X
theAsianparent Vietnam Logo
theAsianparent Vietnam Logo
Product GuideSign in
  • COVID-19
  • Mẹ bầu
    • Tính ngày dự sinh
    • Thời kì mang thai
    • Tam cá nguyệt thứ nhất
    • Tam cá nguyệt thứ hai
    • Tam cá nguyệt thứ ba
    • Dự Án Sidekicks
    • Chuẩn bị mang thai
    • Chuyển dạ và đi sinh
    • Sảy thai, lưu thai
  • Sau sinh
    • Dinh dưỡng cho mẹ sau sinh
    • Khỏe đẹp sau sinh
    • Tình cảm tâm lý sau sinh
  • Giai đoạn phát triển
    • Em bé 0 - 1 tuổi
    • Trẻ tập đi (1-3 tuổi)
    • Mầm non (3-6 tuổi)
    • Trẻ đi học
    • Dậy thì & thành niên
  • Nuôi dạy con
    • An toàn
    • Kiến thức chung nuôi con
    • Lời khuyên cho cha mẹ
    • Tin tức chung
  • Giáo dục
    • Trẻ đặc biệt
    • Mầm non 3-5 tuổi
    • Trẻ đi học 5 tuổi trở lên
    • Trung học
  • Sức khỏe
    • Bệnh, dị ứng và tai nạn ở trẻ
    • Bệnh, dị ứng và tai nạn ở người lớn
    • Tiêm phòng & Vac-xin
    • Dịch bệnh và các bệnh đặc biệt khác
  • Phong cách sống
    • Làm đẹp
    • Chuyện phái đẹp
    • Chuyện phái mạnh
    • Hôn nhân
    • Hôn nhân & Tình Dục
    • Thể dục thể thao
    • Du lịch & Giải trí
  • Ăn Uống & Dinh Dưỡng
    • Lên thực đơn bữa ăn
    • Bữa ăn
    • Ăn dặm

Những cách xổ giun cho bé nào phổ biến hiện nay?

Mất 8 phút để đọc
Những cách xổ giun cho bé nào phổ biến hiện nay?

Tẩy giun cho bé là 1 trong những hoạt động định kỳ ba mẹ cần lưu ý để bảo vệ con khỏi nguy cơ nhiễm các loại giun, ký sinh trùng nguy hiểm, ảnh hưởng đến thể chất, sức khỏe, thậm chí tính mạng của trẻ.

Tẩy giun cho bé theo chuyên gia y tế là việc làm cần thiết, tuy nhiên nhiều cha mẹ vẫn chưa biết nên thực hiện cho con từ độ tuổi nào và tẩy giun thế nào cho đúng cách. Theo chuyên gia y tế, nên bắt đầu tẩy giun từ khi trẻ được 2 tuổi và lặp lại sau mỗi 6 tháng. Mời các phụ huynh cùng đọc thêm bài viết sau để có thêm thông tin bảo vệ sức khỏe của trẻ nhé.

Nội dung bài viết:

  • Vì sao cần phải tẩy giun cho bé?
  • Các cách tẩy giun cho bé
  • Nên cho trẻ dùng thuốc tẩy giun dạng viên uống hay siro?
  • Phòng ngừa giun sán ở trẻ

Bài viết có phần đóng góp ý kiến chuyên môn từ bác sĩ Vũ Nhật Nam, Khoa Nội tổng hợp – Tim mạch – Lão học, Bệnh viện Quận Bình Thạnh.

Vì sao cần phải tẩy giun cho bé?

Trẻ em thường hiếu động hay bò chơi lê la trên sàn nhà rồi lại mút tay, có khi trẻ đánh rơi thức ăn xuống đất rồi lại nhặt lên ăn, vì thế trẻ rất dễ bị nhiễm các loại giun như giun đũa, giun tóc, giun kim.

Xem thêm

Những nguy cơ bà bầu phải đối diện khi bị nhiễm giun sán chó mèo

Mẹ kinh hoàng khi thấy bác sĩ gắp ra giun sán dài hơn 1 cm trong mắt con

Theo ước tính, khoảng 40% trẻ em Việt Nam bị nhiễm giun, có khu vực lên tới 65%. Các loại giun thường gặp ở Việt Nam: giun đũa, giun tóc, giun móc. Với trẻ em thì còn có giun kim.

Những cách xổ giun cho bé nào phổ biến hiện nay?

Khi giun đã vào được cơ thể trẻ, chúng sẽ có thể:

  • Tranh giành những chất dinh dưỡng của trẻ, lâu dần làm cho trẻ xanh xao, chậm tăng trưởng thể chất, suy dinh dưỡng, ảnh hưởng đến trí thông minh của trẻ.
  • Gây ngứa ngáy khó chịu, ảnh hưởng đến sinh hoạt và học tập.
  • Trong vài tình huống nguy hiểm hơn, giun có thể gây ra những biến chứng như giun chui ống mật, giun chui ống tụy, tắc ruột, viêm nhiễm tiết niệu – sinh dục.

Theo bác sĩ Vũ Nhật Nam, Khoa Nội tổng hợp – Tim mạch – Lão học, Bệnh viện Quận Bình Thạnh: Trẻ em có thể bị nhiễm giun từ lúc ngừng bú sữa mẹ và có thể tái nhiễm cho đến hết đời, gây ảnh hưởng lên sự phát triển của trẻ. Trẻ có thể chán ăn, kém hấp thu, giảm tình trạng dinh dưỡng, kém phát triển thể chất, trí tuệ, tiềm ẩn nhiều bệnh nguy hiểm như viêm ruột thừa, tắc và thủng ruột, rối loạn tim mạch khi nhiễm nhiều giun đũa.

Khi nào cần tẩy giun cho bé? Nên cho bé uống loại thuốc giun nào?

Bác sĩ Nam cho bết, theo khuyến cáo của Tổ chức y tế Thế giới, khi trẻ đủ 12 tháng tuổi là có thể uống thuốc sổ giun, và nên lặp lại mỗi 6 tháng 1 lần. Thuốc sổ giun được sử dụng cho trẻ là Mebendazole 500mg và Albendazole 400mg dạng viên nén liều duy nhất. Thuốc uống vào lúc nào trong ngày cũng được, nhưng thông thường sẽ uống vào lúc sáng trước khi ăn.

Theo dân gian, một số mẹ có thể dùng tăm bông tẩm mật ong rồi đặt vào hậu môn trẻ, chờ một lúc rồi lấy miếng tăm bông ra, miết nhẹ vành hậu môn có thể bắt được giun kim. Dù chưa có nghiên cứu khoa học nào chứng minh, nhưng cách bắt giun kim trên vẫn được khá nhiều mẹ áp dụng. Tuy nhiên, cách trên chỉ có thể cho thấy có giun trong người trẻ chứ không thể bắt được hết toàn bộ giun ra. Vì vậy, việc cho trẻ uống thuốc sổ giun là cần thiết và đảm bảo an toàn, hiệu quả trong việc loại bỏ giun ở trẻ.

Theo Viện Dinh Dưỡng Quốc Gia, các loại thuốc sau được khuyến nghị dùng để tẩy giun cho bé:

Albendazol

Cách xổ giun cho bé bằng Albendazol giúp ức chế sự thu nhận glucose ở ấu trùng và giun trường thành, làm giảm dự trữ glycogen, giảm năng lượng nên giun bất động rồi chết.

Thuốc có tác dụng trên nhiều loại giun: đũa, móc, tóc, lươn, kim. Liều dùng một lần duy nhất cho trẻ từ 2 tuổi dùng 400mg (1V). Còn với giun móc thì uống Albendazol viên 400mg mỗi ngày 1 viên và uống trong 3 ngày liên tiếp.

cach-xo-giun-cho-be

Mebendazol

cũng làm cho giun bị cạn kiệt glycogen dự trữ, ngoài ra còn ức chế sự sinh sản của giun. Chỉ dùng thuốc này cho trẻ trên 2 tuổi. Để tẩy giun kim, cho trẻ uống 100mg, sau 2 đến 4 tuần nhắc lại một lần nữa; còn để tẩy một hay nhiều loại giun: móc, tóc, kim: dùng liều duy nhất 400mg.

Pyratel

Cách xổ giun cho bé bằng thuốc Pyratel cũng là một sự lựa chọn. Thuốc có biệt dược là hemilltox hàm lượng 125mg và 250mg: tác dụng bằng cách phong bế thần kinh – cơ của giun, khiến chúng bị tê liệt và nhu động ruột sẽ đẩy giun ra ngoài.

Pyrantel tác động lên cả dạng chưa trưởng thành nhưng không có tác dụng trên dạng ấu trùng. Thuốc này có thể dùng để tẩy giun kim, giun đũa, giun móc cho trẻ từ 1 tuổi trở lên với liều 10mg/kg cân nặng. Nếu trẻ nhiễm giun kim nhiều có thể nhắc lại sau 1 tuần cũng với liều lượng như trên

Xem thêm

Mẹo tẩy giun cho bé dưới 2 tuổi bố mẹ nên biết

Dấu hiệu bé bị đau bụng giun và cách chữa đau bụng giun cho trẻ

Nên chọn loại viên nén hay siro để tẩy giun cho trẻ? Liều uống ra sao?

Các loại thuốc xổ giun trên thị trường được bào chế dưới dạng:

  • Viên nén: thơm, ngọt, có thể nhai, nghiền trước khi uống
  • Dung dịch uống có hương giúp bé dễ uống

Tùy theo lứa tuổi của bé, ba mẹ có thể lựa chọn dạng thuốc giun trẻ em thích hợp. Thường bé mới biết đi thích dùng dạng siro, còn trẻ lớn hơn có thể dùng dạng viên nén.

cach-xo-giun-cho-be

Mỗi loại thuốc sẽ có hướng dẫn liều dùng khác nhau. Vì thế, ba mẹ phải đảm bảo đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi cho trẻ uống. Có loại cần uống vào buổi sáng, phải nhịn đói trước đó. Nhưng cũng có loại thuốc xổ giun uống vào bất cứ thời điểm nào trong ngày, không cần phải nhịn đói. Tuy nhiên uống vào buổi tối trước khi đi ngủ là tốt nhất.

Hiện nay, ở trường mầm non, các bé cũng được cho uống thuốc một lần trong năm, thường vào đầu năm học, các bậc phụ huynh nên lưu ý cho bé uống nhắc lại sau 6 tháng.

Phòng ngừa giun sán ở trẻ như thế nào?

Bên cạnh việc tìm hiểu các loại thuốc tẩy giun cho trẻ em, phòng ngừa nhiễm giun kỹ càng cho con là điều tốt nhất và nên làm. Phụ huynh nên thực hiện những điều sau để bảo vệ con:

  • Tập cho bé thói quen rửa tay sau khi đi vệ sinh và trước khi ăn. Ngay cả mẹ và các thành viên khác trong gia đình cũng nên tập thói quen này để làm gương cho bé và đảm bảo vệ sinh, nhất là khi chuẩn bị đồ ăn.
  • Ăn chín, uống sôi. Và luôn rửa sạch sẽ các nguyên liệu trước khi ăn hay chế biến.
  • Thường xuyên cắt móng tay cho bé, rửa hậu môn bằng xà phòng tắm sau mỗi lần bé đi đại tiện.
  • Sau mỗi lần con chơi đùa ngoài trời, hãy tập cho con rửa tay và tắm rửa vệ sinh thân thể.
  • Nếu nhà có ai bị giun, thì nên tìm cách xổ giun cho bé và cả nhà.

cach-xo-giun-cho-be

Con yêu sẽ khó chị, không vui và thoải mái nếu chẳng may bị giun sán. Điều này sẽ làm mẹ lo lắng và thắt lòng. Do đó, hãy luôn phòng ngừa cho bé. Và luôn hỏi ý kiến bác sĩ về loại thuốc phù hợp với trẻ nhé.

Xem thêm:

  • Vệ sinh cá nhân kém, búi giun lớn chiếm hết ổ bụng bé 3 tuổi
  • Mẹ kinh hoàng khi thấy bác sĩ gắp ra giun sán dài hơn 1 cm trong mắt con
  • Dấu hiệu bé bị đau bụng giun và cách chữa đau bụng giun cho trẻ

Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Câu chuyện từ đối tác
3 loại điện thoại dành cho trẻ em được đánh giá cao trên thị trường
3 loại điện thoại dành cho trẻ em được đánh giá cao trên thị trường
Giới thiệu 5 máy hút mũi cho bé sơ sinh được các mẹ tin dùng
Giới thiệu 5 máy hút mũi cho bé sơ sinh được các mẹ tin dùng
Vì sao chồng không tặng quà cho vợ là… rất dở?
Vì sao chồng không tặng quà cho vợ là… rất dở?
TOP 6 loại sữa dành cho trẻ sinh non thiếu tháng được nhiều mẹ tin dùng
TOP 6 loại sữa dành cho trẻ sinh non thiếu tháng được nhiều mẹ tin dùng

Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!

img
Bài viết của

mInH.tHu

Được chỉnh sửa bởi:

Bác Sĩ Vũ Nhật Nam

  • Home
  • /
  • Sức khỏe
  • /
  • Những cách xổ giun cho bé nào phổ biến hiện nay?
Chia sẻ:
  • Omega 6 là gì? Bà bầu và thai nhi bổ sung Omega 6 như thế nào là hợp lý?

    Omega 6 là gì? Bà bầu và thai nhi bổ sung Omega 6 như thế nào là hợp lý?

  • Biểu hiện mang thai giả và triệu chứng khiến chị em lầm tưởng có con

    Biểu hiện mang thai giả và triệu chứng khiến chị em lầm tưởng có con

  • Xuất tinh ra máu ở phái mạnh: Nguyên nhân và cách điều trị phù hợp

    Xuất tinh ra máu ở phái mạnh: Nguyên nhân và cách điều trị phù hợp

  • Omega 6 là gì? Bà bầu và thai nhi bổ sung Omega 6 như thế nào là hợp lý?

    Omega 6 là gì? Bà bầu và thai nhi bổ sung Omega 6 như thế nào là hợp lý?

  • Biểu hiện mang thai giả và triệu chứng khiến chị em lầm tưởng có con

    Biểu hiện mang thai giả và triệu chứng khiến chị em lầm tưởng có con

  • Xuất tinh ra máu ở phái mạnh: Nguyên nhân và cách điều trị phù hợp

    Xuất tinh ra máu ở phái mạnh: Nguyên nhân và cách điều trị phù hợp

Nhận những lời khuyên đều đặn từ chúng tôi về quá trình mang bầu và thai nhi phát triển!
  • Trở thành cha mẹ
    • Chuẩn bị mang thai
    • Đặt tên cho con
    • Thời kỳ mang thai
    • Chuyển dạ và đi sinh
  • Giai đoạn phát triển
    • Trẻ sơ sinh (0-12 tháng)
    • Trẻ tập đi (1-3 tuổi)
    • Trẻ mầm non (3-6 tuổi)
    • Trẻ đi học
  • Phong cách sống
    • Làm đẹp
    • Người nổi tiếng
    • Du lịch & nghỉ lễ
    • Hôn nhân
  • Sức khỏe
    • Dị ứng
    • Tai nạn & khẩn cấp
    • Tiêm phòng
  • Dinh dưỡng
    • Nuôi con bằng sữa mẹ
    • Ăn dặm
    • Thực đơn hàng ngày
    • Kiến thức dinh dưỡng
  • Tìm hiểu thêm
    • TAP cộng đồng
    • Liên hệ quảng cáo
    • Liên hệ
    • Trở thành cộng tác viên


  • Singapore flag Singapore
  • Thailand flag Thailand
  • Indonesia flag Indonesia
  • Philippines flag Philippines
  • Malaysia flag Malaysia
  • Sri-Lanka flag Sri Lanka
  • India flag India
  • Vietnam flag Vietnam
  • Australia flag Australia
  • Japan flag Japan
  • Nigeria flag Nigeria
  • Kenya flag Kenya
© Copyright theAsianparent 2025. All rights reserved
Về chúng tôi|Đội ngũ chúng tôi|Điều khoản bảo mật|Điều khoản sử dụng |Sơ đồ trang web
  • Công cụ
  • Bài viết
  • Hỏi & Đáp
  • Bình chọn

Chúng tôi sử dụng dữ liệu để đảm bảo bạn có một trải nghiệm tốt nhất. Learn MoreOk, Got it

Chúng tôi sử dụng dữ liệu để đảm bảo bạn có một trải nghiệm tốt nhất. Learn MoreOk, Got it