Chăm sóc bầu vú khi mang thai khá quan trọng. Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng cần thiết để con yêu phát triển toàn diện trong những năm tháng đầu đời và tạo tiền đề để bé phát triển hơn nữa trong những năm tháng sau này.
Chính vì vậy việc duy trì nguồn sữa mẹ luôn đầy đủ cả về chất lẫn lượng là điều khiến cho các mẹ luôn quan tâm và lo lắng. Vậy chăm sóc bầu vú khi mang thai như nào để mẹ có nhiều sữa cho bé bú sau sinh?
Vậy làm cách nào để bảo vệ và duy trì nguồn sữa mẹ được tốt nhất?
Chăm sóc bầu vú khi mang thai để mẹ có sữa ngay sau khi sinh bé?
Nhiều mẹ cảm thấy lo lắng về chuyện sữa về chậm hay ít sau khi sinh con. Tuy nhiên nguồn sữa non đã được sản xuất ngay từ tuần thứ 27 của thai kỳ. Mặc dù lượng sữa non ban đầu không nhiều nhưng vẫn cung cấp đủ cho bé ngay khi chào đời bởi lúc này dạ dày của bé còn rất nhỏ (tương đương với kích cỡ của một quả nho).
Hơn thế, sữa non cũng có hàm lượng năng lượng vô cùng cao nên bé chỉ cần ăn mỗi lần vài ml. Mẹ cần cho bé bú lượng sữa non này càng sớm càng tốt để con được cung cấp kháng thể tuyệt vời nhất ngay khi chào đời.
Một điều quan trọng nữa mẹ cần lưu ý là mẹ không nên để bụng rỗng khi đến thời điểm sinh con.
Trong thời gian chuyển dạ, mẹ có thể ăn các loại thức ăn nhẹ như cháo, súp và uống thêm nước. Điều này sẽ kích thích quá trình tạo sữa trong thời gian chuyển dạ, giúp mẹ sớm có sữa sau sinh.
Trong thời gian mang thai, một trong những thay đổi của các mẹ là bầu vú căng to, núm vú cũng to dần và sậm màu. Xung quanh quầng vú sẽ xuất hiện rải rác những nốt lồi nhỏ gọi là hạt Montgomery. Vì vậy các bà mẹ phải biết bảo vệ và chăm sóc bầu vú của mình ngay từ khi còn mang thai.
Việc kích thích bầu vú trong thời gian mang thai có thể gây ra hiện tượng sảy thai hoặc sinh non. Do đó, các mẹ bầu cần nhẹ nhàng, tránh kích thích vú trong thời kỳ mang thai.
Làm thế nào để tránh bị đau, căng nhức, nứt đầu ti khi cho con bú?
Cho em bé bú đúng phương pháp là cách hiệu quả nhất có thể phòng tránh được những hiện tượng nói trên. Mẹ cần cho con bú hết sữa của vú bên này rồi mới chuyển sang bên còn lại. Điều này sẽ giúp mẹ không bị đau nhức bầu vú.
Sau mỗi bữa ăn sữa của bé, mẹ cần làm rỗng bầu vú bằng cách vắt cạn sữa thừa để tránh hiện tượng ứ đọng, dễ gây ra tắc tuyến sữa.
Mẹ cũng cần lưu ý không nên cho bé vừa ngủ vừa ngậm vú. Rất nhiều trẻ thường thích nhay cắn bầu vú mẹ trong khoảng thời gian này. Vì thế mà khiến mẹ có thể bị nứt và đau đầu ti.
Sau khi sinh, bầu vú của các bà mẹ thường có xu hướng căng, to và sệ. Vì vậy các mẹ nên lựa chọn áo ngực có kích cỡ vừa vặn, thấm hút tốt, tránh dùng loại áo lót có gọng kim loại để giúp cho tuyến sữa lưu thông dễ dàng.
Khi xảy ra các hiện tượng sưng, đau nhức bầu vú, núm vú, mẹ cần đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa để các bác sĩ hướng dẫn cách chăm sóc và điều trị nếu có viêm nhiễm.
Có cách nào để mẹ có được lượng sữa dồi dào và nhiều chất dinh dưỡng?
Điều quan trọng nhất là mẹ cần có một chế độ dinh dưỡng đầy đủ và hợp lý. Người mẹ nên ăn đủ 4 nhóm chất (đạm, đường, chất béo, vitamin và các khoáng chất).
Một số món ăn dân gian có thể giúp mẹ tăng lượng sữa như là lạc, đồ nếp, đu đủ, …
Ngoài ra mẹ cần uống đủ từ 2-2,5l nước mỗi ngày bao gồm nước lọc, nước hoa quả, sữa, canh, súp, …
Thời gian dành cho một giấc ngủ chất lượng cũng vô cùng quan trọng. Chỉ khi cơ thể mẹ được nghỉ ngơi thoải mái thì tuyến sữa mới có thể hoạt động hiệu quả nhất có thể.
Với những bí quyết đơn giản mà hiệu quả nói trên, mong rằng mẹ sẽ có được một bầu sữa khỏe mạnh ngay từ khi mang thai và chứa nhiều dưỡng chất sau khi sinh con.
Xem thêm bài liên quan:
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!