Chọc ối xét nghiệm Rubella cho mẹ bầu như thế nào? Để xét nghiệm được Rubella thông qua chọc ối, đầu tiên bác sĩ sẽ lấy mẫu dịch ối của mẹ mắc Rubella từ sau 5 – 7 tuần kể từ khi có biểu hiện sốt phát ban, sau đó tiến hành các xét nghiệm cần thiết.
- Đường lây truyền của bệnh Rubella
- Chẩn đoán bệnh Rubella
- Cách thức để chọc ối xét nghiệm Rubella
- Phòng ngừa bệnh Rubella cho nữ giới
Rubella là gì? Rubella là bệnh nguy hiểm cho phụ nữ mang thai. Nếu trong 3 tháng đầu tiên, bệnh có thể gây ra những biến chứng cho mẹ bầu như: sinh non, sảy thai, thai lưu… và đặc biệt, trẻ có thể mắc nhiều dị tật hoặc bệnh lý bẩm sinh như: tồn tại ống động mạch, đục thủy tinh thể, hẹp van tim, điếc, bại não, phổi, mắt, chậm phát triển tâm thần, có vấn đề ở gan, lá lách…
Đường lây truyền của bệnh Rubella
Bệnh Rubella có thể xảy ra ở bất cứ đâu, đặc biệt là vào mùa đông xuân hoặc rải rác quanh năm, theo thống kê thì có khoảng 20-50% người nhiễm rubella virus không có triệu chứng của bệnh, vì vậy người bệnh đôi khi không biết mình đang mắc Rubella.
Mẹ có thể quan tâm:
Bệnh rubella lây truyền từ người bệnh (hoặc người mang virus) sang người lành trong thời gian 7 tuần trước và sau khi phát ban. Người lành hít phải hoặc tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết đường hô hấp của người bệnh (hoặc người mang virus nhưng không biểu hiện). Khả năng lây truyền rubella virus từ người mẹ nhiễm Rubella sang cho thai nhi rất cao, đặc biệt nhất là trong những tháng đầu của thai kỳ. Những phụ nữ có thai chưa có miễn dịch đều có thể bị mắc bệnh, miễn dịch của người mẹ sẽ truyền cho con và bảo vệ trẻ trong vòng 6 – 9 tháng sau sinh.
Chẩn đoán bệnh Rubella
Các bác sĩ sẽ chẩn đoán bệnh chủ yếu dựa vào nguồn lây, các dấu hiệu lâm sàng: sốt, phát ban… và tiến hành xét nghiệm sinh hóa miễn dịch. Thế nhưng, nhiều thai phụ đến khám muộn, không tiến hành chọc ối xét nghiệm rubella trong thai kỳ, phát ban không rõ và có một số dấu hiệu khác nên không xác định được thời điểm mắc Rubella và nguy cơ bào thai bị nhiễm bệnh. Bởi vậy, có nhiều thai phụ xin kết thúc thai kỳ cao, trong đó có thể có trường hợp thai không bị nhiễm Rubella.
Do hậu quả nặng nề nên 3 tháng đầu mang thai, các thai phụ thường được tư vấn phá thai. Sau 3 tháng trở lên, mức độ nguy cơ bị nhiễm virus sẽ giảm dần nhưng cũng khó có thể xác định chắc chắn xem thai có bị ảnh hưởng hay không. Bởi vậy, cần phải sử dụng phương pháp nào đó để chẩn đoán sớm thai nhi có nhiễm virus hay không, mức độ nhiễm như thế nào, di chứng để lại sẽ là gì… Và phương pháp hữu ích nhất phải kể tới chọc ối xét nghiệm Rubella.
Tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương, các bác sĩ đã nghiên cứu và được chuyển giao kỹ thuật chọc ối thai nhi để tìm ra Rubella bằng cách sử dụng Kit thử và mát PCR real-time để chẩn đoán chính xác, bước đầu phương pháp này đã cho kết quả chính xác lên tới 95%.
Cách thức để chọc ối xét nghiệm Rubella
Để xét nghiệm được Rubella thông qua chọc ối, bác sĩ sẽ lấy mẫu dịch ối (khoảng 1,5 – 2ml) của mẹ mắc Rubella từ sau 5 – 7 tuần kể từ khi có biểu hiện sốt phát ban. Sau đó, các bác sĩ sẽ tách chiết RNA của virus và chạy máy PCR real-time để phân tích kết quả của thai nhi có nhiễm Rubella hay không. Theo nghiên cứu đối chứng – sau khi đã đánh giá được 5 ca chọc ối xét nghiệm Rubella thì có 3 trường hợp dương tính và 2 trường hợp âm tính. Tất cả các kết quả xét nghiệm PCR real-time trong nước ối đều phù hợp với kết quả ở máu cuống rốn của thai nhi sau khi đình chỉ thai.
Mẹ có thể quan tâm:
Vacxin sởi quai bị rubella tiêm mấy mũi để phòng bệnh hiệu quả?
Thời điểm để phát hiện virus Rubella trong mẫu nước ối thai nhi chính là từ khi thai phụ có hiện tượng sốt phát ban, sau 10 ngày thì virus sẽ xuất hiện ở bánh rau, sau từ 35 – 45 ngày sẽ thấy virus trong bệnh nhẩm của thai nhi (máu cuống rốn, dịch ối). Như vậy, cần chọc ối xét nghiệm Rubella tối thiểu từ 5 – 7 tuần tính từ lúc thai phụ có hiện tượng sốt phát ban thì mới có kết quả chính xác.
Tóm lại, nếu thấy có kháng thể IgM có trong máu đồng nghĩa với việc xuất hiện sự nhiễm trùng virus Rubella. Nếu bị nhiễm Rubella trong thời gian gần đây hoặc từng bị nhiễm trong quá khứ sẽ có sự hiện diện của kháng thể IgG trong máu. Sau khi xét nghiệm, bác sĩ sẽ dựa vào kết quả và các biểu hiện bên ngoài để chẩn đoán xác định thai phụ có mắc bệnh hay không.
Phòng ngừa bệnh Rubella cho nữ giới
Cách phòng tránh bệnh Rubella đối với các phụ nữ chuẩn bị mang thai như sau:
– Tiêm phòng vaccine rubella tạo kháng thể miễn dịch, nhất là các đối tượng nữ trưởng thành nhưng chưa có kháng thể Rubella. Đặc biệt lưu ý vaccine không được dùng phụ nữ mang thai hoặc có dự định mang thai trong vòng 1-3 tháng.
– Cách ly khỏi nguồn bệnh và tránh tiếp xúc với những vùng đang có dịch. Phải cách ly trước và sau khi phát ban cho đến khi hết từ 7-10 ngày.
Xem thêm:
- Mẹ bầu khó thở khi mang thai tháng cuối có nguy hiểm không?
- Bà bầu ăn gì để con da trắng môi đỏ, xinh như thiên thần?
- Bà bầu ngủ nhiều có tốt không? Những thói quen ảnh hưởng đến sức khoẻ mẹ nên bỏ ngay để không ảnh hưởng tới thai nhi