Có thể điều trị chân tay miệng cho trẻ tại nhà không? Nếu được thì cách điều trị bệnh tay chân miệng tại nhà cho bé nên như thế nào để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của bé?
Có thể điều trị bệnh tay chân miệng tại nhà cho trẻ được không?
Cách điều trị bệnh tay chân miệng tại nhà
Tay chân miệng ở trẻ tuy là một căn bệnh lành tính nhưng vẫn có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm nếu bé không được chữa trị kịp thời.
Thông thường, tay chân miệng bao gồm 4 cấp độ:
– Cấp độ 1: Mức độ nhẹ, trẻ có thể chỉ bị sốt, loét miệng hoặc tổn thương da.
– Cấp độ 2: Bệnh tay chân miệng bắt đầu có biến chứng trên thần kinh và biến chứng tim mạch nhẹ.
– Cấp độ 3: Bệnh tay chân miệng trẻ em có biến chứng thần kinh, tim mạch, hô hấp nặng.
– Cấp độ 4: Trẻ có biểu hiện sốc hoặc thậm chí là ngưng thở.
Như vậy, nếu trẻ bị bệnh tay chân miệng mới ở cấp độ 1 thì bé nên được đưa đi khám và có thể điều trị tại nhà theo hướng dẫn của bác sĩ.
Cách điều trị bệnh tay chân miệng tại nhà cho bé thế nào để con mau khỏi?
Cách điều trị bệnh tay chân miệng tại nhà
Như đã nói, khi trẻ bị tay chân miệng mới ở cấp độ 1, các bác sĩ thường khám, kê thuốc hạ sốt, các loại thuốc bôi ngoài da và dặn dò cha mẹ cách chăm sóc trẻ tại nhà.
Khi điều trị chân tay miệng cho bé, các bố mẹ cần tuân thủ theo những bước để giúp bé chóng khỏi bệnh hơn:
– Cho bé ăn các loại đồ ăn lỏng, mềm, không nêm nếm nhiều gia vị để bé dễ chịu hơn. Các loại thức ăn như súp, cháo, canh, nước hoa quả, sữa chua, … được xem là thích hợp với chế độ ăn uống của trẻ trong thời gian bị bệnh.
– Nếu bé sốt dưới 38,5 độ C thì bố mẹ nên lau người cho con bằng nước ấm 35 độ C nhằm giúp con hạ sốt.
– Khi trẻ sốt cao trên 38,5 độ C, bố mẹ có thể cho bé uống thuốc hạ sốt Paracetamol từ 4-6 tiếng một lần theo chỉ định trên bao bì thuốc.
– Vệ sinh răng miệng cho bé thật sạch sẽ.
– Bôi thuốc ngoài da vào các vết loét theo chỉ định của bác sĩ.
– Khuyến khích bé nghỉ ngơi thật nhiều để cơ thể con chóng hồi phục.
Các loại thức ăn lỏng sẽ rất thích hợp với trẻ đang bị tay chân miệng
Khi nào thì không nên tự ý điều trị bệnh tay chân miệng tại nhà cho bé?
Mặc dù có thể chăm sóc trẻ tại nhà khi con bị tay chân miệng nhưng bố mẹ phải luôn quan sát thật kĩ các dấu hiệu và thay đổi cơ thể của bé trong thời gian bị bệnh.
Nếu thấy trẻ có các biểu hiện như: sốt cao > 39 độ C, sốt kéo dài hơn 3 ngày, nôn mửa nhiều, lờ đờ, ngủ li bì, chân tay ra nhiều mồ hôi, lạnh ngắt, thở gấp, … thì bé cần được đi khám ngay lập tức.
Xem thêm bài liên quan
Làm sao để phòng bệnh tay chân miệng cho con hiệu quả khi mùa tựu trường đã tới?
2 Dấu hiệu bệnh tay chân miệng ở trẻ mà bố mẹ dễ bỏ qua!
BỆNH TAY CHÂN MIỆNG – 6 điều bác sĩ khuyên cha mẹ nên biết
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!