Những người mới làm bố mẹ lần đầu sẽ bối rối vì không biết cách chăm sóc trẻ sơ sinh 1 tuần tuổi. Bạn sẽ không thể tưởng tượng cuộc sống thiếu đi con mình. Và bạn cũng ngạc nhiên vì chỉ một đêm mà cuộc sống đã thay đổi mạnh mẽ. Đây là những gì sẽ diễn ra trong tuần đầu tiên, hãy chuẩn bị sẵn sàng!
Các mốc phát triển của em bé 1 tuần tuổi
Cách chăm bé sơ sinh 1 tuần tuổi
Trong tuần đầu, em bé đang hoàn thiện kỹ năng để sống bên ngoài bụng mẹ. Ưu tiên của em bé là tiêu hóa, thiết lập hệ thống miễn dịch và hệ thống tiêu hóa để phát triển hệ vi sinh vật riêng với mẹ.
Khi được 1 tuần tuổi, nhịp thở của bé sẽ không đều. Đôi khi bé có thể ngưng thở. Điều này hoàn toàn bình thường. Ngoài ra, bạn thường có thể thấy những phản xạ sau:
- Bé cười tự nhiên, gần như phản xạ: điều này khác với nụ cười khi bé phản ứng với điều gì đó. Đến 1 – 2 tháng tuổi bé mới biết phát triển nụ cười phản ứng.
- Cử động chân tay và hai bên cơ thể ngang nhau: Bé 1 tuần tuổi không nên di chuyển một cánh tay hoặc một chân nhiều hơn chân kia. Đó có thể là dấu hiệu bất thường.
- Nâng nhẹ đầu khi nằm sấp: Bé sơ sinh có khả năng kiểm soát đầu kém. Bố mẹ cần thường xuyên đỡ đầu bé.
- Khả năng nhìn cách xa khoảng 30 – 38cm. Đó là khoảng cách em bé bú mẹ nhìn vào mặt mẹ. Các bé cũng có thể nhìn thấy các vật đơn giản, độ tương phản cao.
Một ngày bình thường của em bé 1 tuần tuổi
Cách chăm sóc trẻ sơ sinh 1 tuần tuổi
Một đứa trẻ 1 tuần tuổi sẽ dành phần lớn thời gian trong ngày để ngủ. Bé sẽ ngủ khoảng 14 đến 17 giờ mỗi ngày. Tuy nhiên, do cơ thể của em bé chưa bắt đầu nhịp sinh học của riêng mình bằng việc sản xuất melatonin thường xuyên. Vậy nên bé sẽ không có lịch trình ngủ.
Bố mẹ chỉ cần để bé ngủ khi bé cần ngủ, không cần quá căng thẳng. Sau đó bố mẹ có thể tự tạo ra lịch trình ngủ cho bé.
Dưới đây là một số vật dụng hữu ích để bố mẹ chăm sóc em bé:
- Ghế rung cho em bé
- Baby monitor để theo dõi em bé khi bố mẹ ra khỏi phòng
- Ghế ngủ em bé
- Gối cho em bé bú nếu mẹ cho bé bú trực tiếp. Gối này sẽ giúp mẹ thoải mái và bé nằm đúng tư thế.
Cách chăm sóc trẻ sơ sinh 1 tuần tuổi cơ bản
Đây là những điều bạn cần biết để cách chăm bé sơ sinh 1 tuần tuổi, từ thay tã, tắm rửa đến kỹ thuật dỗ em bé.
Chăm sóc dây rốn
Dây rốn em bé không cần chăm sóc bằng hóa chất gì. Dây rốn sẽ tự rụng sau khoảng một tuần.
Tắm bọt biển
Cách chăm bé sơ sinh 1 tuần tuổi
Để bé không bị ướt rốn, bố mẹ có thể tắm bọt biển cho bé trong thời gian này. Đặt bé nằm vững trên một mặt phẳng trải khăn mềm. Sau đó dùng miếng bọt biển lau người bé.
Da bé có thể khô và nứt nẻ trong tuần này. Nhưng đâu cũng là việc bình thường và không gây nguy hiểm cho bé.
Thay tã
Trong vài ngày đầu đời, bé vẫn đi phân su gồm hỗn hợp các tế bào da, chất nhầy và các chất khác mà em bé của bạn ăn vào khi sinh. Đối với bé 1 tuần tuổi, bé sẽ cần thay tã nhiều. Một ngày bé có thể đi ngoài hai, ba lần.
Cắt móng tay
Cắt móng tay cho bé giúp bé không cào vào mặt hay mắt. Bạn có thể dùng kéo cắt móng tay hoặc giũa. Bạn nên cắt khi bé ngủ để bé không cử động nhiều.
Cho bé ợ
Bé nên ợ sau mỗi lần ăn để tránh khí trong bụng bé. Trẻ sơ sinh bú sữa mẹ có thể không cần phải được ợ thường xuyên như trẻ bú từ bình vì chúng không nuốt nhiều không khí. Nhưng mỗi bé có hành động khác nhau. Nếu bé có vẻ không thoải mái, mẹ nên cho bé ợ.
Dinh dưỡng cho bé
Đối với trẻ 1 tuần tuổi, mẹ có thể cho bé bú, vắt sữa mẹ cho bé bú bình, uống sữa công thức hoặc kết hợp sữa mẹ và sữa công thức. Trong 24 giờ đầu tiên bé có thể muốn ngủ và không hứng thú ăn uống. Điều này là bình thường.
Đây là những lưu ý quan trọng nếu mẹ cho bé bú sữa mẹ:
- Cho bé bú 8 đến 12 lần mỗi ngày
- Cho bé bú từ cả hai bên vũ và cố gắng bú hết sữa mỗi bên
- Nếu mẹ ứ máu, đau núm vú hay gặp vấn đề, hãy nhờ một điều dưỡng chăm sóc cho mẹ
- Không nên cho bé dùng bình sữa hay núm vú giả khi bé đang tập bú
- Tránh cho bé uống sữa công thức nếu bé đang tập bú sữa mẹ.
Trên đây là cách chăm sóc trẻ sơ sinh 1 tuần tuổi. Mẹ đừng ngại nhờ điều dưỡng hay người thân giúp đỡ chăm sóc em bé. Hãy để mình thoải mái tinh thần, tránh bị trầm cảm sau khi sinh.
Xem thêm
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!