Bác sĩ gợi ý chế độ dinh dưỡng phù hợp cho bé bị viêm đường hô hấp và tiêu chảy

Mùa xuân hè là thời điểm bùng phát các bệnh nhiễm khuẩn ở trẻ em. Một chế độ dinh dưỡng cho trẻ em viêm đường hô hấp và tiêu chảy hợp lý sẽ giúp con mau khỏe. Đồng thời, việc này sẽ hạn chế tối đa nguy cơ bé bị suy dinh dưỡng sau khi bệnh.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Chế độ dinh dưỡng cho trẻ em viêm đường hô hấp và tiêu chảy là: bổ sung đủ chất đạm, ăn nhiều rau xanh và trái cây chứa vitamin C v.v. Đọc  bài viết của Thạc sĩ – Bác sĩ Đặng Ngọc Hùng, Chuyên gia dinh dưỡng, Giảng viên thỉnh giảng Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur và Founder tại H&H Nutrition để biết được:

  • Tại sao bé thường bị bệnh trong mùa xuân hè?
  • Vai trò của chế độ dinh dưỡng và cách chăm sóc đối với trẻ em
  • Chế độ dinh dưỡng cho trẻ em viêm đường hô hấp và tiêu chảy
  • Cách chăm sóc khi trẻ bị bệnh

Tại sao bé thường bị bệnh trong mùa xuân hè?

Mùa xuân hè là thời điểm vô cùng thuận lợi để các tác nhân gây bệnh hoạt động, đặc biệt là ở trẻ em. Lúc này, thời tiết chuyển dần từ lạnh sang nóng. Những đợt nóng lạnh thay đổi đột ngột và thất thường khiến trẻ bị mắc các bệnh về đường hô hấp, nhiễm trùng tiêu hóa, sởi, thủy đậu, quai bị, cảm cúm,… Khi bị nhiễm khuẩn, trẻ cần nhiều năng lượng và các chất dinh dưỡng khác để giúp chống lại bệnh tật.

Bạn có thể chưa biết:

Chăm sóc bé theo mùa – Mẹ đã làm đúng cách?

Mách mẹ phòng ngừa bệnh giao mùa cho bé vào mùa đông

Vai trò của chế độ dinh dưỡng và cách chăm sóc đối với trẻ em

Chăm sóc trẻ bệnh cần quan tâm đến các chất dinh dưỡng để bé mau hết bệnh và đảm bảo trẻ phát triển bình thường. Đối với những bé khỏe mạnh, chế độ dinh dưỡng khoa học sẽ giúp hệ miễn dịch của trẻ được khỏe mạnh để chống chọi tác nhân gây bệnh.

Đối với những trẻ bú mẹ, mẹ tiếp tục cho trẻ bú nhiều hơn và tăng số lần bú. Trường hợp trẻ không ngậm bú được, mẹ có thể vắt sữa mẹ ra và dùng thìa đút cho trẻ. Đối với các bé lớn hơn, việc nuôi dưỡng trẻ rất quan trọng để đảm bảo con không bị suy dinh dưỡng.

Nguyên nhân bé bị nhiễm trùng hô hấp và tiêu hóa

  • Sinh non
  • Cân nặng sơ sinh thấp
  • Suy dinh dưỡng
  • Môi trường sống không đảm bảo vệ sinh

Môi trường không đảm bảo vệ sinh là nguyên nhân bé bị các bệnh về hô hấp và tiêu chảy

Chế độ dinh dưỡng cho trẻ em viêm đường hô hấp và tiêu chảy

Thông thường khi các bé bị ốm sẽ biếng ăn và hệ tiêu hóa của bé cũng sẽ yếu đi đôi chút. Vì thế mẹ nên chọn những món ăn dễ tiêu nhưng cũng đầy đủ dưỡng chất như soup, cháo, sữa… đảm bảo 4 nhóm (bột, béo, đạm, rau) để bé dễ nuốt và dễ tiêu hoá hơn.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bên cạnh đó, để giúp tăng đề kháng của bé nhanh chóng, mẹ nên cho bé ăn những thực phẩm giàu sinh tố A, giàu chất kẽm và chất sắt như các loại thịt bò, gà, trứng, rau có màu xanh, đỏ.

  • Đảm bảo đầy đủ chất đạm thiết yếu từ thịt, cá, trứng, sữa. Đặc biệt, cá từ biển (cá hồi, cá thu, cá thu, cá ngừ, cá trích,…) là nguồn chứa axit béo omega 3 dồi dào cho sự phát triển trí não.
  • Thêm các loại rau xanh và trái cây có chứa nhiều vitamin C như: bông cải xanh, ớt chuông, cải xoăn, đủ đủ, chuối, cam, nho, việt quất, bưởi, ổi, cam, chanh, kiwi,…
  • Cho bé dùng sữa chua, các loại thức uống dinh dưỡng lên men tự nhiên có các loại men vi sinh như probiotics. Các loại men này giúp cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột, chất dinh dưỡng được hấp thu tốt và loại bỏ những vi khuẩn có hại khác. Bên cạnh đó, chúng cũng giúp củng cố hệ miễn dịch cơ thể, giảm tần suất mắc các bệnh nhiễm trùng ở hệ hô hấp và hệ tiêu hóa.
  • Bổ sung thực phẩm nhiều kẽm: Kẽm đóng vai trò lớn đối với sự tăng trưởng thể chất của trẻ em. Nó giúp duy trì hoạt động của hệ miễn dịch và tham gia cấu trúc các loại men tiêu hóa. Thực phẩm chứa nhiều kẽm mà gia đình có thể bổ sung cho bé là: tôm đồng, lươn, hàu, gan heo, sữa, thịt bò, lòng đỏ trứng, các loại cá, đậu nành, các loại hạt có dầu (hạnh nhân, hạt điều, lạc…), giá đỗ, các thực phẩm có bổ sung kẽm, thực phẩm chức năng có chứa kẽm.

Bổ sung kẽm giúp tăng hệ miễn dịch cho con

  • Bổ sung vitamin A: Vitamin A có trong các thực phẩm hàng ngày như: gan, thịt, cá, trứng, sữa, rau củ quả có màu xanh, vàng, đỏ đậm. Do đó, mẹ cần đảm bảo trong khẩu phần ăn có chất béo để hấp thu vitamin A được tốt nhất. Đồng thời, cha mẹ cần đảm bảo bổ sung đầy đủ viatmin A cho trẻ từ khi còn nhỏ theo chương trình của quốc gia. Một số trường hợp bé cần bổ sung nhiều vitamin A là:
    • Trẻ bị bệnh và có thể mất vitamin A qua phân, nước tiểu
    • Trẻ suy dinh dưỡng, nhiễm trùng tái đi tái lại và tiêu chảy kéo dài cần được uống thêm vitamin A liều cao theo sự hướng dẫn của nhân viên y tế.
  • Đa dạng thức ăn và luôn thay đổi để trẻ không bị ngán và kích thích vị giác. Có thể cho trẻ ăn các món mà con thích nhưng phải đảm bảo có các nhóm chất dinh dưỡng. Ngoài ra, thức ăn phải mềm và dễ tiêu hóa
  • Cách chăm sóc trẻ bị tiêu chảy mẹ cần lưu ý là cho trẻ uống nước thường xuyên. Để đảm bảo con không bị mất nước khi tiêu chảy, gia đình có thể pha dung dịch oresol, nước cháo muối, nước cơm cho trẻ uống. Cho uống nhiều hơn bình thường và bù nước bằng đường uống đến khi hết tiêu chảy. Sau mỗi lần đi ngoài, cha mẹ cần cho trẻ uống thêm 5-100 ml (trẻ < 2 tuổi) hoặc 100-200 ml (đối với trẻ 2-10 tuổi).

Sau khi trẻ khỏi bệnh, cha mẹ có thể cho trẻ ăn thêm mỗi ngày 1 bữa trong vòng 2 tuần liền. Đặc biệt nếu tiêu chảy kéo dài, gia đình nên cho trẻ ăn thêm mỗi ngày 1 bữa trong ít nhất 1 tháng.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bạn có thể chưa biết:

Cách chữa tiêu chảy cho trẻ sơ sinh – Mẹo hay dành cho mẹ

Nhận biết bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ và chữa trị kịp thời

Cách chăm sóc khi trẻ bị bệnh

Chăm sóc bé bị ốm như thế nào để trẻ mau hồi phục sức khoẻ?

  • Giữ vệ sinh sạch sẽ nhà, chỗ ngủ và chỗ chơi của trẻ, nhất là nhà tiêu
  • Luôn giữ ấm cho bé để hạn chế nguy cơ viêm đường hô hấp ở trẻ em
  • Tập thói quen cho bé rửa tay thường xuyên, đặc biệt trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
  • Lựa chọn thức ăn có nguồn gốc rõ ràng, tránh để ôi thiu, nấu chưa kỹ. Đồng thời, gia đình cần sử dụng nguồn nước sạch, đảm bảo chất lượng khi ăn uống
  • Rửa chén, thìa, cốc, bình sữa kỹ lưỡng trước khi sử dụng
  • Định kỳ xổ giun cho trẻ 6 tháng/lần kể từ lúc 1 tuổi
  • Dẫn bé đi tiêm phòng định kỳ theo lịch tiêm chủng mở rộng

Tiêm phòng định kỳ cho trẻ theo lịch tiêm chủng mở rộng

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Có 2 lưu ý quan trọng khi chăm bé bị ngạt mũi, sổ mũi do viêm đường hô hấp mà mẹ nên biết, đó là:

  • Mẹ hãy cho bé uống nhiều nước lọc, nước ép quả. Nhưng không được cho trẻ uống lạnh, có nước đá. Vì khi uống nguội hay ấm sẽ giúp bé thông hơi và giảm chảy nước mũi.
  • Cho bé ăn các món soup, cháo, canh nóng để bé dễ nuốt và giảm chảy nước mũi. Tránh cho bé ăn những thực phẩm nhiều đường vì sẽ làm cho bệnh nặng hơn.

Trong thời gian bị bệnh, nếu trẻ có triệu chứng bất thường như: sụt cân nhanh chóng, lừ đừ, li bì, mắt trũng, sốt cao, quấy khóc, bỏ bú, tiêu chảy lượng nhiều, nôn nhiều, máu trong phân,… cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế gần nhất để kịp thời điều trị. 

Lời kết

Mùa xuân hè là thời điểm bùng phát các bệnh nhiễm khuẩn ở trẻ em. Một chế độ dinh dưỡng cho trẻ em viêm đường hô hấp và tiêu chảy hợp lý sẽ giúp con mau khỏe. Đồng thời, việc này sẽ hạn chế tối đa nguy cơ bé bị suy dinh dưỡng sau khi bệnh.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!