Bầu 16 tuần: Sự thay đổi của mẹ và xét nghiệm cần thiết mẹ cần kiểm tra

Con của bạn bây giờ đã có lông mày và lông mi khá rõ- bạn có thể tưởng tượng nổi không? Còn với bạn, bà mẹ trẻ thân yêu, bạn sẽ bắt đầu trải nghiệm "vẻ rạng rỡ của mẹ bầu" rõ nhất trong giai đoạn này!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bầu 16 tuần, con của bạn bây giờ đã có lông mày và lông mi khá rõ - bạn có thể tưởng tượng nổi không? Lúc này mẹ cần làm xét nghiệm triple test nữa đấy!

Nội dung bài viết:

  • Sự phát triển của thai nhi 16 tuần tuổi
  • Cơ thể mẹ bầu 16 tuần thay đổi thế nào?
  • Chăm sóc thai kỳ ở tuần 16 thế nào?
  • Những xét nghiệm mẹ cần thực hiện

Sự phát triển của thai nhi 16 tuần

Trong tuần này của cẩm nang mẹ bầu, bạn sẽ biết được rằng:

  • Em bé đang bận rộn với việc phát triển tăng cường cơ bắp của mình, đặc biệt là những cơ ở mặt và lưng của bé
  • Bé c có thể cau mày hoặc nheo mắt
  • Mắt bé có thể phát hiện ánh sáng từ bây giờ
  • Lông mày và lông mi của bé đã được phát triển đầy đủ ở giai đoạn này
  • Với những đoạn xương bé xíu đang phát triển trong tai của bé, thính giác của bé sẽ bắt đầu phát triển và hoạt động mạnh hơn.
  • Bạn có thể bắt đầu cảm thấy em bé của bạn di chuyển - nhưng chỉ là những chuyển động rất nhỏ, và nhẹ nhàng

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bạn có thể chưa biết:

Trầm trồ với hình ảnh bụng bầu qua các tuần, đáng ngạc nhiên nhất chính là tuần thứ 20

Siêu âm thai 22 tuần – mốc quan trọng để kiểm tra tình trạng thai nhi

 

Mẹ mang thai tuần 16 trải qua những thay đổi nào?

  • Ngực tiếp tục phát triển to lên: đây là một hiện tượng hết sức bình thường, dù một số thai phụ sẽ cảm thấy hơi khó chịu;
  • Táo bón: bên cạnh các tác động từ nội tiết tố khi mang thai, tử cung tăng kích thước làm tăng áp lực lên đại tràng, khiến tình trạng táo bón có thể nặng hơn. Hãy uống đủ nước để làm giảm tình trạng này;
  • Tăng dịch tiết âm đạo: dù dịch tiết âm đạo rất có ích đối với cơ thể, nhưng lại gây ra cho thai phụ cảm giác bất tiện;
  • Đau lưng: khi thai lớn dần, bụng mẹ bầu to lên khiến vùng lưng phải chịu áp lực nhiều hơn gây ra đau lưng. Tắm nước ấm bằng vòi sen hoặc ngâm mình trong bồn nước ấm có thể giúp mẹ giảm đau;
  • Chảy máu chân răng: sau khi đánh răng một số thai phụ thấy mình bị chảy máu chân răng. Điều này hết sức bình thường bởi các nội tiết tố khi mang thai khiến nướu răng bị viêm và dễ chảy máu. Hãy chú ý vệ sinh răng miệng thường xuyên hơn
  • Phổi đang bắt đầu bị chèn ép dữ hơn khi tử cung mở rộng, điều này có thể khiến bạn hay bị hụt hơi hơn. Tử cung cũng có thể chèn ép vào ruột gây ra hiện tượng táo bón
  • Tóc và móng của mẹ bầu 16 tuần sẽ bắt đầu phát triển nhanh hơn. Tóc của bạn sẽ có thể trở nên bóng mượt hơn trước đây, và bạn có thể trải nghiệm vẻ rạng rỡ của thời kì mang thai mà mọi người vẫn hay nói về.

Chăm sóc thai kỳ

  • Với áp lực tăng thêm trên lưng và cơ xương chậu, bạn có thể muốn thực hiện các bài tập nhẹ để tăng cường sức khoẻ cơ bắp và hạn chế đau mỏi
  • Tiếp tục ăn uống lành mạnh và không nên sa đà vào việc thèm ăn những thực phẩm không lành mạnh. Ở tầm tuần thai này, mẹ bầu sẽ dễ bị đói do thai nhi cần nhiều dinh dưỡng hơn, do đó mẹ nên chuẩn bị sẵn 1 ít đồ ăn vặt trong túi. Chú ý chọn đồ ăn đảm bảo chất lượng, rõ nguồn gốc, hạn chế thực phẩm nhiều đường và đồ ăn chiên rán. Tốt nhất là nên ăn các loại hat và ngũ cốc...
  • Do tim mẹ phải hoạt động với cường độ cao hơn để bơm máu đi nuôi thai nhi nên nhiều lúc mẹ sẽ cảm thấy tim đập nhanh. Lúc này mẹ nên vận động nhẹ nhàng, nghỉ ngơi và tập 1 số động tác hít thở để lấy lại cân bằng
  • Những vết rạn có thể đã bắt đầu xuất hiện, hãy chú ý hơn đến việc dưỡng ẩm cho làn da và bôi kem trị rạn ngay từ bây giờ nhé.

Bạn có thể chưa biết:

Cẩm nang mẹ bầu: Tuần thứ 24 thai kỳ

Sự thay đổi của thai nhi tuần thứ 28 và lưu ý chăm sóc mẹ bầu

 

Danh sách kiểm tra của bạn ở tuần thứ 16 thai kỳ

Mẹ bầu 16 tuần nên làm xét nghiệm sàng lọc triple test nếu 3 tháng đầu chưa sàng lọc double test, là một xét nghiệm máu để đo nồng độ một số chất, nhằm ước đoán khả năng thai nhi có mắc rối loạn di truyền hay không. Thời điểm làm xét nghiệm là giữa tuần thứ 14 và 22 của thai kỳ, nhưng để kết quả chính xác nhất nên tiến hành xét nghiệm ở tuần thứ 16 - 18.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Ngoài ra còn một số kiểm tra cần thiết:

  • Thai nhi tuần thứ 16 đã có thính giác bắt đầu hoạt động, đã đến lúc khuyên chồng bạn bắt đầu nói chuyện với bé nhiều hơn để giúp bé nhận ra giọng nói của cha mình
  • Đây là thời gian tốt để đăng ký cho các lớp học trước khi sinh nếu bạn vẫn chưa đăng ký
  • Đây cũng là thời gian mà tình trạng "não cá vàng" xuất hiện, khiến cho bạn mau quên hơn. Để chống lại điều này, hãy lập danh sách những gì cần phải làm trong ngày!

Xem thêm

Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

Michelle Le