Sự phát triển của thai nhi tuần 38 mẹ cần nhớ những cột mốc quan trọng của con. Khi này thai nhi tuần 38 dài tầm 49cm và nặng khoảng 3kg, cơ thể con đã hoàn thiện và sẵn sàng cho việc chào đời.
- Sự phát triển của thai nhi tuần 38
- Thắc mắc của mẹ bầu ở tuần thai này
Sự phát triển của thai nhi tuần 38
Em bé của mẹ giờ đây đã ở tháng thứ 8, có chiều dài tương đương với một cây tỏi tây (bé dài tầm 49cm và nặng trung bình khoảng 3kg).
Sự phát triển của thai nhi 38 tuần có 6 chỉ số chính mẹ bầu cần nắm vững để đánh giá tình hình sức khỏe và phát triển của bé bao gồm: đường kính lưỡng đỉnh, chiều dài xương đùi, cân nặng thai nhi, chu vi đầu, chu vi bụng và tỉ lệ chiều dài từ đầu tới chân.
Các chỉ số này sẽ được tính toán dựa trên số tuần tuổi cộng với xê dịch từ 0-6 ngày.
- Thai nhi tuần 38
Chỉ số thai nhi 38 tuần+0
- Đường kính lưỡng đỉnh (BPD): 86-98 mm, trung bình 92mm
- Chiều dài xương đùi (FL): 67- 81mm, trung bình 71mm
- Chu vi vòng bụng (AC): 302-317mm, trung bình 336mm
- Chu vi vòng đầu (HC): 319-358mm, trung bình 338mm
- Cân nặng ước tính (EFW): 2686-3786g, trung bình 3236g
Chỉ số thai nhi 38 tuần+1
- Đường kính lưỡng đỉnh (BPD): 86-98 mm, trung bình 92mm
- Chiều dài xương đùi (FL): 67- 81mm, trung bình 71mm
- Chu vi vòng bụng (AC): 301-377mm, trung bình 338mm
- Chu vi vòng đầu (HC): 320-359mm, trung bình 339mm
- Cân nặng ước tính (EFW): 2710-3819g, trung bình 3264g
Chỉ số thai nhi 38 tuần+2
- Đường kính lưỡng đỉnh (BPD): 86-98 mm, trung bình 92mm
- Chiều dài xương đùi (FL): 67- 81mm, trung bình 71mm
- Chu vi vòng bụng (AC): 300-381mm, trung bình 340mm
- Chu vi vòng đầu (HC): 320-359mm, trung bình 339mm
- Cân nặng ước tính (EFW): 2733-3853g, trung bình 3293g
Chỉ số thai nhi 38 tuần+3
- Đường kính lưỡng đỉnh (BPD): 86-98 mm, trung bình 92mm
- Chiều dài xương đùi (FL): 67- 81mm, trung bình 71mm
- Chu vi vòng bụng (AC): 299-386mm, trung bình 342mm
- Chu vi vòng đầu (HC): 320-360mm, trung bình 340mm
- Cân nặng ước tính (EFW): 2757-3886g, trung bình 3321g
Chỉ số thai nhi 38 tuần+4
- Đường kính lưỡng đỉnh (BPD): 87-99 mm, trung bình 93mm
- Chiều dài xương đùi (FL): 68- 82mm, trung bình 72mm
- Chu vi vòng bụng (AC): 298-390mm, trung bình 344mm
- Chu vi vòng đầu (HC): 321-360mm, trung bình 340mm
- Cân nặng ước tính (EFW): 2780-3919g, trung bình 3350g
Chỉ số thai nhi tuần 38+5
- Đường kính lưỡng đỉnh (BPD): 87-99mm, trung bình 93mm
- Chiều dài xương đùi (FL): 68- 82mm, trung bình 72mm
- Chu vi vòng bụng (AC): 297-395mm, trung bình 346mm
- Chu vi vòng đầu (HC): 321-361mm, trung bình 341mm
- Cân nặng ước tính (EFW): 2804-3952g, trung bình 3378
Chỉ số thai nhi 38+6
- Đường kính lưỡng đỉnh (BPD): 87-99 mm, trung bình 93mm
- Chiều dài xương đùi (FL): 68- 82mm, trung bình 72mm
- Chu vi vòng bụng (AC): 296-400mm, trung bình 348mm
- Chu vi vòng đầu (HC): 322-361mm, trung bình 341mm
- Cân nặng ước tính (EFW): 2827-3986g, trung bình 3407g
Bước vào tuần thứ 38 của thai kỳ là thời điểm rất nhạy cảm và mẹ bầu cần phải đi khám thai thường xuyên theo lịch chỉ định của bác sĩ.
- Mẹ nên theo dõi các chỉ số thai nhi thường xuyên (Ảnh: istockphoto)
Những xét nghiệm trên cũng là yếu tố rất quan trọng để bác sĩ đưa ra được ngày dự sinh chính xác hơn hoặc để kịp thời phát hiện các dị thường thai nhi để tiến hành chữa trị trong những tuần cuối cùng của thai kỳ.
Giải đáp thắc mắc phổ biến của mẹ mang thai 38 tuần
Càng đến gần thời điểm dự sinh bao nhiêu là nỗi hồi hộp, bồn chồn không yên về các dấu hiệu sinh của mẹ tăng lên bấy nhiêu. Giải đáp về 5 nỗi lo phổ biến nhất từ các chuyên gia sản khoa trong tuần thai này sẽ giúp mẹ cảm thấy yên tâm hơn đối với tình hình sức khỏe bé yêu cũng như của chính mẹ bầu.
1. Tại sao đến tuần thứ 38 cân nặng của thai nhi bị chững lại hoặc thậm chí không tăng cân?
Từ tuần thứ 38 đến thời điểm dự sinh của mẹ có thể còn cách khoảng vài tuần nữa. Nếu lúc này, thai nhi đã đạt cân nặng trung bình tầm 2,7 kg thì mẹ cũng không nên quá lo lắng vì bé vẫn đạt chuẩn 2,7-3,2kg của một thai nhi chào đời khỏe mạnh.
Một số cách giúp mẹ cải thiện cân nặng cho bé yêu trong tuần này:
- Nghỉ ngơi điều độ, cố gắng không tỉnh dậy quá nhiều về đêm mà cần ngủ được sâu giấc.
- Chia bữa ăn thành các bữa nhỏ, nhai thật kĩ và chậm.
- Tăng cường các thực phẩm giúp cải thiện cân nặng của thai nhi như trứng luộc, sữa tươi không đường, các loại hạt, cá biển sâu, thịt, bổ sung nhiều rau củ quả, nước mía (tầm 100-200ml/ngày).
- Bổ sung canxi bằng vitamin bổ sung theo đơn kê của bác sĩ và các thực phẩm giàu canxi trong bữa ăn hàng ngày.
- Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh và nghỉ ngơi hợp lý (Ảnh: istockphoto)
2. Thai nhi tuần 38 chưa quay đầu liệu có sinh thường được không?
Một số thai nhi có thể sẽ quay đầu ở những ngày cuối cùng của thai kỳ (tuần 39-40) nếu kích thước thai không quá lớn. Trường hợp bé không quay đầu và ở ngôi mông thì mẹ vẫn có thể sinh thường nếu:
- Đầu thai nhi cúi tốt
- Cân nặng của bé dưới 3,2kg
Còn trong trường hợp thai nhi ngôi mông và bé nặng trên 3,2kg, đầu thai nhi ngửa, vỡ ối nhưng không có dấu hiệu chuyển dạ thì các bác sĩ thường chỉ định cho mẹ sinh mổ.
Bác sĩ Lê Thị Thu Hà, bệnh viện Từ Dũ cũng cho biết, “Vấn đề nhờ bác sĩ xoay thai ngoài (gọi là ngoại xoay thai) thì không nên vì có nguy cơ nhau bong non, suy thai cấp và việc xoay như thế cũng khó thành công”.
3. 38 tuần mà bụng vẫn chưa tụt liệu có sinh thường được không?
Mang thai tuần 38 sẽ gặp tình trạng bụng tụt. Đây chỉ là một trong các dấu hiệu “có thể” mẹ sắp dự sinh nên theo ý kiến của bác sĩ sản khoa, điều này sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố.
- Mẹ sinh bé lần đầu hay đã mang thai nhiều lần.
- Một số mẹ đã tụt bụng nhưng sau đó bụng lại không tụt nữa do đầu bé chưa ở vị trí cố định.
- Ngoài ra, có những mẹ bầu hoàn toàn không có dấu hiệu tụt bụng cho đến thời điểm sinh.
Như vậy tụt bụng chỉ là một trong các yếu tố để đánh giá quá trình sinh thường có dễ dàng hay không mà thôi. Do đó, nếu 38 tuần mà bụng mẹ chưa tụt thì cũng không cần quá lo lắng.
4. Ra máu báo ở tuần thứ 38 nhưng không có hiện tượng đau bụng thì cần xử lý như thế nào?
Trước tiên mẹ cần kiểm tra xem ngoài dấu hiệu ra máu báo còn có các biểu hiện khác nào nữa không, chẳng hạn như rỉ ối, số lần đạp của con, cổ tử cung mở, … Nếu có mẹ cần đi khám và thông báo các dấu hiệu cho bác sĩ ngay lập tức.
- Hãy lót một miếng băng vệ sinh hàng ngày để kiểm tra hiện tượng rỉ ối. Nước ối có màu trong và không mùi. Hoặc mẹ có thể mua giấy quỳ về kiểm tra, nếu giấy quỳ đổi màu xanh nghĩa là mẹ đã rỉ ối. Trường hợp này mẹ cần đi khám để bác sĩ kiểm tra về dấu hiệu sinh của mẹ.
- Trường hợp ra máu báo, cổ tử cung đã mở (dù còn rất ít) thì có thể mẹ sẽ phải nhập viện và chờ đợi thời điểm sinh. Một vài trường hợp nếu cổ tử cung không mở hết thì mẹ sẽ phải sinh mổ.
- Nếu chỉ có máu báo nhưng không có các dấu hiệu nào khác thì thời điểm sinh của mẹ có thể sẽ diễn ra sau đó vài ngày hoặc thậm chí là từ 1-2 tuần.
- Cẩn thận nếu mẹ ra máu bất thường (Ảnh: istockphoto)
5. Thai nhi tuần 38 sinh được chưa và bé chào đời lúc này có an toàn cho sức khỏe của con hay không?
Theo ý kiến của BSCK II Phạm Thị Xuân Minh – Khoa Sản phụ khoa, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng, mẹ bầu mang thai đến tuần 38 trở đi là giai đoạn nhạy cảm vì 95% thai phụ có thể chuyển dạ và sinh con vào lúc này. Vì thế sản phụ và gia đình nên chú ý những dấu hiệu chuyển dạ để nhập viện kịp thời. Rất nhiều trường hợp em bé chào đời trước hoặc sau ngày dự sinh đến 1-2 tuần là hiện tượng bình thường. Nếu đã 2 tuần sau ngày dự sinh mà vẫn chưa có dấu hiệu chuyển dạ thì mẹ nên đến cơ sở y tế gần nhất để được khám và hỗ trợ.
Tuy vậy, hầu hết các bác sĩ đều đảm bảo với mẹ rằng, bé sinh ra ở tuần thứ 38 sẽ không gặp khó khăn gì trong vấn đề hô hấp cũng như khả năng sinh tồn. Vì vậy nếu mẹ có dấu hiệu chuyển dạ hoặc cần thiết phải sinh mổ trong tuần này thì cũng không cần quá lo lắng.
Nguồn tham khảo: Sự thay đổi của bà bầu tuần 38 – Vinmec.
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!