Lấy chồng hà tiện, vô tâm, ích kỷ khiến không ít các bà vợ khổ sở. Nhưng thậm chí đến ngày sinh nở của vợ cũng ghi chép đến từng đồng thì cái kết này không hẳn là bất ngờ.
Chồng hà tiện, ích kỷ với vợ – Câu chuyện của người vợ luôn phải chịu ấm ức
Lúc yêu lẫn lúc mới cưới nhau, chồng yêu chiều tôi lắm. Nhưng sau khi lấy nhau về, anh ấy đã thay đổi đến chóng mặt.
Nhưng điều khiến tôi khó chịu nhất ở chồng đó là tính anh cực kỳ hà tiện. Anh luôn bảo “cưa đôi”, mỗi người trả một nửa. Đôi lúc tôi cảm thấy chúng tôi chẳng phải một gia đình.
Với chồng tôi, mọi thứ đều phải chia đôi, sòng phẳng, anh bảo dù là vợ chồng nhưng tiền bạc phải rõ ràng.
Đến khi tôi sinh con, mọi chuyện trở nên thật tồi tệ. Hôm ấy tôi đau đẻ giữa đêm, tôi kêu chồng gọi taxi vào viện cấp tốc. Lúc vào viện tôi muốn chọn khoa dịch vụ cho đỡ đông, mẹ con cũng có chỗ nằm thoải mái hơn nhưng chồng tôi nói: “Làm như mình em đẻ, bao nhiêu người đẻ khoa thường có sao, đỡ tốn kém”. Rồi chồng tôi bảo người trực cấp cứu cho tôi sang khoa thường.
Giọt nước tràn ly khi người chồng hà tiện đòi cả vợ tiền đi đẻ
Sau khi sinh nở, chồng tôi là người thanh toán mọi chi phí sinh nở của vợ. Nhưng cho đến ngày về nhà ở cữ, ông chồng của tôi mới càng “giở quẻ”.
Lúc bà ngoại còn đang mải nấu nướng dưới nhà, tôi đang bế con ngủ, anh đưa cho tôi mẩu giấy. Tôi ngạc nhiên, anh bảo mở ra mà xem đi.
Tôi thực sự sốc khi biết chồng mình ghi chép tỉ mỉ mọi thứ từ khi tôi vào viện. Nào là tiền taxi, tiền sữa, tiền nước, tiền bỉm, viện phí, bàn chải đánh răng, ăn sáng… Bất cứ món nào phải chi tiêu dù chỉ vài nghìn anh cũng ghi lại hết sức rõ ràng.
Giọt nước tràn ly. Nhưng tôi đã không thể chịu đựng thêm được nữa. Tôi sẽ ly hôn chồng, sống với người như vậy không sớm thì muộn cũng sẽ tan vỡ, chỉ thương cho đứa con mới sinh ra đời bố mẹ đã chia tay…
Có cách nào để chồng “keo kiệt” thay đổi không?
Tiết kiệm, cân nhắc chi tiêu trong gia đình là điều tốt nhưng nếu quá tính toán sẽ trở thành keo kẹt, bủn xỉn. Cuộc sống trở nên nghẹt thở khó chịu vô cùng và có thể dẫn đến kết cục được báo trước như cặp vợ chồng trên.
Tuy nhiên hà tiện là một nét tính cách thể hiện trong thái độ lẫn hành vi, khó có thể thay đổi một sớm một chiều. Khi phát hiện chồng có tính xấu này, bà vợ nên khéo léo, tế nhị để tìm sự đồng thuận trong chi tiêu giữa hai người.
Ngoài ra theo lời khuyên của các chuyên gia tâm lý, việc quản lý thu chi trong gia đình phải minh bạch, rõ ràng, để người chồng thấy được rằng vợ mình không phải là người chi tiêu vô độ, phung phí.
Và một chiêu độc nữa là bạn hãy để chồng thỉnh thoảng trải nghiệm sự thiếu thốn. Bạn thử cố tình hà tiện hơn để anh ấy thấu hiểu được sự khó chịu, căng thẳng như thế nào khi phải sống trong cảnh bị người khác đối xử keo kiệt, anh ấy sẽ tìm cách chia sẻ với bạn.
Hãy rủ anh ấy đi chợ hoặc phân chia cho anh ấy đảm nhiệm việc nấu nướng một số bữa ăn trong gia đình để chồng nhận thấy vật giá đã đắt đỏ ra sao và rất khó khăn trong việc chi tiêu hợp lý.
Từ đó anh ấy sẽ phải tự điều chỉnh để không còn hà tiện, keo kiệt với chính hạnh phúc gia đình.
Theo baomoi.com
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!