Tham khảo chế độ làm việc cho phụ nữ mang thai ngay nếu bạn không muốn mất quyền lợi

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Chế độ làm việc cho phụ nữ mang thai mới nhất do pháp luật quy định có rất nhiều quyền lợi ưu tiên. Vì lao động nữ khi mang thai gặp phải rất nhiều vấn đề về sức khỏe và tâm sinh lý. Do đó những quyền lợi này giúp bảo vệ thiên chức làm mẹ và tạo sự công bằng cho lao động nữ. Nếu bạn đang mang thai hãy tìm hiểu kĩ các quyền lợi mình được hưởng từ nhà nước ngay nhé!

Các quy định về chế độ làm việc cho phụ nữ mang thai

Băn khoăn thường gặp của người lao động và người sử dụng lao động nữ đang mang thai có thể là: chế độ nghỉ ngơi, các quyền lợi và quy định cụ thể của nhà nước dành cho phụ nữ mang thai,...

Những thông tin dưới đây sẽ cung cấp cụ thể các thông tin về quy định của Bộ luật lao động đối với lao động nữ mang thai. Vì vậy hãy tham khảo để đảm bảo các quyền lợi của bạn ngay .

1. Quy định về thời gian làm việc cho sản phụ

Theo thông tư số 1.061 các quy định được đặt ra nhằm đảm bảo sức khoẻ của phụ nữ khi mang thai và có con nhỏ dưới 12 tháng tuổi. Bộ Lao động giải thích việc thi hành chế độ làm việc cho phụ nữ mang thai như sau:

  • Tránh phân cho sản phụ làm công việc nặng
  • Không được phân công làm thêm giờ hay làm đêm ( ca đêm từ 10h tối đến 6 giờ sáng)
  • Thai phụ ở tháng thứ 7, thứ 8 của thai kỳ làm việc 8 giờ/ngày sẽ được nghỉ 1 giờ.

Phụ nữ mang thai hạn chế làm việc nặng và làm việc ngoài giờ

Ngoài ra, quy định bớt thời giờ làm việc khi mang thai sẽ được hưởng tuỳ theo điều kiện và tính chất công việc. Quy định này sẽ được nếu rõ trong bản nội quy riêng của mỗi tổ chức.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Ví dụ: Những chị em làm công việc sản xuất nặng nhọc, tốn nhiều sức như đẩy xe, khuân vác,... thì sẽ được nghỉ 1 giờ làm việc mỗi ngày. Ngược lại, các tính chất công việc nhẹ nhàng hơn như làm việc ở văn phòng, quét dọn,... thì không có quy định bớt giờ làm việc.

2. Chế độ bảo vệ thai sản đối với phụ nữ mang thai

Theo điều 155. Quy định của Bộ luật lao động 2012 về bảo vệ thai sản đối với lao động nữ có những điều sau:

1. Người sử dụng lao động không được sử dụng lao động nữ đang mang thai làm việc vào ban đêm. Ngoài ra không làm thêm giờ và đi công tác xa ở các trường hợp sau:

  • Phụ nữ mang thai ở tháng thứ 7 hoặc thứ 6. Phải làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, hải đảo,...
  • Đang nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi

2. Lao động nữ khi mang thai từ tháng thứ 7, được chuyển làm công việc nhẹ hơn nếu đang làm việc nặng nhọc. Hoặc sẽ được giảm bớt 01 giờ đồng hồ làm việc mỗi ngày và được hưởng đủ lương. Ngoài ra, lao động nữ mang thai ở tháng thứ 7 trở đi có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động sắp xếp cho bạn thời gian nghỉ ngơi phù hợp.

Sắp xếp thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý để đảm bảo sức khoẻ cho sản phụ

3. Lao động nữ trong thời gian mang thai được nghỉ hưởng chế độ sinh con theo quy định của pháp luật. Bao gồm bảo hiểm xã hội và quyền nghỉ nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

4. Đối với người sử dụng lao động: Không được phép sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với lý do lao động nữ đang có thai.

Một số chế độ khác dành cho phụ nữ mang thai

1. Quyền nghỉ thai sản trước khi sinh

Để đảm bảo sức khoẻ cho sản phụ và giúp họ chuẩn bị tốt nhất cho việc sinh con. Pháp luật quy định lao động nữ khi mang thai được phép nghỉ thai sản theo điều 157 Bộ luật lao động 2012.

Tại đây, lao động nữ được phép nghỉ trước và sau sinh con là 6 tháng. Với điều kiện thời gian nghỉ tối đa không quá 2 tháng trước khi sinh. Theo đó, thời gian này sẽ được khấu trừ vào thời gian nghỉ thai sản theo pháp luận quy định.

2. Được hưởng chế độ khám thai theo quy định

Theo Điều 32 Luật Bảo hiểm Xã hội 2014, lao động nữ được phép nghỉ 5 lần trong thai kỳ để đi khám thai. Lưu ý thêm, mỗi lần được phép nghỉ trong 1 ngày.

Bên cạnh đó, nếu thai phụ ở xa cơ sở y tế hoặc đang mắc một số bệnh lý. Lúc này thai phụ được nghỉ 2 ngày cho mỗi lần khám thai. Đặc biệt, số ngày nghỉ không bao gồm ngày nghỉ lễ Tết, nghỉ hàng tuần.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Lao động nữ mang thai được phép nghỉ để đi khám thai theo quy định

3. Thời gian nghỉ thai sản sau khi sinh con

Lao động nữ sau khi sinh con được nghỉ sinh 6 tháng. Các trường hợp sinh đôi trở lên thì được nghỉ thêm 1 tháng, tính từ con thứ 2 trở đi.

Một số lưu ý khác:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo
  • Nếu sản phụ sau khi sinh con và có con dưới 2 tuổi bị chết. Thì người mẹ được nghỉ 4 tháng tính từ ngày sinh con để hồi phục sức khoẻ và tinh thần
  • Sản phụ có con từ 2 tháng tuổi trở lên bị tử vong sẽ được nghỉ 2 tháng tính từ ngày con chết.

Kết luận 

Hy vọng thông tin từ bài viết sẽ giúp bạn nắm được các quyền lợi về thai sản. Có thể thấy pháp luật tạo điều kiện rất tốt cho phụ nữ thực hiện thiên chức làm mẹ. Hãy lưu ý các quyền lợi nêu trên để có hành trình làm bố mẹ hạnh phúc nhé!

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

haunguyen