X
theAsianparent Vietnam Logo
theAsianparent Vietnam Logo
  • COVID-19
  • Mẹ bầu
    • Tính ngày dự sinh
    • Thời kì mang thai
    • Tam cá nguyệt thứ nhất
    • Tam cá nguyệt thứ hai
    • Tam cá nguyệt thứ ba
    • Dự Án Sidekicks
    • Chuẩn bị mang thai
    • Chuyển dạ và đi sinh
    • Sảy thai, lưu thai
  • Sau sinh
    • Dinh dưỡng cho mẹ sau sinh
    • Khỏe đẹp sau sinh
    • Tình cảm tâm lý sau sinh
  • Giai đoạn phát triển
    • Em bé 0 - 1 tuổi
    • Trẻ tập đi (1-3 tuổi)
    • Mầm non (3-6 tuổi)
    • Trẻ đi học
    • Dậy thì & thành niên
  • Nuôi dạy con
    • An toàn
    • Kiến thức chung nuôi con
    • Lời khuyên cho cha mẹ
    • Tin tức chung
  • Giáo dục
    • Trẻ đặc biệt
    • Mầm non 3-5 tuổi
    • Trẻ đi học 5 tuổi trở lên
    • Trung học
  • Sức khỏe
    • Bệnh, dị ứng và tai nạn ở trẻ
    • Bệnh, dị ứng và tai nạn ở người lớn
    • Tiêm phòng & Vac-xin
    • Dịch bệnh và các bệnh đặc biệt khác
  • Phong cách sống
    • Làm đẹp
    • Chuyện phái đẹp
    • Chuyện phái mạnh
    • Hôn nhân
    • Hôn nhân & Tình Dục
    • Thể dục thể thao
    • Du lịch & Giải trí
  • Ăn Uống & Dinh Dưỡng
    • Lên thực đơn bữa ăn
    • Bữa ăn
    • Ăn dặm

7 bí quyết giúp quản lý chi tiêu gia đình hiệu quả và giúp các cặp đôi dễ dàng đạt được các mục tiêu tương lai

Mất 6 phút để đọc
7 bí quyết giúp quản lý chi tiêu gia đình hiệu quả và giúp các cặp đôi dễ dàng đạt được các mục tiêu tương lai7 bí quyết giúp quản lý chi tiêu gia đình hiệu quả và giúp các cặp đôi dễ dàng đạt được các mục tiêu tương lai

Cách quản lý chi tiêu gia đình hiệu quả sẽ khiến cuộc sống của gia đình bạn dễ dàng hơn. Dưới đây là những gợi ý mà bạn có thể áp dụng trong việc quản lý chi tiêu của gia đình.

Chào đón một thành viên mới, sắm sửa gia dụng cần thiết, sự cố hi hữu… là những sự việc đều có khả năng xảy ra khi lập mái ấm riêng. Bạn sẽ không khỏi bỡ ngỡ với các khoản chi phí không ngờ đến. Câu hỏi được đặt ra là: “Làm sao ngăn ngừa những lo toan tài chính?”, “Làm sao để tận hưởng một cuộc sống gia đình hạnh phúc, ổn định?”, “Có cách nào quản lý chi tiêu gia đình hiệu quả không?” Tất thảy sẽ được giải quyết khi bạn biết quản lý tài chính của gia đình.

Liệt kê và phân loại các khoản chi tiêu

Đầu tiên bạn cần liệt kê và phân loại các khoản sẽ chi tiêu trong gia đình. Việc này giúp bạn có cái nhìn tổng quát, cân đối và dự tính được ngân sách. Nó giúp chúng ta đánh giá được tình hình tài chính đang ở mức độ nào. Hằng ngày bạn hãy  ghi chép chi tiết và khoa học các khoản thu chi. Cuối ngày, cuối tháng tổng kết lại tổng thu và tổng chi. Những con số vào cuối tháng sẽ nói lên thói quen của gia đình giúp phân loại các khoản một cách hiệu quả. Lúc này tùy vào nhu cầu của mỗi gia đình mà các khoản chi tiêu sẽ khác nhau: 

  • Chi tiêu hằng ngày: chi cho những vật dụng hằng ngày như đồ dùng nhỏ trong gia đình, ăn uống, cafe, giải trí…
  • Khoản dự phòng: dùng cho các khoản không mong muốn như tiền sửa xe, khám bệnh, giấy tờ… 
  • Quỹ tiết kiệm: chi có các nhu cầu trong tương lai như tiền cho các khóa học, du lịch, mua nhà, trả nợ vay… 
  • Khoản đầu tư: chi cho mục đích kinh doanh sinh lời như tiền vốn kinh doanh, tiền chi cho quỹ đầu tư…
cach-quan-ly-chi-tieu-gia-dinh-hieu-qua

Lên kế hoạch tiêu dùng

Cần có sự thỏa hiệp và tin tưởng

Quản lý chi tiêu trong gia đình cần có một người đứng ra quản lý. Đó có thể là vợ hoặc chồng. Sự thống nhất đầu tiên này tạo nền tảng tin tưởng lẫn nhau. Đồng thời người quản lý cần phải đảm bảo nguồn chi tiêu là hợp lý và minh bạch với bạn đời. Cả hai cần ý thức cho nhau biết rõ nguồn thu nhập chung, nắm được nhu cầu riêng của cá nhân từ đó làm cơ sở kiểm soát thu chi chặt chẽ hơn. 

Chi tiêu bằng thẻ tín dụng là cách quản lý chi tiêu gia đình hiệu quả

Khi cần thứ gì đó đắt tiền nhưng lương chưa tới thì thẻ tín dụng là cứu cánh lúc này. Bạn cũng cần nhớ thẻ tín dụng là con dao hai lưỡi nếu sử dụng không kiểm soát. Bằng cách đưa ra giới hạn chi tiêu thông qua thẻ tín dụng. Chỉ sử dụng trừ khi có hữu sự thì mới được phá vỡ giới hạn đặt ra. Bằng cách này giới hạn càng thấp thì càng tốt, bởi trong tháng càng ít chi bao nhiêu thì cuối tháng khoản tiết kiệm được nhiều hơn bấy nhiêu.

cach-quan-ly-chi-tieu-gia-dinh-hieu-qua

Dùng thẻ tín dụng để chi tiêu hợp lý

Chia nhỏ mục tiêu tiết kiệm và tiết kiệm thông minh

Nghe đến cân đối các khoản thu chi và tiết kiệm nói là vậy nhưng khi thực hiện thì cứ như “thuyền lớn lại đắm vì những lỗ nhỏ”. Những lỗ nhỏ thất thoát trong chi tiêu theo đó mà trôi tuột đi. Bằng cách chia nhỏ mục tiêu tiết kiệm trên tình hình kinh tế của gia đình lúc đó để cân đối các khoản tiết kiệm và chi tiêu cho hợp lý. 

Đừng vì suy nghĩ tiết kiệm càng nhiều càng tốt rồi lúc khác lại tiêu xài phung phí. Mà hãy đặt ra mục tiêu tiết kiệm dựa trên kinh tế. Xác định mục tiêu càng rõ ràng thì càng dễ dàng thực hiện bấy nhiêu. Từ một mục tiêu ban đầu rồi từ đó đặt ra các kế hoạch nhỏ hơn xung quanh. 

Cả gia đình cùng đặt mục tiêu

Quản lý tài chính không có nghĩa chỉ một mình bạn biết cách vận hành đó. Bạn hãy chia sẻ những điều đang làm với người bạn đời của mình. Việc này giúp gia đình gắn kết hơn và có định hướng tài chính rõ ràng. 

Mở một tài khoản chugn giúp bạn trao đổi kế hoạch tài chính với bạn đời. Cùng thảo luận, thống nhất các khoản chung và kế hoạc tương lai. Việc này tạo sự tin tưởng giữa các thành viên trong gia đình, đảm bảo sự tôn trọng cá nhân mà cả hai vẫn có thể dành tiền cho các mục tiêu, sở thích riêng. 

cach-quan-ly-chi-tieu-gia-dinh-hieu-qua

Cả gia đình cùng lên mục tiêu

Xác định nguồn ngân sách cố định và và tận dụng tối đa các khoản thu thêm

Quan trọng nhất để có một năm tài chính ổn định cần xác định nguồn thu cố định như một ngân sách và duy trì nguồn ngân sách này quay năm. Đây chính là một khoản cố định mà bạn không được phân bổ vào nơi khác. Từ đó giúp mình quyết định các khoản chi tiêu cho nhu cầu ít quan trọng hơn. 

Luôn cảm thấy hạnh phúc với những gì mình đang có 

Người Nhật có một cụm từ “Tsumori Chyokin” tạm dịch có tiết kiệm có chủ đích. Bằng cách bản thân hài lòng với những gì mình đang có. Bạn sẽ luôn cảm thấy cuộc sống vật chất chỉ là điều thứ yếu không cần thiết. Từ đó không chỉ cuộc sống cá nhân trở nên dễ chịu hơn mà gia đình cũng hạnh phúc hơn khi cắt giảm được các nguồn chi tiêu không cần thiết.  

7 bí quyết giúp quản lý chi tiêu gia đình hiệu quả và giúp các cặp đôi dễ dàng đạt được các mục tiêu tương lai

Cách quản lý chi tiêu gia đình hiệu quả

Tổng kết

Cách quản lý chi tiêu gia đình hiệu quả trên phù hợp với lối sống hiện nay. Nó có thể giúp bạn và gia đình luôn cảm thấy đầy đủ và sung túc. Qua đó tận hưởng cuộc sống hôn nhân hạnh phúc, phát triển. 

Xem thêm:

  • Tiết kiệm chi tiêu đúng cách – Chìa khoá bảo vệ tương lai cho con bạn
  • Nghệ thuật quản lý chi tiêu gia đình hiệu quả dành cho các ông bố bà mẹ
  • 9 Bí quyết “bỏ túi” để dạy con cách chi tiêu đúng mực

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!

img
Bài viết của

haunguyen

  • Home
  • /
  • Hẹn hò & Hôn nhân
  • /
  • 7 bí quyết giúp quản lý chi tiêu gia đình hiệu quả và giúp các cặp đôi dễ dàng đạt được các mục tiêu tương lai
Chia sẻ:
  • Nghệ thuật quản lý chi tiêu gia đình hiệu quả dành cho các ông bố bà mẹ

    Nghệ thuật quản lý chi tiêu gia đình hiệu quả dành cho các ông bố bà mẹ

  • "Chuyến xe định mệnh” trước ngày cưới giúp cô dâu nhận ra bộ mặt thật của chồng tương lai

    "Chuyến xe định mệnh” trước ngày cưới giúp cô dâu nhận ra bộ mặt thật của chồng tương lai

app info
get app banner
  • Nghệ thuật quản lý chi tiêu gia đình hiệu quả dành cho các ông bố bà mẹ

    Nghệ thuật quản lý chi tiêu gia đình hiệu quả dành cho các ông bố bà mẹ

  • "Chuyến xe định mệnh” trước ngày cưới giúp cô dâu nhận ra bộ mặt thật của chồng tương lai

    "Chuyến xe định mệnh” trước ngày cưới giúp cô dâu nhận ra bộ mặt thật của chồng tương lai

Nhận những lời khuyên đều đặn từ chúng tôi về quá trình mang bầu và thai nhi phát triển!
  • Trở thành cha mẹ
    • Chuẩn bị mang thai
    • Đặt tên cho con
    • Thời kỳ mang thai
    • Chuyển dạ và đi sinh
  • Giai đoạn phát triển
    • Trẻ sơ sinh (0-12 tháng)
    • Trẻ tập đi (1-3 tuổi)
    • Trẻ mầm non (3-6 tuổi)
    • Trẻ đi học
  • Phong cách sống
    • Làm đẹp
    • Người nổi tiếng
    • Du lịch & nghỉ lễ
    • Hôn nhân
  • Sức khỏe
    • Dị ứng
    • Tai nạn & khẩn cấp
    • Tiêm phòng
  • Dinh dưỡng
    • Nuôi con bằng sữa mẹ
    • Ăn dặm
    • Thực đơn hàng ngày
    • Kiến thức dinh dưỡng
  • Tìm hiểu thêm
    • TAP cộng đồng
    • Liên hệ quảng cáo
    • Liên hệ
    • Trở thành cộng tác viên


  • Singapore flag Singapore
  • Thailand flag Thailand
  • Indonesia flag Indonesia
  • Philippines flag Philippines
  • Malaysia flag Malaysia
  • Sri-Lanka flag Sri Lanka
  • India flag India
  • Vietnam flag Vietnam
  • Australia flag Australia
  • Japan flag Japan
  • Nigeria flag Nigeria
  • Kenya flag Kenya
© Copyright theAsianparent 2023. All rights reserved
Về chúng tôi|Đội ngũ chúng tôi|Điều khoản bảo mật|Điều khoản sử dụng |Sơ đồ trang web
  • Công cụ
  • Bài viết
  • Hỏi & Đáp
  • Bình chọn

Chúng tôi sử dụng dữ liệu để đảm bảo bạn có một trải nghiệm tốt nhất. Learn MoreOk, Got it

Chúng tôi sử dụng dữ liệu để đảm bảo bạn có một trải nghiệm tốt nhất. Learn MoreOk, Got it

theAsianparent heart icon
Chúng tôi muốn gửi thông báo những thông tin cập nhật và mới nhất gần đây về chuyên mục đời sống dành cho bạn