Có nhiều cách dỗ trẻ sơ sinh khóc dạ đề nhưng chỉ có một cách thực sự hiệu quả chỉ trong tích tắc. Nó được tìm ra bởi một bác sĩ người Mỹ.
Khóc dạ đề là gì?
Khi trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi khóc không rõ nguyên nhân, cũng không phải do bệnh lý được xem là khóc dạ đề. Đặc điểm của tình trạng này là: bé khóc rất to, khóc dai dẳng, dỗ mãi không ngừng.
Nhiều bé khóc hàng giờ, hàng ngày, dẫn đến mất ngủ, biếng ăn, ảnh hưởng đến sự phát triển của bé. Thời gian khóc thường xảy ra vào buổi chiều, tối hoặc nửa đêm, ban ngày bé vẫn bình thường.
Nhiều bố mẹ đưa bé đi xét nghiệm, siêu âm, chụp X-quang nhưng kết quả không có gì đáng lo ngại. Ngay cả khi bác sĩ kê đơn, bé vẫn “miệt mài” khóc mỗi tối, khiến người làm cha mẹ cũng phải khóc theo vì xót con.
Đừng nhầm lẫn khóc dạ đề và khóc bệnh lý
-
Khóc dạ đề thật sự là gì?
Trong y khoa, khóc dạ đề được gọi là cơn khóc kéo dài do co thắt ruột. Trẻ đang khỏe mạnh bỗng đột ngột khóc dữ dội vào chiều tối. Cơn khóc có thể kéo dài từ 5 phút cho đến nửa tiếng.
Dù thử tất cả mọi cách, từ hát ru đến tiếng ồn trắng, hay ôm bé vào lòng, cơn khóc dạ đề vẫn không nguôi ngoai cho đến khi nó tự hết. Kiểu khóc này không nguy hiểm, thường hết khi bé được 6 tháng tuổi, nhu động ruột ổn định hơn.
Khi thời gian bé khóc kéo dài hơn, kèm theo một số biểu hiện bất thường khác, bố mẹ cần quan sát kỹ vì có thể bé khóc do bệnh lý. Tới đây có hai trường hợp xảy ra.
Trường hợp đầu tiên khá phổ biến, đó là bệnh còi xương. Nó khiến trẻ mệt mỏi, khó chịu dẫn đến quấy khóc liên tục. Bệnh này thường do bé ít tiếp xúc với ánh nắng, không đủ vitamin D để cơ thể chuyển hóa canxi.
Trường hợp thứ hai hiếm hơn và rất nguy hiểm, đó là bệnh lồng ruột. Bé sẽ khóc thét kèm các triệu chứng như nôn, ưỡn người, bỏ bú, đi ngoài ra máu. Nếu thấy các dấu hiệu bất thường này, bố mẹ phải đưa bé đi cấp cứu ngay lập tức.
Cách dỗ trẻ sơ sinh khóc dạ đề mang tên “The Hold”
Một bác sĩ đã từng nói rằng ông biết cách dỗ trẻ sơ sinh khóc dạ đề. Kỹ thuật này được gọi là “The Hold” tạm dịch là “Nắm giữ”. Đó là Robert Hamilton, bác sĩ nhi khoa có kinh nghiệm 30 năm và là cha của sáu người con đến từ Santa Monica, California. Ông cho rằng cách này thật sự hữu ích trong việc xoa dịu cơn quấy khóc của trẻ.
Rất nhiều bố mẹ bỉm sữa đã thành công khi thử nghiệm phương pháp này, sau khi xem một video chứng minh mức độ hiệu quả của “The Hold” do chính tay bác sĩ Hamilton thực hiện. Video này đã lan truyền trực tuyến với gần 6,5 triệu lượt xem, con số này vẫn đang ngày một tăng dần.
Trong đoạn video được đăng tải, bác sĩ đã xoa dịu một em bé sơ sinh tên Ashton đang khóc tức tưởi. Trước khi bắt đầu kỹ thuật “The Hold”, bé vừa khóc vừa gào thét không ngừng nghỉ, đến mức ai nghe được đều cảm thấy chạnh lòng.
Lý giải về phương pháp “Nắm giữ”
Nếu có thể nói được trong giây phút đó, bé như đang cố thốt lên rằng “Giúp con với, con phải làm gì đây?”. Nhưng sau khi bác sĩ Hamilton khoanh tay của em bé trên ngực của chính mình, đỡ đầu bé rồi giữ Ashton ở phía dưới, nhẹ nhàng đưa bé lên xuống, tiếng khóc đột nhiên tắt hẳn. Thật kỳ diệu!
Bạn cũng cần chú ý thứ tự tay đặt trên ngực bé. Đầu tiên là tay phải, sau đó là tay trái của bé. Để thành công, bố mẹ còn phải nâng bé nghiêng 45 độ so với mặt đất. Vì đó là độ nghiêng lý tưởng giúp đầu và cổ của bé được giữ với trọng lực vừa phải, và bố mẹ cũng kiểm soát cơ thể bé nhỏ của con dễ dàng hơn.
Dưới đây là bốn bước cơ bản giúp bố mẹ ứng dụng cách dỗ bé khóc dạ đề của bác sĩ Hamilton:
- Khoanh tay em bé trước ngực
- Vòng tay giữ bé an toàn
- Đỡ mông bé
- Đưa bé lên xuống với góc 45 độ
Đọc đến đây, chắc bố mẹ đã cảm thấy nhẹ lòng hơn khi tìm được cách dỗ trẻ sơ sinh khóc dạ đề khả thi nhất. Nếu cách này có thể xoa dịu em bé, mẹ hãy chia sẻ cho các mẹ bỉm sữa khác cùng biết nhé!
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!