Chảy máu mũi khi mang thai xảy ra ở khoảng 20% bà bầu, đặc biệt là ở kỳ tam cá nguyệt thứ 2. Đa số nguyên nhân xảy ra tình trạng này đều là do những thay đổi về hoóc môn trong thai kỳ khiến các mạch máu nở rộng nên dễ vỡ hơn so với người thông thường.
Đây là những nội dung trong bài viết này:
- Vì sao mẹ bị chảy máu mũi khi mang thai?
- Mẹ nên làm gì?
- Mẹ bầu nên làm gì để tránh bị chảy máu mũi?
- Thực phẩm giúp ngăn ngừa tình trạng
Vì sao mẹ bị chảy máu mũi khi mang thai?
Như đã nhắc đến, quá trình mang thai có thể làm cho các mạch máu trong mũi mở rộng, và việc cung cấp máu tăng lên, gây nhiều áp lực lên những mạch máu mỏng manh đó, khiến chúng dễ bị vỡ hơn. Đó là lý do tại sao chảy máu mũi là tình trạng khá phổ biến trong thai kỳ.
Hiện tượng này thường là vô hại đối với mẹ bầu, không gây ra bất kỳ sự nguy hiểm nào nếu xảy ra 1 vài lần trong khi mang thai.
Các nguyên nhân thường gặp:
- Khi mang thai nếu bị cảm lạnh, trùng xoang hoặc dị ứng hoặc khi màng trong mũi bị khô, như khi trời lạnh, phòng máy lạnh, cabin máy bay và các môi trường khác không khí khô.
- Mẹ bầu bị huyết áp cao hay rối loạn đông máu.
- Khi mang thai, cơ thể có sự thay đổi của nội tiết tố, khiến cho màng nhầy ở mũi của bạn bị sưng lên dẫn đến tình trạng nghẹt mũi.
- Các loại thuốc như aspirin, warfarin…hoặc thuốc chống viêm không steroid đều có thể là nguyên nhân.
Mẹ nên làm gì nếu bị chảy máu mũi khi mang thai?
Mẹ bầu cần ngồi xuống và bịt mũi lại trong khoảng 10 15 phút và thở bằng miệng.
Sau đó nghiêng người về phía trước để máu chảy xuống mũi và miệng thay vì xuống cổ họng. Cách này cũng sẽ giúp mẹ bầu tránh khỏi nguy cơ máu chảy xuống dạ dày, dễ gây ra cảm giác buồn nôn.
Thông thường máu cam sẽ tự động ngưng chảy sau 20 phút. Tuy nhiên, để phòng tránh thì mẹ nên hạn chế làm những điều sau:
- Không nên vận động quá mạnh như tập thể dục.
- Không lau, ngoáy mũi, dụi mũi quá mạnh.
- Tuyệt đối tránh uống các chất có cồn hoặc các đồ uống quá nóng vì có thể tác động đến mạch máu, dễ gây ra chảy máu mũi.
- Trong trường hợp máu cam chảy không ngừng thì mẹ bầu cần nhanh chóng đi khám để có biện pháp cầm máu kịp thời.
- Hiện tượng chảy máu mũi có thể diễn ra khi mang thai nhưng thường không gây ra nguy hiểm. Tuy nhiên việc này có thể làm tăng nguy cơ xuất hiện sau khi sinh em bé. Mặc dù vậy tỉ lệ này cũng chỉ chiếm một số ít mà thôi.
Với một số mẹ bầu có thể bị chảy máu mũi ở cuối thai kỳ, các chuyên gia khuyên rằng, mẹ nên sinh mổ thay vì sinh thường.
Mẹ bầu nên làm gì để tránh bị chảy máu mũi?
Cần lưu ý tránh để mũi quá khô nếu thời tiết đang trong mùa lạnh hoặc khô.
Mẹ bầu có thể bôi một lớp kem dưỡng mỏng lên mũi sẽ giúp vùng da mũi mềm mại hơn.
Đặc một máy tạo độ ẩm trong phòng ngủ hoặc tại nơi mẹ bầu thường xuyên hoạt động, làm việc để tăng cường độ ẩm trong không khí.
Hạn chế ngoáy mũi bởi hành động này có thể tác động lên niêm mạc mũi, dễ gây ra hiện tượng chảy máu mũi.
Thực phẩm giúp ngăn ngừa tình trạng
Để ngăn ngừa tình trạng này, mẹ bầu lưu ý nên tránh lao động nặng nhọc, uống rượu bia hay các chất kích thích, sử dụng thuốc đúng theo chỉ định,… Ngoài ra, nên bổ sung một số loại thực phẩm tốt cho thai kì cũng như hạn chế tình trạng này như:
- Vitamin K như hành lá, rau lá xanh đậm, tỏi, bắp cải, dưa leo, cải bruxen,… giúp hạn chế tình trạng chảy máu cam.
- Sắt có trong thịt đỏ, ngũ cốc nguyên hạt, hải sản,… ngăn ngừa tình trạng mẹ bầu thiếu sắt, chảy máu cam hay bầm tím do thiếu máu.
- Vitamin C như ớt chuông, rau lá xanh, quả mọng, bông cải xanh, trái cây họ cam quýt,.. giúp ngăn ngừa bệnh scorbut gây chảy máu.
- Thực phẩm giàu Kali như cà chua, bơ, chuối,… giúp ngăn ngừa mất nước, điều hòa chất lỏng trong cơ thể, hạn chế khô và vỡ mạch máu mũi.
Ngoài 4 nhóm thực phẩm quan trọng này, mẹ bầu cần lưu ý thực hiện chế độ ăn uống cân bằng giữa các loại thực phẩm và dinh dưỡng, ăn uống và nghỉ ngơi hợp lí, lành mạnh. Nắm rõ các bước sơ cứu nếu bị chảy máu mũi khi mang thai để xử lý nhanh chóng, hiệu quả nếu gặp phải.
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!