Cha mẹ cảm thấy kiệt sức: có thể hay không?
Nhà tâm lý học Tiến sĩ Colleen Long chia sẻ rằng cha mẹ không nên làm hết mọi chuyện trong việc nuôi con – điều này có thể khiến cha mẹ cảm thấy kiệt sức.
Nghiên cứu cho thấy nhiều cha mẹ cảm thấy kiệt sức và muốn bỏ cuộc
Bác sĩ Colleen Long là một nhà tâm lý học lâm sàng có giấy phép chứng nhận tại Boston, Massachusetts cũng như Los Angeles, CA. Cô cũng là một người mẹ và một người vợ yêu thương gia đình vô cùng. Thỉnh thoảng, người mẹ bận rộn vẫn viết bài cho Psychology Today và gần đây cô ấy đã chia sẻ một bài viết tuyệt vời có thể giúp đỡ những cha mẹ cảm thấy kiệt sức và như muốn bỏ cuộc.
Theo Tiến sĩ Long, điều quan trọng nhất là các cha mẹ phải thừa nhận rằng dù mình có ba đầu sáu tay đến cỡ nào thì chúng ta cũng không thể nào làm tất cả mọi việc một mình.
Mặc dù nhiều bài báo trên Psychology Today là các bài báo dựa trên nghiên cứu và đề cao việc cung cấp cái nhìn sâu sắc về một khái niệm tâm lý học mới hoặc một khám phá vượt bậc, bài viết mới nhất của tiếng sĩ Long được gửi đến các cha mẹ dưới dạng một bức thư ngỏ đầy xúc động
Khi mẹ bị trầm cảm sau khi sinh
Trong lá thư ngỏ này, người mẹ kiệt sức này đã thảo luận về những căng thẳng liên quan đến việc nuôi dạy con cái và việc chăm con có thể cản trở những công việc bạn từng dễ dàng hoàn thành như thế nào. Đó là còn chưa kể những căng thẳng tâm lý và cảm xúc liên quan đến tài chính gia đình, xây dựng hôn nhân, quản lý tổ ấm nhỏ….
Tất nhiên, những vấn đề và mối quan tâm của người mẹ này không phải là một bức tranh đầy màu hồng – nhưng đừng thương hại cho cô ấy. Người mẹ mạnh mẽ này biết chính xác về tình trạng thể chất và tình cảm của mình; Cô ấy chỉ cần một khoảng không để trút bỏ những nỗi lòng đang nặng trĩu trong tâm khảm. Và, khá thẳng thắn, việc một nhà tâm lý học chia sẻ theo cách mà các bệnh nhân của cô từng làm quả thật là một góc nhìn rất mới mẻ.
Như tôi đã nói, câu chuyện của Tiến sĩ Long không phải là chuyện sẽ khiến bạn vui vẻ hay hạnh phúc. Tuy nhiên, nó sẽ để lại cho bạn cảm giác giác ngộ, khuyến khích bạn xác định những giới hạn của mình và giúp bạn nhận ra rằng bạn không nên cố gắng làm tất cả. Gia đình bạn cần bạn như một trụ cột vững chắc, và việc ôm đồm quá nhiều việc có thể khiến bạn làm quá nhiều – đây chính là nguyên nhân cha mẹ cảm thấ kiệt sức khi chăm sóc gia đình mình.
Hãy lắng nghe lời tâm sự của người mẹ và cùng là một nhà tâm lý học này, và học cách chấp nhận thực tế rằng làm quá nhiều, quá sức có thể làm cha mẹ cảm thấy kiệt sức
Khi tôi viết bài đăng này, tôi vừa mới bị ban biên tập ở Psychology Today cảnh cáo rằng blog của tôi đang trên bờ “tuyệt chủng” vì tôi đã không viết gì cho báo mấy tháng nay rồi. Email từ ban biên tập giống như một lời cảnh tỉnh khác khiến tôi nhận ra một điều vô cùng quan trọng: Tôi không thể ôm đồm và làm mọi việc một mình.
Maria Shriver đã nói một cách hùng hồn rằng suy nghĩ phụ nữ có thể làm tất cả là một quan niệm sai lầm, và quan điểm của cô ấy là chúng ta nên chọn một vài điều chúng ta thực sự thích và trở nên thật giỏi ở trong lĩnh vực đó. Tôi nghĩ rằng đây là một mục tiêu thực tế hơn và cũng là một suy nghĩ tâm lý hơn.
Trước khi tôi có con, tôi có thể dễ dàng hoàn thành danh sách công việc phải làm vào cuối tuần. Nhà tôi sạch, móng chân của tôi được đánh bóng, tôi đã cho chó đi bộ, tôi đã liên lạc và lên lịch đi chơi với bạn bè, tôi theo đuổi sở thích của tôi, tôi yêu chiều và quan tâm đến chồng, và tôi sống cùng đam mê cháy bỏng của mình. Tôi cảm thấy mình là một cá nhân trưởng thành và lớn mạnh cả về mặt tâm lý lẫn tình cảm.
Còn bây giờ, tôi cảm giác mình như sống tạm bợ và mọi thử đều nhự thể vượt qua tầm tay của tôi. Dù tôi là người giúp đỡ những bệnh nhân của mình kiểm soát tinh thần và cuộc sống, có những lúc tôi cảm giác mình như phóng lao rồi phải theo lao – tôi bắt đầu một tuần mới một cách mệt mỏi và cố gắng sống cho hết tuần với vòng luẩn quẩn: dậy – tắm – làm việc – lặp lại.
Tôi đã không chấp nhận việc này. Tôi không ổn với việc để mọi thứ trôi qua một cách vô nghĩa như vậy. Và tôi đi ngủ mỗi đêm với một cái đầu nặng trĩu. Gánh nặng về tài chính trở nên quá tải, gánh nặng về hai bé song sinh đang dần trở thành những “thành phần khủng bố nhí” trong nhà trở nên kinh khủng hơn, gánh nặng sàn nhà dơ bẩn lau mãi không sạch – là những thứ có thể đẩy tôi đến bờ vực giới hạn của mình và có lẽ sẽ giúp chồng tôi lấy được bảo hiểm nhân thọ của tôi ở một ngày không xa.
Gánh nặng khi tôi nhìn vào gương và không nhận ra mình, gánh nặng rằng hôn nhân của chúng tôi, nếu không vì tình bạn khăng khít trước đây, có lẽ đã trở thành một bản hợp đồng với bên nhận và bên cho – ai mà biết chồng tôi có đang tòm tèm với ai không chứ; tôi thậm chí còn không đủ sức để xác minh chuyện này. Gánh nặng gia đình nội ngoại, bạn bè…. Tôi cảm thấy như thể mình là một con người vô cùng tồi tệ.
Lá thư này không có những từ ngữ hoa mỹ, đầy khôn ngoan và chiêm nghiệm. Tôi không trở thành một người tốt hơn sau khi viết xong lá thư này. Trên thực tế, tôi chắc chắn rằng tôi đang trở nên tồi tệ hơn. Tôi đang trở nên xanh xao hơn, nhạt nhẽo hơn, nhăn nhúm hơn, mệt mỏi hơn, bực bội, thiếu khoan khoái hơn vào lúc này.
Điều duy nhất tôi có thể làm vào lúc này là cố gắng giữ tất cả những điều này trong những thế giới khác nhau. Tôi không hoàn thành danh sách việc cần làm vào mỗi thứ Sáu nữa. Càng không có chuyện thanh toán hết thẻ tín dụng mỗi tháng và tiết kiệm thêm được một ít. Không còn chuyện dành thời gian cho bản thân nữa.
Hiện tại, tôi chẳng thấy được điều gì có thể cứu tôi ra khỏi đống hỗn độn này. Tôi biết rằng sẽ không có sự thay đổi nào trong tương lai gần, và có rất nhiều phụ nữ xung quanh tôi muốn nhắc nhở tôi nhớ về điều này mỗi ngày. Tôi đã từng nghe rất nhiều lần câu nói nhàm chán “mọi chuyện sẽ không dễ dàng hơn, nó sẽ chỉ khó khăn hơn, nhưng theo nhiều cách khác nhau”. Cho tôi xin giơ cờ trắng! Tôi đầu hàng! Tôi từ bỏ!
Trong quá trình khó khăn này, dù không thoải mái, nhưng tôi nhận ra mình đang bị ăn mòn sức khoẻ và bị biến thành một thứ gì đó khác. Tôi không biết thứ đó sẽ là gì khi quá trình này kết thúc. Tôi thậm chí không biết liệu kết cục có trở nên tốt hơn hay không, nhưng tôi đã nhanh chóng chấp nhận và học cách “sống chung với lũ”. Và tôi không có câu trả lời cho tình trạng hiện tại, và cũng không thể tự giúp mình thoát ra khỏi hố sâu này. Nhưng chẳng phải, người ta cũng từng nói rằng “nước lặng thì làm sao thành tay chèo giỏi” phải không?
Các mẹ thân yêu, đây không phải là một lá thư tự sát. Đây chỉ là lá thư của tôi từ sâu trong trái tim, một nỗ lực tôi làm để cố gắng theo đuổi một vài điều tôi yêu thích (eh hem … như việc viết chẳng hạn) và cố gắng làm tốt điều đó. Kính gửi ban biên tập Psychology Today, blog của tôi không bị tuyệt chủng, nó chỉ ra khơi một thời gian, và sẽ trở về sớm thôi.
Xem thêm
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!