X
theAsianparent Vietnam Logo
theAsianparent Vietnam Logo
  • COVID-19
  • Mẹ bầu
    • Tính ngày dự sinh
    • Thời kì mang thai
    • Tam cá nguyệt thứ nhất
    • Tam cá nguyệt thứ hai
    • Tam cá nguyệt thứ ba
    • Dự Án Sidekicks
    • Chuẩn bị mang thai
    • Chuyển dạ và đi sinh
    • Sảy thai, lưu thai
  • Sau sinh
    • Dinh dưỡng cho mẹ sau sinh
    • Khỏe đẹp sau sinh
    • Tình cảm tâm lý sau sinh
  • Giai đoạn phát triển
    • Em bé 0 - 1 tuổi
    • Trẻ tập đi (1-3 tuổi)
    • Mầm non (3-6 tuổi)
    • Trẻ đi học
    • Dậy thì & thành niên
  • Nuôi dạy con
    • An toàn
    • Kiến thức chung nuôi con
    • Lời khuyên cho cha mẹ
    • Tin tức chung
  • Giáo dục
    • Trẻ đặc biệt
    • Mầm non 3-5 tuổi
    • Trẻ đi học 5 tuổi trở lên
    • Trung học
  • Sức khỏe
    • Bệnh, dị ứng và tai nạn ở trẻ
    • Bệnh, dị ứng và tai nạn ở người lớn
    • Tiêm phòng & Vac-xin
    • Dịch bệnh và các bệnh đặc biệt khác
  • Phong cách sống
    • Làm đẹp
    • Chuyện phái đẹp
    • Chuyện phái mạnh
    • Hôn nhân
    • Hôn nhân & Tình Dục
    • Thể dục thể thao
    • Du lịch & Giải trí
  • Ăn Uống & Dinh Dưỡng
    • Lên thực đơn bữa ăn
    • Bữa ăn
    • Ăn dặm

7 kỹ năng chăm sóc em bé bạn sẽ thành thục sau tháng đầu tiên

Mất 8 phút để đọc
7 kỹ năng chăm sóc em bé bạn sẽ thành thục sau tháng đầu tiên7 kỹ năng chăm sóc em bé bạn sẽ thành thục sau tháng đầu tiên

Chăm sóc em bé mới sinh đòi hỏi những kỹ năng gì? Mẹ có thể học những kỹ năng đó từ đâu? Thay bỉm/tã, vệ sinh rốn, cho con bú đúng cách, v.v. như thế nào? Đây có lẽ là câu hỏi mà nhiều cha mẹ còn khá bối rối, nhất là những người lần đầu sinh con.

Tuy nhiên hãy yên tâm là sau một hai tuần đầu tiên, bạn sẽ quen dần với việc đó. Bạn sẽ bắt đầu phân biệt được tiếng khóc khi đói và khi buồn ngủ của bé hay thành thục quấn khăn cho con như một cái máy vậy. Nhằm giúp bạn rút ngắn thời gian học hỏi, hãy tham khảo một số kinh nghiệm từ chuyên gia và các bà mẹ khác để sống sót qua những tuần đầu tiên sau khi em bé chào đời nhé.

1. Kỹ năng chăm sóc em bé đầu tiên: Cắt móng tay

Độ sắc của móng tay trẻ sơ sinh ở mức đâu đó giữa mép phong bì và một con dao gọt Nhật Bản. Một số người cắt móng tay cho con sau khi tắm (khi đó móng tay mềm hơn) trong khi một số khác lại đợi khi con ngủ mới bắt đầu cắt. Miễn là khi cắt có đủ ánh sáng, vị trí ổn định và thoải mái cho cả hai mẹ con thì cắt móng tay lúc nào cũng được.

Bạn có thể nhờ chồng giúp khi cắt móng tay cho con, một người giữ bàn tay và ngón tay còn người kia tiến hành cắt móng. Hãy nhẹ nhàng kéo từng ngón tay từ móng để lấy chỗ luồn dụng cụ cắt móng.

Đừng hoảng lên nếu nhỡ may bạn cắt phải thịt làm tay con chảy máu. Hãy lấy một miếng gạc vô trùng áp lên chỗ chảy máu, đừng dùng băng dán cá nhân vì nó có khả năng gây ngạt thở cho em bé.

2. Kỹ năng quấn bé

Chắc hẳn bạn đã từng thấy y tá hay điều dưỡng sơ sinh quấn em bé một cách thành thục với tốc độ chóng mặt. Hãy xem Emily Drake – chủ tịch Hiệp hội Sức khỏe phụ nữ, Sản khoa và Chăm sóc sơ sinh chia sẻ kinh nghiệm gì sau hơn 20 năm quấn cho hàng ngàn em bé nhé:cham-soc-em-be

  • Trải một chiếc khăn mỏng và gấp thành hình kim cương. Gấp góc trên xuống một chút và đặt em bé nằm ngửa lên khăn sao cho cổ bé ở trên nếp gấp.
  • Kéo góc dưới cùng của khăn lên, chừa ra một khoảng để chân bé cựa quậy, kéo góc khăn lên gần vai bé và gập lên nếu cần.
  • Giữ con nguyên vị trí, cầm lấy góc khăn phải và kéo căng theo người bé, nhét vào bên trái phần lưng dưới.
  • Kéo phần góc bên trái sang và quấn quanh phần thân bên phải của bé, cuối cùng nhét các đầu khăn vào trong như cuốn một chiếc bánh cuộn.

3. Chăm sóc rốn

Cuống rốn trẻ sơ sinh cần được giữ sạch và khô. Trong một hoặc hai tuần đầu tiên em bé chỉ có thể được tắm bằng bọt biển cho đến khi dây và kẹp co lại và rụng ra. Đừng quá lo lắng nếu nó rụng ra với một tí nước nhé.

Một số loại bỉm sơ sinh có đường cắt để tránh chạm vào cuống rốn. Nếu bạn đang không dùng loại bỉm này thì chỉ cần gấp phần bỉm xuống. Trong trường hợp có dấu hiệu nhiễm trùng (chảy nước vàng, có mùi, bị mẩn đỏ), hãy liên hệ ngay với bác sỹ nhi khoa nhé.

4. Kỹ năng chăm sóc em bé vô cùng quan trọng: Thay bỉm

Trước khi vứt bỉm bẩn, hãy mở sẵn một miếng bỉm sạch đặt dưới mông bé, hướng phần dán lên trên. Mở hai bên miếng dán của bỉm bẩn và dùng một tay nâng chân bé lên ở phần mắt cá chân, dùng tay kia bỏ miếng bỉm bẩn ra và đặt sang một bên. Nếu là bé trai hãy dùng một miếng khăn sạch che lại để tránh bé tè vống lên người bạn.cham-soc-em-be

Nếu là bé gái, nhớ lau rửa sạch sẽ để tránh chất bẩn còn lưu lại trong các nếp gấp ở môi âm hộ (một số em bé có dịch màu trắng nhưng điều đó là bình thường); lau sạch vùng kín của bé từ trước ra sau để tránh lây lan vi khuẩn từ phân vào niệu đạo (phần đường nối đến bàng quang). Với bé trai hãy lau phần mông trước, sau đó lau phần dưới tinh hoàn và dương vật.

Để giấy lau đã qua sử dụng trong bỉm bẩn. Dùng kem hăm bôi một lượt và dán bỉm lại sao cho phần rìa bỉm không bị gập để tránh tràn.

5. Sau khi tắm xong

Có một chương trình truyền hình thực tế tên là Naked and Afraid, bạn cũng có thể dùng cụm từ tương tự để mô tả cảm giác khi bạn vừa tắm xong cho em bé. Ai cũng sợ làm rơi sinh linh bé bỏng nhỏ xíu trên tay. Laura Jana, M.D., đồng tác giả cuốn Heading Home With Your Newborn  khuyên bạn: Hãy dùng cả hai tay, nâng ở phần dưới cánh tay bé, đỡ phần sau cổ và đầu bằng các ngón tay; sau đó hẹ nhàng nhấc con khỏi bồn tắm và đặt lưng con lên khăn tắm rải sẵn trên sàn nơi có thể quấn bé lại dễ nhất.

6. Ngừa hăm tã

Nước tiểu và phân em bé trộn lẫn với nhau tạo thành acid amoniac làm vùng da đóng bỉm bị khó chịu, nổi mẩn đỏ. Hãy thay bỉm thường xuyên và dùng kem hăm tã có chứa kẽm oxit để bảo vệ da bé.

Sữa mẹ cũng có thể làm lành chỗ hăm tã. Hãy cho một ít sữa lên miếng bông và xoa lên chỗ bị hăm. Chuyên gia nuôi con bằng sữa mẹ Diana West, giám đốc quan hệ quan hệ truyền thông của La Leche League International cho biết: “Sữa mẹ có tính kháng viêm, virus, vi khuẩn và có tác dụng dưỡng ẩm”.

Để mông bé khô thoáng không đóng bỉm trong một khoảng thời gian trong ngày cũng giúp ngăn ngừa và giảm hăm. Hãy tháo bỉm cho bé khi cho con tập nằm sấp mỗi ngày. Nếu thấy mụn nước, tróc da hay chảy mủ thì hãy đến ngay bác sỹ, đó có thể là dấu hiệu nhiễm trùng do nấm men hay vi khuẩn và cần can thiệp y tế.

7. Chuẩn bị đồ ra ngoài

Cuối cùng, để có mọi thứ bạn cần mà không phải mang theo cả kho đồ, hãy cùng xem Leslie Newton – diễn viên hài kiêm nhà sáng lập ba lô bỉm sữa Newlie Diaper Bags gợi ý:cham-soc-em-be

  • Dự trù số bỉm cần mang theo: 4 cái là con số hợp lý trong khi 20 là quá nhiều
  • Chuẩn bị thêm một bộ quần áo dự phòng: Hãy nhớ mang thêm một bộ quần áo phòng khi trẻ nôn trớ hay bị tràn bỉm.
  • Mang theo một cái khăn sợi tre mềm: Đây quả thực là một món đồ đa công dụng: làm chăn mỏng, khăn che khi cho bú, lót thay bỉm hay che cho em bé trên xe đẩy.
  • Để trong ba lô một ít đồ ăn nhẹ cho bạn. Các loại hạt, bánh hay hoa quả, v.v. Hãy mang bất cứ thứ gì bạn có thể ăn bằng một tay.

Lần đầu làm cha mẹ không thể tránh khỏi bối rối và ngỡ ngàng. Nhưng dần dần bạn sẽ học được cách làm quen với việc có thêm thành viên mới trong gia đình. Đừng quá căng thẳng khi bạn chưa biết làm thế nào trong những tuần đầu tiên. Hãy thư giãn và nhớ dành thời gian nghỉ ngơi cho bản thân vì công cuộc chăm sóc em bé còn cả chặng đường phía trước đó.

Xem thêm:

  • Tìm hiểu về thời gian nghỉ thai sản theo quy định mới nhất hiện hành
  • 4 món đồ không thể thiếu cho bà bầu sành điệu mùa đông
  • Đâu là thời điểm mang thai thích hợp nhất trong năm?

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Câu chuyện từ đối tác
Bé 5 tháng tuổi biết làm những gì và cần được chăm sóc ra sao?
Bé 5 tháng tuổi biết làm những gì và cần được chăm sóc ra sao?
Giới thiệu 5 máy hút mũi cho bé sơ sinh được các mẹ tin dùng
Giới thiệu 5 máy hút mũi cho bé sơ sinh được các mẹ tin dùng
3 loại điện thoại dành cho trẻ em được đánh giá cao trên thị trường
3 loại điện thoại dành cho trẻ em được đánh giá cao trên thị trường
TOP 6 loại sữa dành cho trẻ sinh non thiếu tháng được nhiều mẹ tin dùng
TOP 6 loại sữa dành cho trẻ sinh non thiếu tháng được nhiều mẹ tin dùng

Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!

img
Bài viết của

ZinVi

  • Home
  • /
  • Giai đoạn phát triển
  • /
  • 7 kỹ năng chăm sóc em bé bạn sẽ thành thục sau tháng đầu tiên
Chia sẻ:
  • 10 cách chăm sóc em bé sơ sinh mẹ nhất định phải biết

    10 cách chăm sóc em bé sơ sinh mẹ nhất định phải biết

  • Cách chăm sóc bé trai sơ sinh chuẩn khoa học và an toàn trong 3 tháng đầu đời

    Cách chăm sóc bé trai sơ sinh chuẩn khoa học và an toàn trong 3 tháng đầu đời

app info
get app banner
  • 10 cách chăm sóc em bé sơ sinh mẹ nhất định phải biết

    10 cách chăm sóc em bé sơ sinh mẹ nhất định phải biết

  • Cách chăm sóc bé trai sơ sinh chuẩn khoa học và an toàn trong 3 tháng đầu đời

    Cách chăm sóc bé trai sơ sinh chuẩn khoa học và an toàn trong 3 tháng đầu đời

Nhận những lời khuyên đều đặn từ chúng tôi về quá trình mang bầu và thai nhi phát triển!
  • Trở thành cha mẹ
    • Chuẩn bị mang thai
    • Đặt tên cho con
    • Thời kỳ mang thai
    • Chuyển dạ và đi sinh
  • Giai đoạn phát triển
    • Trẻ sơ sinh (0-12 tháng)
    • Trẻ tập đi (1-3 tuổi)
    • Trẻ mầm non (3-6 tuổi)
    • Trẻ đi học
  • Phong cách sống
    • Làm đẹp
    • Người nổi tiếng
    • Du lịch & nghỉ lễ
    • Hôn nhân
  • Sức khỏe
    • Dị ứng
    • Tai nạn & khẩn cấp
    • Tiêm phòng
  • Dinh dưỡng
    • Nuôi con bằng sữa mẹ
    • Ăn dặm
    • Thực đơn hàng ngày
    • Kiến thức dinh dưỡng
  • Tìm hiểu thêm
    • TAP cộng đồng
    • Liên hệ quảng cáo
    • Liên hệ
    • Trở thành cộng tác viên


  • Singapore flag Singapore
  • Thailand flag Thailand
  • Indonesia flag Indonesia
  • Philippines flag Philippines
  • Malaysia flag Malaysia
  • Sri-Lanka flag Sri Lanka
  • India flag India
  • Vietnam flag Vietnam
  • Australia flag Australia
  • Japan flag Japan
  • Nigeria flag Nigeria
  • Kenya flag Kenya
© Copyright theAsianparent 2023. All rights reserved
Về chúng tôi|Đội ngũ chúng tôi|Điều khoản bảo mật|Điều khoản sử dụng |Sơ đồ trang web
  • Công cụ
  • Bài viết
  • Hỏi & Đáp
  • Bình chọn

Chúng tôi sử dụng dữ liệu để đảm bảo bạn có một trải nghiệm tốt nhất. Learn MoreOk, Got it

Chúng tôi sử dụng dữ liệu để đảm bảo bạn có một trải nghiệm tốt nhất. Learn MoreOk, Got it

theAsianparent heart icon
Chúng tôi muốn gửi thông báo những thông tin cập nhật và mới nhất gần đây về chuyên mục chăm sóc trẻ nhỏ và sức khỏe dành cho bạn