Mẹ bầu đã biết cách làm nước mía sầu riêng ngon thần sầu này chưa?

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Cùng học cách làm nước mía sầu riêng, món giải khát vừa ngon vừa bổ dưỡng cho mọi đối tượng. Mẹ bầu cũng có thể thưởng thức món này thật an toàn nữa đấy! Mẹ bầu đã biết cách làm món nước uống ngon tuyệt vời này chưa?

Hướng dẫn cách làm nước mía sầu riêng đánh tan cơn khát

Nguyên liệu làm nước mía sầu riêng

  • 200ml nước mía
  • 1 múi sầu riêng (chọn sầu riêng hạt lép sẽ cho nhiều thịt, béo và cực thơm)
  • Một ít đá bào
  • Đá viên
  • Topping: rau câu, lạc (đậu phộng) rang muối, mít,…tuỳ vào sở thích của mẹ bầu
  • Dụng cụ: máy xay sinh tố

Cách pha chế nước mía sầu riêng

  • Bỏ hạt sầu riêng, chỉ lấy phần thịt. Chọn múi sầu riêng chín vàng và thơm ngon.
  • Cho nước mía và phần thịt sầu riêng vào máy xay sinh tố, thêm đá bào vào xay mịn hỗn hợp khoảng 20 giây.
  • Rót thức uống ra ly, thêm đá viên và các loại topping hay đậu xanh hấp chín vào để tăng độ béo và hấp dẫn để thưởng thức.

Nước mía sầu riêng là thức uống giải khát đang cực hot trong mùa hè này!

Chọn sầu riêng như thế nào để món nước “đánh tan cơn nóng” mùa hè ngon tuyệt 

Sầu riêng là tinh hoa của món nước mía sầu riêng ngon béo. Vì thế, để học cách làm nước mía sầu riêng ngon, việc chọn được một trái sầu riêng ngon với nhiều cơm ít hạt sẽ góp phần rất nhiều vào thành công của đồ uống siêu “hot” này.

  • Khi lựa sầu riêng, nên chú ý đến những quả có “vòng eo” bánh mì, hơi nứt nhẹ, có mùi thơm đậm.
  • Sầu riêng càng để lâu thì cuống càng teo lại, do đó khi mua không nên chọn những trái có cuống quá héo. Nên chọn quả còn cuống xanh cứng, ngửi có mùi thơm, gai to đều, ít nhọn, cứng chắc.
  • Muốn biết trái nào già, trái nào non, có thể dùng tay bóp 2 gai gần nhau lại với nhau, nếu trái già thì gai cứng; trái non gai sẽ mềm.

Vậy mẹ bầu có biết tác dụng của nước mía và sầu riêng trong thai kỳ?

Nước mía là một trong những loại nước uống phổ biến tại các nước nhiệt đới, trong đó có Việt Nam. Những chiếc xe nước mía cũng có thể nói là một trong những đặc trưng văn hoá Việt Nam. Hơn thế nữa, hình ảnh này cũng là kỷ niệm tuổi thơ của rất nhiều người Việt Nam. Và chắc hẳn, các mẹ bầu trong cộng đồng theAsianparent cũng là “fan cuồng” của loại thức uống mát rượi này.

Trong thai kỳ, tin vui tốt lành là chị em vẫn có thể tiếp tục uống nước mía mà không phải kiêng cữ. Tác dụng của nước mía đối với thai phụ có thể kể đến như:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo
  • Cung cấp 30 loại axit hữu cơ, protein, chất béo, carbohydrate và các khoáng chất tự nhiên cho cơ thể
  • Bổ sung nguồn năng lượng tự nhiên cho mẹ bởi lượng đường có trong mía
  • Hạn chế tình trạng nôn ói do ốm nghén trong giai đoạn đầu thai kỳ
  • Kali trong mía sẽ giúp các mẹ bầu cải thiện được hệ tiêu hóa
  • Tăng cường sức đề kháng và bảo vệ thai phụ khỏi những căn bệnh thông thường như cảm cúm, sổ mũi,…
  • Lượng lớn dưỡng chất canxi, sắt, kali, vitamin A, B , C… vô cùng cần thiết và góp phần trong sự phát triển của thai nhi

Nước mía có nhiều tác dụng tuyệt vời với mẹ bầu

Sầu riêng cũng có những tác dụng tốt nhất định cho bà bầu và thai nhi

  • Vị ngọt thơm của sầu riêng sẽ xoa dịu lo lắng và tinh thần phấn chấn cho những mẹ bầu thích ăn loại trái này.
  • Vitamin C trong sầu riêng thúc đẩy quá trình hấp thụ canxi dễ hơn.
  • Sầu riêng cung cấp kẽm, tryptophan và organo-sulfur giúp bà bầu và thai nhi tránh được các chất gây ô nhiễm và các gốc tự do.
  • Ăn 100 g sầu riêng còn đáp ứng 9% nhu cầu axit folic cần thiết cho cơ thể mẹ cần mỗi ngày.

Sầu riêng đang vào mùa, mẹ bầu khoái khẩu món này nên học cách dùng hợp lý nhất nhé!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Uống nước mía đúng cách để phát huy hiệu quả cho thai phụ

Tuy nước mía có nhiều lợi ích “vàng” cho bà bầu và em bé trong bụng, nhưng nếu uống một cách tuỳ tiện và phản khoa học thì có thể gây tác dụng ngược. Dưới đây là những lưu ý mẹ nên để ý khi uống nước mía nói chung và nước mía sầu riêng nói riêng:

  • Không uống ở những hàng quán không đảm bảo vệ sinh.
  • Uống ngay khi vừa chế biến, không để lâu trong tủ lạnh và uống. Vì nước mía có lượng đường cao nên khi bảo quản không thích hợp dễ tạo môi trường thuận lợi cho vi sinh vật gây bệnh phát triển.
  • Tham khảo ý kiến bác sĩ nếu mẹ bị tiểu đường thai kỳ.
  • Không uống khi có đang sử dụng thuốc có tác dụng chống đông máu hoặc bất kỳ loại thuốc nào, kể cả thuốc chức năng.
  • Tuyệt đối không uống quá nhiều nước mía, chỉ nên tối đa 3 ly/tuần, và mỗi ngày không quá 1 ly.

Những món ăn hay thức uống theo xu hướng luôn làm nhiều chị em bầu bì “thèm khát” vì chúng rất tuyệt vời. Trước khi ăn hay uống, thai phụ nên tìm hiểu kỹ càng và nếu được tham vấn ý kiến bác sĩ để an toàn nhé.

Bài viết đã hướng dẫn mẹ cách làm nước mía sầu riêng thật đơn giản mà thành quả lại vô cùng hấp dẫn. Hãy thử ngay món uống thần thánh này mẹ nhé.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

mInH.tHu