Chi phí nuôi con ngày nay đang trở nên tốn kém hơn bởi nhu cầu vật chất cũng như chất lượng sản phẩm dành cho trẻ sơ sinh thường khá đắt đỏ. Về cơ bản, trong năm đầu tiên khi em bé ra đời, các bố mẹ sẽ phải có một quỹ tài chính cho 3 khoản cần thiết sau: Dinh dưỡng – Chăm sóc sức khoẻ – Học tập…
- Chi phí mua sữa dành cho bé năm đầu đời
- Chi phí dành cho bỉm tã
- Chi phí nuôi con dự trù dành cho giai đoạn bé tập ăn dặm
Chi phí mua sữa dành cho bé năm đầu đời
Nếu bạn dự định cho bé bú sữa mẹ hoàn toàn thì điều đó thật tuyệt vời. Bé không những có được nguồn dinh dưỡng tốt mà bố mẹ còn có thể tiết kiệm được một khoảng chi phí không nhỏ. Tuy vậy, sữa công thức vẫn cần được dự trù trong quỹ chi phí nuôi con của bạn. Trong đó, bạn có thể ước tính khoản tiền này như sau:
Trên thị trường Việt Nam có 2 dòng sữa mà các mẹ có thể lựa chọn bao gồm sữa nội như Similac, Enfamil, Frisolac, Nan Pro 1… hoặc sữa ngoại như Meiji, Wakodo, Aptamil, Morinaga… Hiện nay, dòng sữa nội sẽ có mức giá trung bình khoảng 400.000 đồng/ hộp. Sữa ngoại có mức giá cao hơn, dao động từ 500.000 đồng – 1.000.000 đồng/ hộp.
Nói chung việc lựa chọn dòng sữa nào sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tài chính, khẩu vị, thành phần dinh dưỡng, … nhưng chi phí hàng tháng để mua sữa cho bé sẽ khoảng 2-4 triệu đồng.
Chi phí mua sữa cho con sẽ giao động từ 2 đến 4 triệu đồng một tháng tùy vào loại sữa (Ảnh: istockphoto)
Bạn có thể xem:
Chi phí dành cho bỉm tã
Với khoản chi phí này, các bố mẹ có thể tính đến phương pháp tiết kiệm là cho bé sử dụng tã vải (nhưng sẽ phải giặt nhiều hơn). Còn nếu muốn bé luôn khô ráo, thoải mái thì tã giấy sẽ là lựa chọn tối ưu nhưng đổi lại cũng tốn kém hơn.
Nhu cầu sử dụng tã giấy của bé sẽ giảm dần theo tháng tuổi. Giai đoạn sơ sinh 2 tháng đầu có thể từ 8-10 chiếc/ngày; sau đó chỉ còn 6-7 chiếc/ngày và cho đến tầm 1 tuổi sẽ chỉ còn 3-4 chiếc/ngày.
Mức chi phí dành cho bỉm tã sẽ dao động từ 3 trăm – 5 trăm nghìn/tháng.
Sau 1 tuổi, mẹ nên tập cho bé ngồi bô và bỏ dần việc mặc tã bỉm thì sẽ giúp tiết kiệm được một khoản chi phí không nhỏ.
Bạn có thể xem:
Chi phí nuôi con dự trù dành cho giai đoạn bé tập ăn dặm
Từ tháng thứ 6 trở đi (hay thậm chí là sớm hơn), bé sẽ bước sang thời kỳ ăn dặm. Ngoài khoản tiền dành để mua sữa, các bố mẹ cần dự tính thêm một khoản nữa cho việc mua đồ nấu ăn dặm của bé.
Nếu bé ăn dặm theo phương pháp Baby led weaning thì mẹ có thể tiết kiệm được một số tiền vì bé không cần đến các dụng cụ nấu nướng lích kích để ăn dặm như máy xay, nồi, … Bé hoàn toàn có thể tập ăn dặm từ chính các loại rau củ, hoa quả của bữa ăn hàng ngày từ bố mẹ.
Còn nếu bé ăn dặm theo phương pháp truyền thống hoặc ăn dặm kiểu Nhật thì bố mẹ sẽ phải có thêm các chi phí như sau:
– Máy xay đồ cho bé (từ 500 nghìn – 1 triệu)
– Hộp trữ đông thực phẩm (100-200 nghìn)
Ngoài ra, các thực phẩm ăn dặm bổ sung mẹ có thể cần đến như:
- Bột ngũ cốc: mức giá dao động trong khoảng 120.000 đồng/ hộp.
- Bột ăn dặm: giá trung bình từ 57.000 đồng – 139.000 đồng/ hộp.
- Váng sữa, sữa chua, dầu ăn, phô mai: khoảng 700.000 đồng/ tháng.
- Hoa quả: khoảng 200.000 – 400.000 đồng/ tháng.
- Đồ để nấu cháo, bột (rau xanh, thịt, cá…): khoảng 800.000 đồng – 1.200.000 đồng/ tháng
Tổng chi phí cho thức ăn dặm của bé có thể dao động từ 1-2 triệu/tháng.
Chi phí cho việc ăn dặm của trẻ sẽ từ khoảng 1 đến 2 triệu đồng một tháng (Ảnh: istockphoto)
Ngoài 3 chi phí cơ bản nói trên thì bố mẹ cần dự trù trong quỹ nuôi con năm đầu đời của mình các khoản như mua quần áo, đồ dùng cho bé sơ sinh như xe đẩy, địu, nôi, …; các loại đồ chơi kích thích phát triển cho bé, … Tuy nhiên các khoản chi nói trên bố mẹ hoàn toàn có thể linh động cân nhắc xem cái gì nên mua, cái gì không cần thiết để phù hợp với tình hình tài chính của gia đình.
Kết luận
Đôi khi bố mẹ không nên đầu tư quá nhiều vào chi phí thức ăn, quần áo hay đồ chơi quá đắt tiền,… Chỉ cần đảm bảo chất dinh dưỡng và nhu cầu phát triển cần thiết cho con là được. Nếu bố mẹ có điều kiện kinh tế cao thì nên gửi tiền tiết kiệm để đảm bảo và phục vụ cho con đường học tập sau này của con.
Hơn nữa, đối với những bố mẹ có con sinh ra ốm yếu, thế chất kém hơn những đứa trẻ khác thì bố mẹ nên mua bảo hiểm cho con. Việc này sẽ giúp bố mẹ giảm được chi phí khám chữa bệnh và điều trị khi con gặp vấn đề về sức khỏe.
Xem thêm bài liên quan
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!