Chỉ số tiểu đường thai kỳ nguy hiểm ai mang bầu cũng cần biết để tránh nguy hiểm cho cả mẹ lẫn bé

Chỉ số bao nhiêu thì bị tiểu đường thai kỳ? Để có thể xác định chính xác chỉ số tiểu đường thai kỳ nguy hiểm, bạn không thể tự phỏng đoán hay quan sát mà phải làm xét nghiệm dung nạp đường huyết khi mang thai.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Chỉ số bao nhiêu thì bị tiểu đường thai kỳ? Nếu sau khi thực hiện xét nghiệm dung nạp đường huyết, kết quả của mẹ bầu rơi vào 1 trong 2 trường hợp sau tức là đang có chỉ số tiểu đường thai kỳ nguy hiểm: Chỉ số đường huyết lúc đói ≥ 150mg/dL; Lượng đường huyết sau 02 giờ uống nước đường ≥ 140mg/dL.

  • Tiểu đường thai kỳ là gì?
  • Tại sao bà bầu lại dễ bị tiểu đường thai kỳ?
  • Chỉ số tiểu đường thai kỳ nguy hiểm
  • Tiểu đường thai kỳ nguy hiểm như thế nào?
  • Chế độ ăn của mẹ bầu tiểu đường thai kỳ
  • Cách phòng ngừa tiểu đường thai kỳ

Tiểu đường thai kỳ là gì?

Căn bệnh tiểu đường thai kỳ tưởng như xa lạ nhưng lại rất dễ mắc phải và là nỗi ám ảnh chung của nhiều mẹ bầu. Đây là biểu hiện của sự rối loạn lượng đường trong máu vào thời kỳ mang thai, đặc biệt phát triển mạnh trong thai kỳ và có thể kết thúc khi sinh con. Theo nghiên cứu cho thấy, có khoảng 2% đến 10% phụ nữ mắc các chỉ số tiểu đường thai kỳ nguy hiểm. 

Mẹ có thể quan tâm:

Dấu hiệu bị tiểu đường thai kỳ là gì? Có sinh thường được không?

Tiểu đường khi mang thai: Nguy hiểm tiềm ẩn nhưng có thể phòng tránh được

Có khoảng 2% đến 10% phụ nữ mắc các chỉ số tiểu đường thai kỳ nguy hiểm.

Tại sao bà bầu lại dễ bị tiểu đường thai kỳ?

Khi mang thai, nhu cầu năng lượng tăng cao hơn bình thường đòi hỏi mẹ bầu phải nạp nhiều đường. 

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Theo lý thuyết, đáng lẽ insulin - một chất giúp cân bằng lượng đường trong máu phải hoạt động để chuyển hóa hoặc dự trữ đường đã được nạp vào. Nhưng trên thực tế, trong thời kỳ mang bầu, nhau thai tạo ra một loại nội tiết tố đặc biệt gây ra những tác động xấu khiến insulin không thể hoạt động hiệu quả, từ đó dẫn đến rối loạn nội tiết tố và hậu quả là gây ra tiểu đường thai kỳ. 

Chỉ số tiểu đường thai kỳ nguy hiểm

Chỉ số như thế nào là bị tiểu đường thai kỳ? Để có thể xác định chính xác chỉ số tiểu đường thai kỳ nguy hiểm, bạn không thể tự phỏng đoán hay quan sát mà phải làm xét nghiệm dung nạp đường huyết khi mang thai. Khi thực hiện, thai phụ buộc phải nhịn đói 8-12 tiếng trước khi làm xét nghiệm. Quy trình như sau:

  • Đến phòng khám hoặc bệnh viện, thai phụ sẽ được lấy mẫu máu lần 1 vào lúc đói
  • Uống 1 ly nước đường, đợi 2 tiếng và bác sĩ sẽ lấy máu lần 2. 

Làm xét nghiệm dung nạp đường huyết khi mang thai

Chỉ số bao nhiêu thì bị tiểu đường thai kỳ? Nếu rơi vào 1 trong 2 trường hợp sau tức là bạn đang có chỉ số mức độ tiểu đường thai kỳ nguy hiểm: 

  • Chỉ số đường huyết lúc đói ≥ 150mg/dL.
  • Lượng đường huyết sau 02 giờ uống nước đường ≥ 140mg/dL.

Đạt đồng thời cả hai chỉ số trên, thai phụ sẽ được xác định là bị đái tháo đường trong thai kỳ. Tuy nhiên, không nên quá hoảng loạn bởi vì vẫn có thể khắc phục nếu làm theo sự tư vấn của bác sĩ để điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học hơn. 

Tiểu đường thai kỳ nguy hiểm như thế nào?

Nhiều mẹ bầu lầm tưởng tiểu đường thai kỳ đơn giản chỉ là hiện tượng dư đường do dung nạp quá nhiều chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, mẹ chớ nên coi thường căn bệnh này, chỉ số tiểu đường thai kỳ tăng cao sẽ gây ra nhiều hậu quả vô cùng nguy hiểm cho cả mẹ lẫn bé. 

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

1. Đối với mẹ:

  • Thai to, con sinh ra nặng trên 4kg dễ gây rối loạn tuần hoàn và hô hấp cho mẹ. 
  • Tăng khả năng sảy thai hoặc thai chết lưu không rõ lý do
  • Dễ bị nhiễm trùng, viêm thận, viêm bể thận và băng huyết sau sinh
  • Tăng nguy cơ tiền sản giật
  • Ăn nhiều đường một cách không kiểm soát dễ gây nguy cơ bị nấm candida - một loại nấm gây viêm âm đạo

2. Đối với thai nhi

  • Dễ bị thai dị dạng, mắc những dị tật bẩm sinh về thần kinh, cơ, xương của thai nhi
  • Tăng tỷ lệ tử vong của thai nhi và trẻ sơ sinh sau khi chào đời
  • Dễ bị suy hô hấp, hạ đường huyết, hạ canxi máu, nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường bẩm sinh

Chế độ ăn của mẹ bầu tiểu đường thai kỳ

Đối với các mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ cần có chế độ ăn hợp lý giúp hạn chế các ảnh hưởng xấu do tình trạng tiểu đường thai kỳ gây ra với sức khỏe của mẹ và sự phát triển của trẻ trước và sau khi chào đời. Mẹ nên bổ sung đầy đủ các nhóm thực phẩm như gạo, sữa và các thực phẩm làm từ sữa, thịt cá, rau xanh, dầu hoặc mỡ. Nên ăn các loại chất bột đường chuyển hóa chậm, có nhiều chất xơ như cơm gạo lức, gạo mầm, ngũ cốc. Đặc biệt, mẹ cần hạn chế chất bột đường có trong các loại ngũ cốc đã tinh chế như bột năng, bột bắp, các loại trái cây nhiều đường như mít, sầu riêng.

Sau 02 tuần điều chỉnh chế độ ăn nhưng lượng máu của mẹ bị tiểu đường thai kỳ vẫn không đạt yêu cầu đặt ra thì sẽ được chỉ định tiêm Insulin.

Mẹ có thể quan tâm:

Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ có phải nhịn ăn không: Thắc mắc mọi mẹ bầu cần giải đáp

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Thai nhi quá to có thể gây biến chứng tiểu đường thai kỳ

Cách phòng ngừa tiểu đường thai kỳ

1. Lên kế hoạch duy trì cân nặng lý tưởng từ trước khi mang thai

Thừa cân không phải là nguyên nhân gây ra tiểu đường thai kỳ, nhưng đây là yếu tố nguy cơ hàng đầu của căn bệnh này. Theo các nghiên cứu về sản khoa, chỉ cần duy trì được số cân nặng lý tưởng trước khi mang thai thì nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ sẽ giảm đi đáng kể.

Cân nặng lý tưởng = Số lẻ của chiều cao (tính bằng cm) x 9 rồi chia 10. Theo công thức này, nếu bạn cao 1m58 thì lấy 58 nhân 9 và chia cho 10 sẽ bằng 52,2kg. 

Lưu ý, việc giảm cân phải được thực hiện trước khi mang thai. Tuyệt đối không nên cố gắng ép cân trong lúc có em bé vì sẽ rất nguy hiểm cho sức khỏe của mẹ và con. 

2. Có chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học

Không có thực đơn chung cho phụ nữ mang thai vì nhu cầu dinh dưỡng và sự tiếp thu dưỡng chất ở mỗi thai phụ đều khác nhau. Hãy cố gắng cân bằng lượng đường bột và các nhóm chất còn lại trong bữa ăn để chỉ số đường huyết không lên quá cao sau khi ăn. 

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Mẹ bầu có thể áp dụng những nguyên tắc trong chế độ ăn tránh tiểu đường thai kỳ sau đây:

  • Chia nhỏ bữa ăn thành nhiều phần để không dung nạp quá nhiều đường vào người
  • Bổ sung những loại thực phẩm giàu chất xơ
  • Hạn chế nước ngọt đóng chai, các loại nước ép quá ngọt
  • Thay cơm trắng bằng gạo lứt để giảm bớt lượng glucose trong bữa ăn

Chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học

Để chính xác nhất vẫn nên nhờ đến sự tư vấn từ các chuyên gia dinh dưỡng, lập ra kế hoạch ăn uống phù hợp và nghiêm túc tuân theo để có sức khỏe tốt nhất khi mang thai. 

3. Vận động hợp lý

Bạn bên dành ra ít nhất 30 phút trong ngày để vận động nhẹ nhàng như đi bộ, đi dạo, lên cầu thang,... để việc trao đổi chất được diễn ra tốt hơn, giúp ngăn ngừa, hạn chế tiểu đường thai kỳ. 

Kết luận

Mẹ bầu nào cũng cần nắm rõ chỉ số bao nhiêu thì bị tiểu đường thai kỳ, điều này sẽ giúp chúng ta biết cách điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học, kịp thời, đúng lúc hơn. Chúc mẹ và bé có một hành trình thật khỏe mạnh và hạnh phúc. 

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Nguồn thông tin từ Vinmec: link 1, link 2

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng tho lun và cp nht thông tin cùng các cha m khác!

Bài viết của

Đỗ Vy