Cách chữa đờm cho trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi như thế nào hiệu quả nhất là điều mà nhiều bà mẹ muốn biết để thoát khỏi nỗi lo lắng khi con bị bệnh. Nguyên nhân nào khiến trẻ lâm vào tình trạng này và cách xử lý ra sao là điều chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài viết này.
Nguyên nhân gây đờm cho trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi
Đờm ở trẻ sơ sinh là tình trạng xảy ra khi bé ho có kèm theo đờm nhớt trong cổ họng, khoang mũi. Đây là hiện tượng khá phổ biến và thường làm trẻ có cảm giác khó và nghẹt thở, quấy khóc, lười bú, mệt lả.
Tình trạng đờm ở trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi thường liên quan đến các bệnh về đường hô hấp như cảm cúm, cảm lạnh và các bệnh truyền nhiễm khác.
Và trong những tháng đầu đời, bé chỉ thở bằng mũi nên nếu không chữa đờm cho trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi thì sẽ khiến bé khó thở. Đồng thời, vì bé còn nhỏ, mũi và cổ họng chưa hoàn thiện nên lực ho không đủ mạnh để tống đờm ra ngoài. Việc này dẫn đến tình trạng bé cứ ho kéo dài.
Hầu hết các trường hợp không gây vấn đề nghiêm trọng đến sức khỏe. Nhưng phụ huynh cũng không vì thế mà ỷ lại mà phải quan sát con thật kỹ để có thể thuật lại rõ ràng cho bác sĩ về tình trạng của bé.

Các cách chữa đờm cho trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi
Dùng nước muối sinh lý để chữa đờm cho trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi
Đây là phương pháp phổ biến và hiệu quả nhất trong các cách chữa đờm cho trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi. Dụng cụ khá đơn giản và rẻ tiền, đó là nước muối sinh lý 0.9% dễ dàng mua tại các hiệu thuốc.
Cách thực hiện như sau:
- Giữ đầu trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi cố định trên mặt phẳng cứng và nghiêng hẳn sang một bên. Bên dưới nên có lót khăn và gạc thấm.
- Nhẹ nhàng đưa vòi bơm một lượng xác định vào cạnh bên cánh mũi của lỗ mũi nằm ở trên.
- Đợi từ từ để nước chảy ra từ mũi bên dưới.
- Lặp lại hai đến ba lần tùy vào tình trạng của bé và thực hiện tương tự đối với bên đối diện.
- Khi kết thúc, hãy làm khô bên trong mũi của bé với tăm-bông gòn. Lưu ý tuyệt đối không đưa vào quá sâu mũi bé. Đồng thời lau sạch cánh mũi ngoài bằng vải mềm.
Nếu đờm của bé quá nhầy đặc, có thể nhỏ vài giọt nước muối sinh lý vào trước để làm loãng bớt. Bên cạnh đó, cũng có thể dùng thêm ống hút để hỗ trợ lấy bớt đờm ra ngoài.
Lưu ý: cha mẹ nên thực hiện một cách dứt khoát nhưng nhẹ nhàng cẩn trọng để tránh làm bé sợ hãi và gây so sặc. Và luôn mua các dụng cụ chuyên dùng cho trẻ sơ sinh.

Vỗ rung long đờm
Đây là một phương pháp vật lý nhằm cải thiện hiệu quả hô hấp và đào thải, bài trừ các chất tiết, đờm ra khỏi đường hô hấp. Phương pháp này thực hiện bằng tay của kỹ thuật viên, hoặc bằng dụng cụ, hoặc cả hai tuỳ vào từng bé.
Thông thường, thời gian thực hiện phương pháp này khoảng 10-15 phút mỗi lần với 4 bước:
- Thông mũi họng
- Hỉ mũi
- Chặn gốc lưỡi
- Kỹ thuật tăng luồng khí thở ra AFE
Trước khi làm cha mẹ nên cho bé ăn/bú trước đó từ 1,5-2 tiếng đồng hồ. Hiện trên mạng có chỉ dẫn khá đầy đủ cách làm liệu pháp này. Tuy nhiên, cha mẹ không nên tự ý thực hiện thao tác này tại nhà. Kỹ thuật này nên được sự hướng dẫn chính xác của các bác sĩ hay chuyên gia có chuyên môn.
Tăng cường độ ẩm trong phòng của bé
Độ đặc loãng của đờm trong cổ họng bé cũng phụ thuộc vào độ ẩm trong môi trường sống. Nếu độ ẩm trong không khí cao sẽ giúp làm mềm và loãng dịch nhầy trong cổ họng.
Nếu cảm thấy độ ẩm trong phòng khá khô, mẹ có thể sử dụng thêm máy tạo độ ẩm đặt trong phòng. Lưu ý là đừng để hơi ẩm thổi trực tiếp vào bé mà hãy để xa nhất có thể mẹ nhé.

Cho bé uống nhiều nước
Đối với trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi, bổ sung thêm chất lỏng cho cơ thể có thể giúp đờm bị loãng ra và dễ dàng bị loại bỏ đường thở dễ dàng. Do đó, mẹ nên cho bé bú đủ và nhiều sữa mẹ hay sữa công thức để bé có nhiều chất lỏng hơn cho cơ thể.

Những lưu ý trong quá trình chữa đờm cho trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi
- Dùng khăn mềm và sạch và chỉ sử dụng một lần để hỉ và lau mũi cho bé. Tuyệt đối không tái sử dụng nhiều lần vì nguy cơ khiến cho tình trạng nặng hơn.
- Chia nhỏ các cử bú để bé dễ tiêu và không biếng ăn.
- Kê gối cao hơn thông thường một chút để bé dễ thở khi ngủ với tư thế nằm nghiêng.
- Hạn chế dùng miệng hút mũi cho trẻ như ông bà xưa hay làm. Vì trong khoang miệng của người lớn có nhiều vi khuẩn gây bệnh, chỉ nên dùng trong trường hợp cấp cứu.
- Tuyệt đối không cho trẻ uống các loại thuốc bất kỳ mà không có chỉ định của bác sĩ.
Chăm sóc con thật tốt trong giai đoạn đầu đời đã khó khăn và sẽ còn thêm thử thách khi bé bị ho đờm. Nếu bé có các biểu hiện khác như sốt hay phát ban hay không thở được thì hãy lập tức đưa bé đến bệnh viện hay trạm xá để thăm khám cha mẹ nhé.
Xem thêm:
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!