Cây cảnh giúp làm đẹp không gian sống hay mang ý nghĩa phong phủy. Ngoài ra, nhiều loại cây còn có khả năng hút khí độc, thanh lọc không khí. Dưới đây là những loại cây hút khí độc trong nhà mà bạn có thể tham khảo.
Lưỡi hổ
Nói đến những loại cây hút khí độc trong nhà, không thể không nhắc đến cây lưỡi hổ. Bạn nên đặt cây ở gần khu vực nhà tắm, bởi nó có khả năng lọc được formaldehyde – khí có trong hơi nước từ các sản phẩm vệ sinh cá nhân. Lưỡi hổ cũng thường được đặt trong phòng làm việc để giúp loại bỏ bớt các tia bức xạ từ máy tính.
Lan Ý
Có xuất xứ từ vùng nhiệt đới Nam mỹ, cây lan ý có nhiều lá, hoa trắng bắt mắt. Đây là loại cây rất dễ trồng, chúng có thể sống tốt khi trồng bằng đất hay thủy sinh. Ngoài tác dụng trang trí, lan ý có khả năng loại bỏ các chất độc hại benzen, formaldehyde có trong không khí. Nó cũng hấp thụ các năng lượng bức xạ rừ các thiết bị điện tử.
Ngũ gia bì
Đây là loài cây mọc hoang, thân gỗ, cao từ 10 – 15m và thường được trồng để làm hàng rào tại nhiều nơi ở Việt Nam. Ngũ gia bì còn được gọi với cái tên khác là cây chân chim, cây sâm non. Cây dễ sống, không đòi hỏi kỹ thuật chăm sóc cao vì vậy thường được dùng để làm cảnh trong nhà, tiền sảnh, phòng làm việc,… Ngoài khả năng đuổi muối, côn trùng, ngũ gia bì còn giúp lọc những chất độc hại trong không khí rất hiệu quả.
Thiết mộc lan
Cây thiết mộc lan hay còn gọi là phát tài, phất dụ thơm thuộc họ tóc tiên. Đây là loài cây bản địa ở Tây Phi, Tanzania và Zambia. Cây có khả năng hút khí toluen, CO giúp cho không khí sạch hơn. Chính vì thế, cây thường được đặt trong phòng khách, hội trường, văn phòng làm việc,…
Vạn niên thanh
Vạn niên thanh có tên khoa học là Dieffenbachia Amoena, là loại cây họ ráy, thân thảo, rễ ngắn và mập. Cây có tán là rộng, mặt trên xanh đậm, mặt dưới xanh nhạt. Vạn niên dễ trồng, dễ chăm sóc, không cần nhiều ánh sáng nên thường được chọn để làm cảnh trong phòng khách hay văn phòng. Ngoài tác dụng trang trí, vạn niên còn có thể lọc khí độc như benzen và formaldehyde.
Lưu ý, loài cây này có nhựa rất độc, nếu gia đình cho trẻ nhỏ thì nên cẩn thận. Không may bị nhựa cây dính vào da, thì có thể hơ nóng bằng máy sấy để tránh bị ngứa. Nếu dính vào mắt, miệng thì cần rửa sạch, súc miệng bằng nước ấm.
Trầu bà
Là loài cây thân cỏ có tuổi thọ cao, xanh tốt quanh năm, trầu bà còn được gọi là sắn dây Hoàng Kim hay Thạch Cam tử. Thân dây leo, thường được trồng trong giỏ treo, lá nhìn giống với lá trầu người ta hay ăn. Trầu bà thường được trồng trong nhà để trang trí với ý nghĩa phong thủy là mang đến may mắn, bình an cho chủ nhà. Bên cạnh đó, cây còn có tác dụng lọc chất độc từ khí thải của khói thuốc, xăng dầu, tia bức xạ từ thiết bị điện tử…
Thường xuân
Là một loài cây leo có nguồn gốc từ châu Âu, Tây á. Chúng có khả năng sống mạnh mẽ, có thể leo trên bề mặt dốc cao tới 30 mét. Cây không đòi hỏi nhiều ánh sáng, rất dễ chăm sóc. Ở nhiều nơi, người ta thường trồng thường xuân để làm hàng rào. Một vài nghiên cứu cho thấy, cây có khả năng hấp thụ các hợp chất hữu cơ dễ bay hơn hay các chất gây ô nhiễm không khí đau đầu, buồn nôn do máy tính hoặc hoặc các thiết bị văn phòng thải ra.
Mẫu tử
Thuộc loại thân cỏ, cây mẫu tử thường mọc thành từng bụi nhỏ, có nhiều lá. Loài cây này có khả năng hấp thụ Fomaldehyde, một loại khí gây độc hại hàng đầu từ các loại máy móc văn phòng. Nhưng có khi khí này xuất hiện từ chính hoạt động từ môi trường. Trồng mẫu tử trong nhà sẽ giúp mang đến cho bạn chất lượng không khí tốt hơn. Đây là loại cây ưa ẩm, ít chịu được nắng.
Nha đam
Cây lô hội hay người ta vẫn thường gọi là cây nha đam. Đây là loại cây có tác dụng làm đẹp lành tính rất quen thuộc với phái đẹp. Tuy vậy, không phải ai cũng biết lô hội còn có khả hút khí độc trong nhà rất tuyệt vời. Cây có thể lọc được những loại khí độc hại khác nhau như: aldehyde formic, cacbonic, cacbondioxit, cacbon monooxit.
Loài cây có nguồn gốc ở Bắc Phi này rất dễ trồng và chăm sóc. Khi trồng trong nhà, nếu lá cây xuất hiện những đốm nâu, ngả sang màu vàng thì tức là nơi đó đang có nhiều khí độc.
Hoa cúc
Người ta thường dùng hoa cúc để trang trí nhưng ít ai biết rằng loài hoa này còn có tác dụng lọc không khí. Hoa cúc có rất nhiều hình dạng và màu sắc khác nhau, có khả năng lọc amoniac, xylene, benzen,… Cây ưa sáng, vì thế nên để ở gần cửa sổ hoặc nơi có nhiều ánh sáng mặt trời.
Xem thêm:
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!