sẵn sàng lắng nghe bạn, đồng cảm với bạn. Thậm chí, họ cũng đã từng, hoặc đang trải qua nỗi đau sảy thai như bạn. Dưới đây là một số diễn đàn, cộng đồng mà bạn có thể tìm đến để được chia sẻ.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Khám phá thêm:

Quan hệ vợ chồng sau sảy thai - Đừng nôn nóng!

Nguyên nhân sảy thai tự nhiên sớm và cách hiệu quả giúp mẹ phòng tránh sảy thai

Cộng đồng cha mẹ trên ứng dụng theAsianparent

Đây là một ngôi nhà có tới hơn 30 triệu ông bố và bà mẹ sẵn sàng lắng nghe và chia sẻ với bạn. Với ứng dụng TAP được cài đặt trên chiếc điện thoại của mình, bạn có thể nhanh chóng đặt câu hỏi và nhận được câu trả lời của các chuyên gia và các bậc làm cha mẹ khác. Tâm sự của người mẹ sảy thai sẽ được nhiều bà mẹ khác cùng chia sẻ, có thể mẹ sẽ cảm thấy nhẹ nhõm hơn sau đó.

Hội những bà bầu không cô đơn

Đây là một group Facebook có hơn 500.000 người tham gia. Theo dõi group này, bạn sẽ có cơ hội tương tác với rất nhiều bà mẹ trẻ. Bạn sẽ thấy mình không cô đơn trên hành trình mang thai và làm mẹ đầy vất vả.

Trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản

Không khó để tìm thấy một Trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản ở nơi bạn đang sống. Ở mỗi tỉnh thành trên khắp Việt Nam đều Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản trực thuộc Sở Y tế. Trung tâm này thực hiện nhiệm vụ tư vấn, hỗ trợ sức khỏe phụ nữ và trẻ em của địa phương.

Ngoài ra, bạn có thể đến phòng khám sản khoa, các bệnh viện phụ sản, các trung tâm trị liệu, tư vấn và điều trị trầm cảm.

Có rất nhiều chọn lựa, rất nhiều cánh tay đưa ra chỉ chờ bạn nắm lấy. Hãy mở lòng và đừng ngại đặt câu hỏi về bất cứ điều gì còn khiến bạn rối bời. Hãy nhớ rằng bạn không đơn độc. Chúng tôi luôn ở đây vì bạn, lắng nghe bạn và san sẻ nỗi đau với bạn.

Sẽ có những ngày tốt đẹp và những ngày tồi tệ xuất hiện trong cuộc đời của bạn. Dù không thể kiểm soát tất cả những biến cố đó nhưng bạn có thể chọn lựa cách đối mặt với chúng. Hãy dành nhiều thời gian để giải quyết cảm xúc của mình và cố gắng nhận được sự hỗ trợ từ cộng đồng. Đồng hành với nhau, mọi người có thể giúp bạn nhanh chóng chữa lành nỗi đau sảy thai.

Phòng khám Đa Khoa trực thuộc Trường Đại học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Tại đây, mẹ có thể đăng ký "Dịch vụ tư vấn tâm lý". Đúng với tên gọi "Phòng khám bác sĩ gia đình", đội ngũ bác sĩ luôn xem bạn như một người thân trong gia đình. Không chỉ đơn thuần khám, chữa bệnh về tâm lý, trầm cảm, stress, bạn sẽ cảm nhận được cách tiếp cận và phục vụ thân thiện, ân cần, luôn lắng nghe, thấu hiểu. Sự thân thiện này sẽ giúp mẹ cởi mở hơn, dễ dàng chia sẻ để vơi nỗi đau buồn vì mất con.

SUNNYCARE - Mang ấm áp đến cho mẹ

SUNNYCARE được đánh giá là biểu tượng niềm tin hàng đầu về dịch vụ tham vấn, trị liệu tâm lý và huấn luyện kỹ năng thực hành xã hội tại Việt Nam. Đây là đơn vị thực hiện chuyên môn về nghiên cứu, ứng dụng khoa học tâm lý, giáo dục trong và ngoài nước. Trung tâm có tư vấn, trị liệu cho các trường hợp trầm cảm sau sinh, rối loạn tâm lý, hôn nhân, gia đình v.v Mẹ sẽ cảm thấy mình được sẻ chia, thấu hiểu và đồng hành từng bước vượt qua nỗi đau.

Mẹ sẽ cảm thấy mình hạnh phúc và sống tích cực hơn mỗi ngày - đúng như sứ mệnh SUNNYCARE đặt ra.

Dự án #Sidekicks – Trợ thủ đắc lực: Giúp các gia đình chào đón những em bé khỏe mạnh

Dự án Sidekicks do theAsianparent xây dựng nhằm mục tiêu giúp các gia đình giảm thiểu tỉ lệ chết lưu và sảy thai vốn rất thường xuyên xảy ra ở các nước Đông Nam Á bằng cách tuyên truyền nhận thức về việc ngủ nghiêng, đếm cú đạp để theo dõi hoạt động của thai nhi và nhiều hoạt động thiết thực khác.

Để biết thêm thông tin, vui lòng đăng nhập tại Dự án #Sidekicks.

Bạn cũng có thể chia sẻ câu chuyện của riêng mình để nhận được sự đồng cảm của các mẹ và giúp đỡ họ trên hành trình thai kỳ khỏe mạnh qua email: info@projectsidekicks.com

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

Nhi Le