X
theAsianparent Vietnam Logo
theAsianparent Vietnam Logo
Product GuideSign in
  • COVID-19
  • Mẹ bầu
    • Tính ngày dự sinh
    • Thời kì mang thai
    • Tam cá nguyệt thứ nhất
    • Tam cá nguyệt thứ hai
    • Tam cá nguyệt thứ ba
    • Dự Án Sidekicks
    • Chuẩn bị mang thai
    • Chuyển dạ và đi sinh
    • Sảy thai, lưu thai
  • Sau sinh
    • Dinh dưỡng cho mẹ sau sinh
    • Khỏe đẹp sau sinh
    • Tình cảm tâm lý sau sinh
  • Giai đoạn phát triển
    • Em bé 0 - 1 tuổi
    • Trẻ tập đi (1-3 tuổi)
    • Mầm non (3-6 tuổi)
    • Trẻ đi học
    • Dậy thì & thành niên
  • Nuôi dạy con
    • An toàn
    • Kiến thức chung nuôi con
    • Lời khuyên cho cha mẹ
    • Tin tức chung
  • Giáo dục
    • Trẻ đặc biệt
    • Mầm non 3-5 tuổi
    • Trẻ đi học 5 tuổi trở lên
    • Trung học
  • Sức khỏe
    • Bệnh, dị ứng và tai nạn ở trẻ
    • Bệnh, dị ứng và tai nạn ở người lớn
    • Tiêm phòng & Vac-xin
    • Dịch bệnh và các bệnh đặc biệt khác
  • Phong cách sống
    • Làm đẹp
    • Chuyện phái đẹp
    • Chuyện phái mạnh
    • Hôn nhân
    • Hôn nhân & Tình Dục
    • Thể dục thể thao
    • Du lịch & Giải trí
  • Ăn Uống & Dinh Dưỡng
    • Lên thực đơn bữa ăn
    • Bữa ăn
    • Ăn dặm

Sản phụ sinh con tại nhà, bà cắt rốn cho cháu bằng thanh nứa khiến bé sơ sinh nguy kịch

Mất 6 phút để đọc
Sản phụ sinh con tại nhà, bà cắt rốn cho cháu bằng thanh nứa khiến bé sơ sinh nguy kịch

Bệnh viện đa khoa tỉnh Cao Bằng cho biết bệnh viện đang điều trị cho 1 cháu bé sơ sinh nguy kịch vì được cắt rốn tại nhà.

Bé sơ sinh nguy kịch vì được bà cắt rốn tại nhà

Bé trai Dương Minh Q., trú tại xã Lương Thông, huyện Hà Quảng được người nhà cho nhập viện cấp cứu tại Khoa Nhi Bệnh viện đa khoa tỉnh Cao Bằng trong tình trạng bị uốn ván rất nặng.

Gia đình cho biết, mẹ cháu bé không khám thai định kỳ, đến ngày sinh sản phụ sinh con tại nhà, sau khi sinh cháu bé được người bà tự cắt rốn bằng thanh nứa.

3 ngày từ khi sinh ra, bé bỏ bú, thở yếu, co giật liên tục, nhạy cảm với kích thích. Lúc này gia đình mới đưa cháu đến Bệnh viện tỉnh cấp cứu.

cat-ron-tai-nha

Các bác sĩ cho biết trẻ nhập viện với các dấu hiệu điển hình của uốn ván rốn sơ sinh. Suốt 1 tuần qua, trẻ đang được điều trị tích cực tại khoa Nhi nhưng vẫn phải thở máy, dùng thuốc chống co giật, kháng sinh chống nhiễm trùng và truyền dịch nuôi dưỡng hoàn toàn qua đường tĩnh mạch.

Bác sĩ Nguyễn Thị Lới, Trưởng khoa Nhi cho biết, từ đầu năm tới nay, khoa đã tiếp nhận và điều trị cho 6 em bé bị suy hô hấp do uốn ván rốn sơ sinh. Trong đó đa phần là các trường hợp tự sinh con tại nhà, dùng những dụng cụ không được diệt khuẩn như dao, tre, nứa, sợi chỉ, thậm chí là sợi thừng để cắt, thắt rốn trẻ sơ sinh.

Bé sơ sinh bị uốn ván vì cắt rốn tại nhà bằng kéo

Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An cũng từng tiếp nhận và điều trị cho bé sơ sinh người dân tộc thiểu số (trú tại Na Ngoi, Kỳ Sơn, Nghệ An) vào viện với chẩn đoán uốn ván rốn sơ sinh.

Sản phụ sinh con tại nhà, bà cắt rốn cho cháu bằng thanh nứa khiến bé sơ sinh nguy kịch

Theo chia sẻ từ người nhà, bé là con thứ 3 trong gia đình, được sinh tại nhà, sau sinh được cắt rốn bằng kéo. Sau 6 ngày, bé xuất hiện tình trạng bú kém, co giật, gồng cứng toàn thân, được chuyển vào bệnh viện huyện và sau đó được chuyển ngay xuống Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An để điều trị tiếp.

Tại Khoa Hồi sức sơ sinh, các bác sĩ đã sử dụng kháng sinh chống nhiễm trùng và thuốc chống giật đối với bệnh nhi. Sau gần 2 tuần điều trị, hiện tại bệnh nhi bớt co giật nhưng vẫn còn các cơn gồng cứng khi kích thích và phải tiếp tục thở máy.

Uốn ván ở trẻ sơ sinh có thể nguy hiểm tới tính mạng

Uốn ván rốn sơ sinh từ lâu đã được biết là bệnh rất nguy hiểm cho hệ thần kinh trung ương của trẻ. Bệnh do trực khuẩn Clostridium tetani xâm nhập qua rốn. Uốn ván rốn sơ sinh có thể gây tử vong lên đến 80%. Dù trẻ có sống sót cũng có thể mang di chứng thần kinh, tâm thần suốt đời.

Uốn ván ủ bệnh từ 4 -15 ngày, trung bình là 7 ngày, nếu thời gian ủ bệnh càng ngắn thì bệnh càng nặng. Các triệu chứng điển hình của uốn ván là:

Sản phụ sinh con tại nhà, bà cắt rốn cho cháu bằng thanh nứa khiến bé sơ sinh nguy kịch

  • Ở giai đoạn khởi phát, trẻ thường quấy khóc, bỏ bú, miệng chúm chím lại, trẻ đói nhưng không bú được nên càng khóc. Nếu đè lưỡi trẻ nhấn xuống thì thấy phản ứng lại, là dấu hiệu cứng hàm (trismus).
  • Thời kỳ khởi phát nhanh chóng chuyển sang thời kỳ toàn phát (từ vài giờ đến một ngày). Ở thời kỳ toàn phát, cứng hàm càng rõ, xuất hiện thêm co giật và co cứng. Trẻ có sốt cao từ 38 – 41 độ C. Trẻ hay bị táo bón, rốn thường rụng sớm (100%) và nhiễm khuẩn, có thể rốn ướt, có mủ hay thối.
  • Sau khi qua được tuần thứ hai, thứ 3, trẻ sẽ có tiến triển tốt dần, bước vào thời kỳ lui bệnh. Khi đó các cơn co giật, co cứng giảm dần và bắt đầu mở mắt, khóc được. Trong thời gian này vẫn còn tăng trương lực, sau đó vài ngày có thể bú mẹ được. Tuy nhiên phải từ 1,5 – 2 tháng thì trương lực cơ mới trở lại bình thường.

Cách ngăn ngừa uốn ván rốn ở trẻ sơ sinh

  • Trước và sau khi chăm sóc rốn cho trẻ cần phải rửa tay bằng nước sạch và xà phòng diệt khuẩn. Có thể chăm sóc rốn cho trẻ ngay sau khi tắm, lau khô người cho trẻ, dùng bông đã được tiệt khuẩn thấm tẩm cồn 70 độ, hoặc gạc cồn 70 độ, lau kĩ chân rốn từ trong ra ngoài, từ gốc chân rốn đến vị trí cắt rốn, lau bề mặt cắt của rốn và da xung quanh chân rốn khoảng 1cm.
  • Mặc quần áo sạch cho trẻ và tã thường phải được gấp dưới rốn. Không nên dùng gạc thường hoặc tã để băng rốn cho trẻ vì việc băng rốn nếu không được dùng bằng các sản phẩm đã được tiệt trùng thì sẽ tạo điều kiện làm ổ chứa vi khuẩn và ngăn cản sự lành rốn do rốn lâu khô, nhất là trong thời tiết nóng ẩm.
  • Tránh sờ vào cuống rốn, bôi các chất từ thảo dược không sạch lên cuống rốn. Những chất từ thảo dược thường bị nhiễm bẩn với nhiều bào tử nấm và vi khuẩn sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn rốn.

Sản phụ sinh con tại nhà, bà cắt rốn cho cháu bằng thanh nứa khiến bé sơ sinh nguy kịch

Bệnh uốn ván sơ sinh hoàn toàn có thể phòng tránh bằng cách phụ nữ mang thai khám thai định kỳ, tiêm phòng uốn ván đầy đủ và sinh tại các cơ sở y tế để được chăm sóc tốt nhất. Nếu trẻ chào đời trong điều kiện không đảm bảo vô khuẩn, đẻ rơi và người mẹ chưa được tiêm phòng uốn ván trong lúc mang thai thì cần tiêm phòng uốn ván với SAT 1.500 đơn vị, tiêm bắp một lần sau đẻ.

Khi nghi ngờ trẻ bị uốn ván rốn phải chuyển trẻ đi bệnh viện tuyến trên để điều trị. Để giảm bớt cơn co giật, trong khi di chuyển bệnh nhi y tế cơ sở có thể tiêm thuốc an thần và kháng sinh cho trẻ. Cố gắng di chuyển nhẹ nhàng, tránh tiếng động và ánh sáng để giảm các cơn co giật.

Nguồn tổng hợp

Xem thêm

  • Chăm sóc sản phụ sau đẻ 24h: Cẩn trọng nếu không sẽ bị nhiễm trùng hoặc hậu sản
  • Bà bầu khi đã mang thai 35 tuần tiêm uốn ván được không?
  • Mẹ cần tiêm phòng uốn ván trước khi sinh bao lâu để phát huy tác dụng phòng bệnh tốt nhất?

Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!

img
Bài viết của

ZinVi

  • Home
  • /
  • Tin tức chung
  • /
  • Sản phụ sinh con tại nhà, bà cắt rốn cho cháu bằng thanh nứa khiến bé sơ sinh nguy kịch
Chia sẻ:
  • theAsianparent Việt Nam và Bé Yêu đã về chung một nhà

    theAsianparent Việt Nam và Bé Yêu đã về chung một nhà

  • Ý kiến chuyên gia: 14 lời khuyên cho các nạn nhân bạo lực gia đình

    Ý kiến chuyên gia: 14 lời khuyên cho các nạn nhân bạo lực gia đình

  • Cách làm mặt nạ dưỡng da an toàn cho mẹ bầu trong thai kỳ

    Cách làm mặt nạ dưỡng da an toàn cho mẹ bầu trong thai kỳ

  • theAsianparent Việt Nam và Bé Yêu đã về chung một nhà

    theAsianparent Việt Nam và Bé Yêu đã về chung một nhà

  • Ý kiến chuyên gia: 14 lời khuyên cho các nạn nhân bạo lực gia đình

    Ý kiến chuyên gia: 14 lời khuyên cho các nạn nhân bạo lực gia đình

  • Cách làm mặt nạ dưỡng da an toàn cho mẹ bầu trong thai kỳ

    Cách làm mặt nạ dưỡng da an toàn cho mẹ bầu trong thai kỳ

Nhận những lời khuyên đều đặn từ chúng tôi về quá trình mang bầu và thai nhi phát triển!
  • Trở thành cha mẹ
    • Chuẩn bị mang thai
    • Đặt tên cho con
    • Thời kỳ mang thai
    • Chuyển dạ và đi sinh
  • Giai đoạn phát triển
    • Trẻ sơ sinh (0-12 tháng)
    • Trẻ tập đi (1-3 tuổi)
    • Trẻ mầm non (3-6 tuổi)
    • Trẻ đi học
  • Phong cách sống
    • Làm đẹp
    • Người nổi tiếng
    • Du lịch & nghỉ lễ
    • Hôn nhân
  • Sức khỏe
    • Dị ứng
    • Tai nạn & khẩn cấp
    • Tiêm phòng
  • Dinh dưỡng
    • Nuôi con bằng sữa mẹ
    • Ăn dặm
    • Thực đơn hàng ngày
    • Kiến thức dinh dưỡng
  • Tìm hiểu thêm
    • TAP cộng đồng
    • Liên hệ quảng cáo
    • Liên hệ
    • Trở thành cộng tác viên


  • Singapore flag Singapore
  • Thailand flag Thailand
  • Indonesia flag Indonesia
  • Philippines flag Philippines
  • Malaysia flag Malaysia
  • Sri-Lanka flag Sri Lanka
  • India flag India
  • Vietnam flag Vietnam
  • Australia flag Australia
  • Japan flag Japan
  • Nigeria flag Nigeria
  • Kenya flag Kenya
© Copyright theAsianparent 2025. All rights reserved
Về chúng tôi|Đội ngũ chúng tôi|Điều khoản bảo mật|Điều khoản sử dụng |Sơ đồ trang web
  • Công cụ
  • Bài viết
  • Hỏi & Đáp
  • Bình chọn

Chúng tôi sử dụng dữ liệu để đảm bảo bạn có một trải nghiệm tốt nhất. Learn MoreOk, Got it

Chúng tôi sử dụng dữ liệu để đảm bảo bạn có một trải nghiệm tốt nhất. Learn MoreOk, Got it